Xây dựng vùng Tứ giác Long Xuyên điều tiết nước trong mùa lũ
Ông Nguyễn Phong Quang cho biết việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên là quan trọng và cần thiết.
Vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc địa bàn 3 địa phương An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ có diện tích trên 480.000 ha. Đây là vùng sản xuất và cung cấp lương thực quan trọng cho vùng ĐBSCL và cả nước.
Thời gian qua, các công trình thủy lợi đã đầu tư ở khu vực này đã mang lại hiệu quả rất lớn trong phát triển kinh tế- xã hội; bảo vệ an toàn tính mạng tài sản nhân dân, kiểm soát lũ một cách chủ động.
Cánh đồng lúa tập trung vùng Tứ giác Long Xuyên
Tuy nhiên, hiện nay một số công trình không còn phù hợp với nhiệm vụ thiết kế ban đầu. Các công trình đầu tư không đồng bộ, cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông còn hạn chế nên chưa khai thác được tiềm năng lợi thế của vùng.
Video đang HOT
Do đó, theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, việc xây dựng dự án “Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên” là quan trọng và cần thiết. Trong đó, mục tiêu chính của đề án là xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cống, đê bao kết hợp giao thông, trạm bơm điện… để ghép các tiểu vùng sản xuất nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất lớn có diện tích từ 3.500 – 17.000 ha.
Việc quy hoạch và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng này nhằm kiểm soát và điều tiết mực nước trong mùa lũ và tích nước vào mùa khô, khắc phục tình trạng lũ lụt và hạn hán, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Ông Nguyễn Phong Quang cho biết thêm: “Chuyện đầu tư vùng Tứ giác Long Xuyên đã chuẩn bị từ trước đến nay. Không phải đợi đến lũ nhỏ hay xâm nhập mặn như hiện nay thì mới tính. Tôi thấy rằng, vùng ĐBSCL xâm nhập mặn không phải làm vấn đề mới, mà đã có từ lâu. Bây giờ phải tập trung làm để có nguồn đầu tư cho vùng Tứ giác Long Xuyên này đạt được kết quả”./.
Thanh Tùng
Theo_VOV
Đầu tư bổ sung Dự án mở rộng hầm đường bộ Đèo Ngang
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc đầu tư bổ sung hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc đầu tư bổ sung hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang vào Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT, vẫn giữ trạm thu phí Đèo Ngang để thu phí hoàn vốn.
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Dự án theo thẩm quyền, đúng quy định hiện hành, bảo đảm hiệu quả đầu tư; đồng thời, thống nhất với nhà đầu tư và các cơ quan liên quan về phương án tài chính hoàn vốn của toàn bộ Dự án.
Hầm đường bộ qua Đèo Ngang có tổng chiều dài là 2,76km trong đó, đường dẫn phía Bắc và phía Nam hầm là 1,9km, chiều dài cầu dẫn phía Bắc và phía Nam hầm 181m, chiều dài hầm giao thông 630m. Chiều rộng nền đường 12m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm, tốc độ thiết kế xe chạy trong hầm 60km/giờ.
Dự án có điểm đầu km591 550 huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), điểm cuối km594 339 huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).
Việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang sẽ đáp ứng nhu cầu lưu thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tạo tiền đề và động lực phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của 2 địa phương này và khu vực miền Trung.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý áp dụng cơ chế của các dự án đầu tư trên quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại văn bản số 979/TTg-KTN ngày 5/7/2013 đối với việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang.
Bộ Giao thông vận tải quyết định việc bổ sung đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang vào Dự án BOT xây dựng quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo thẩm quyền, đúng quy định hiện hành.
Tổng công ty Sông Đà đề xuất xây dựng mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang với tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng BOT.
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
TP HCM kiến nghị trung ương thưởng hơn 10.000 tỷ đồng Thu ngân sách vượt chỉ tiêu được giao, TP HCM kiến nghị Trung ương thưởng hơn 10.000 tỷ đồng theo quy định. UBND TP HCM vừa kiến nghị Bộ Tài chính thưởng vượt dự toán thu ngân sách năm 2015 hơn 10.000 tỷ đồng. Trong đó, thưởng vượt thu là hơn 899 tỷ đồng, bổ sung có mục tiêu từ nguồn vượt thu...