Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi: “Chìa khóa” để phát triển bền vững
Thời điểm hiện tại, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm số lượng lớn nên nguy cơ bùng phát vẫn rất cao.
Thúc đẩy việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn, không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây chính là “chìa khóa” để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi an toàn là một trong những giải pháp để kiểm soát dịch bệnh.
Kiểm soát dịch bệnh và nguồn gốc sản phẩm
Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước, bệnh Dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra nhỏ lẻ ở các hộ chăn nuôi, phải tiêu hủy hơn 2.000 con lợn và bệnh cúm gia cầm cũng xảy ra ở các địa phương, phải tiêu hủy hơn 100.000 con gia cầm. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cảnh báo: Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn có nguy cơ tái phát, lây lan ra diện rộng.
Tuy nhiên, cũng có một thực tế ở các địa phương là những trang trại áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn không những kiểm soát được dịch bệnh mà còn truy xuất được nguồn gốc sản phẩm gia súc, gia cầm, đáp ứng đòi hỏi của các nhà phân phối và nâng cao giá trị sản phẩm.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hưng Thỉnh ở xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) cho biết, áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh nên trong thời gian bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở nhiều nơi, trang trại vẫn giữ ổn định với tổng đàn 200 con, được gắn tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ nên giá bán cao hơn 10-20% so với lợn nuôi theo phương pháp truyền thống.
Theo ông Hoàng Lê Đại Thắng, Phó phụ trách Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Chương Mỹ, việc các trang trại thực hiện mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ giúp chính quyền địa phương chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh mà còn tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát cũng như giảm thiểu tác động chất thải ra môi trường…
Thống kê của ngành Nông nghiệp, trên địa bàn thành phố có 45 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh (trong đó có 26 cơ sở chăn nuôi lợn, 12 cơ sở chăn nuôi gà, 2 cơ sở chăn nuôi vịt, 4 cơ sở chăn nuôi bò và 1 cơ sở chăn nuôi dê).
Đánh giá về hiệu quả của việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, việc hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có thể hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh cho gia súc, gia cầm…; đồng thời, bảo đảm chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến nay, cả nước có 1.832 vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm. Thực tế cho thấy, các địa phương xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Đây chính là “chìa khóa” để mở cánh cửa phát triển ngành chăn nuôi.
Nhân rộng các vùng chăn nuôi an toàn
Có thể nói lợi ích từ việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là rất lớn, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, qua kiểm tra thực tế ở các địa phương xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vướng mắc lớn nhất là chi phí thực hiện xét nghiệm và hoàn thiện các thủ tục để được công nhận vùng an toàn dịch bệnh (lên tới 2-3 tỷ đồng).
Cùng với đó, chăn nuôi nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh thú y, tỷ lệ tiêm phòng và quy trình giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi chưa đạt yêu cầu cũng là “rào cản” cho việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.
Để triển khai có hiệu quả và nhân rộng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, trước hết theo ông Nguyễn Đình Tường, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ Đồng Tâm (huyện Quốc Oai), các ngành chức năng cần tăng cường dự báo tình hình dịch bệnh đối với chăn nuôi; đồng thời, hỗ trợ các cơ sở, trang trại áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh về chi phí xét nghiệm; hóa chất, thuốc sát trùng…
Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển cho biết, để kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, huyện đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi, trang trại áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở các xã Tân Ước, Liên Châu…; đồng thời, hỗ trợ các trang trại, hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn Quỹ khuyến nông thành phố để đầu tư mở rộng trang trại.
Nhấn mạnh việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với việc thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng thông tin, ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương tiếp tục phát triển cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh tập trung ở 76 xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư ở các huyện, thị xã như: Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ… Cùng với đó là hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh về kỹ thuật chăm sóc, khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Hải Phòng trở lại trạng thái bình thường mới
Tất cả các hoạt động bị tạm dừng hoặc hạn chế trên địa bàn Thành phố Hải Phòng được hoạt động trở lại bình thường nhưng phải thực hiện 5K và các biện pháp phòng chống dịch trong từng lĩnh vực theo quy định.
UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Văn bản hỏa tốc số 1724/UBND-VX về một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.
Theo đó, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố đã được kiểm soát, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo thực hiện một số nội dung kể từ 00h00 ngày 20/3/2021, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tất cả các hoạt động bị tạm dừng hoặc hạn chế được hoạt động trở lại bình thường nhưng phải thực hiện 5K và các biện pháp phòng chống dịch trong từng lĩnh vực theo quy định.
Thứ hai, dừng hoạt động tất cả các chốt kiểm soát ra vào thành phố và các Tổ kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở các thôn của các xã tiếp giáp với tỉnh Hải Dương.
Thứ ba, đối với người từ tỉnh Hải Dương đến thành phố Hải Phòng: Từ huyện Kim Thành, thành phố Chí Linh, thành phố Hải Dương, áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung.
Đối với người từ các địa phương khác thuộc tỉnh Hải Dương, áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà 14 ngày; những người có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 trong vòng 2 ngày thì không phải cách ly y tế, nhưng phải thực hiện khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe.
Thứ tư, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu các trường học, doanh nghiệp lập phương án cách ly đối với học sinh, sinh viên, người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế tập trung (như hình thức cách ly y tế tập trung đối với các chuyên gia); báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định./.
Sơn La tập trung khoanh vùng dập dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò Tại tỉnh Sơn La, từ những con trâu, bò đầu tiên phát hiện ở huyện Vân Hồ tháng 2 vừa qua, đến nay, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã xuất hiện thêm ở các huyện Phù Yên, Mộc Châu, Thuận Châu. Tổng số gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy là 34 con, trọng lượng gần 6000 kg. Cơ quan...