Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới
Sáng 8.5, hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị – Ảnh: TTXVN
Phát biểu khai mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị cần bám sát Nghị quyết T.Ư 5 khóa VIII, các nghị quyết đại hội và Nghị quyết T.Ư đã được ban hành, đồng thời căn cứ vào thực tiễn cuộc sống để phân tích, đánh giá và đề xuất, kiến nghị; giới hạn phạm vi các vấn đề văn hóa trong mối quan hệ với chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trọng tâm là xây dựng con người, xây dựng môi trường sống và làm việc (gia đình, cộng đồng, xã hội) có văn hóa, có đạo đức, văn minh, lành mạnh.
Trên cơ sở đó và sự phân tích, dự báo về bối cảnh, tình hình trong nước, quốc tế từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tổng bí thư đề nghị T.Ư xem xét, quyết định về sự cần thiết của việc kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết T.Ư 5 khóa VIII để ban hành nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, với những nội dung đổi mới cụ thể, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong thời kỳ mới…
Tổng bí thư đề nghị T.Ư tập trung thảo luận kỹ, tạo sự thống nhất cao về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau; nhấn mạnh yêu cầu quan trọng, cơ bản nhất của quy chế bầu cử trong Đảng là phải bảo đảm mọi đảng viên thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn điều lệ Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, làm cho Đảng ta thật sự là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất cao…
Video đang HOT
Tổng bí thư nhấn mạnh: Nội dung chương trình hội nghị T.Ư lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI từ nay đến hết nhiệm kỳ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, chỉ đạo chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng.
Theo TNO
Học giả Mỹ: Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam
Ngay 7.5, trả lời phỏng vấn cua phóng viên TTXVN tại Mỹ, ông Andrew Billo, học giả chuyên nghiên cứu về khu vưc Đông Nam Á thuộc Hội châu Á (Asia Society) có trụ sở tại thanh phô New York khăng đinh việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí vao vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam là sự vi phạm trăng trơn chủ quyền Việt Nam theo Công ước luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982.
Andrew Billo, học giả thuộc Asia Society, đang giảng bài tại Đại học Lý Quang Diệu, Singapore
- Ảnh: TTXVN
Theo ông Andrew, đây rõ ràng là sự thất bại của Trung Quốc trong trách nhiệm phải hành động theo Tuyên bố về cach ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với cac nươc thanh viên Hiêp hôi cac quôc gia Đông Nam A (ASEAN).
Cũng như Việt Nam, Trung Quốc đã tham gia UNCLOS, vì thế Trung Quốc cần phải tôn trọng quyền hợp pháp đã được khẳng định của Việt Nam đối với vùng biển này. Nếu thực tế, Trung Quốc không hài lòng với việc khoan thăm dò của Việt Nam ở đây, như đã nhiều lần xảy ra trước đó, ít nhất ho cũng phải tìm các cách khác nhau để giải quyết bất đồng trước khi có các bước đi đơn phương như vậy.
Về động cơ đằng sau hành động khiêu khích này của Trung Quốc, ông Andrew cho rằng nó xuất phát từ nhận thức rằng gần như toàn bộ Biển Đông thuộc lãnh thổ của nước này. Những năm gần đây, Trung Quốc đã nhiêu lân gây sức ép các quốc gia láng giêng, yêu cầu ho phải tôn trọng và tuân thủ các tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông của Băc Kinh.
Hành động này cũng xuất phát từ thực tế rằng Trung Quốc ngày càng nhận thấy mình không nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế trước các hành động của ho.
Theo ông Andrew, thay vì có lập trường hòa giải hơn, lãnh đạo Trung Quốc đã tim cach khuấy động sự ủng hộ của dư luận trong nước đối với các hành động quyết đoán của ho, không chỉ ở châu Á, mà còn cả ơ các khu vực khác trên thế giới.
Khi Trung Quốc tự cho mình là quốc gia "đã nổi," thay vì "đang nổi," hiện rất khó để ho trở lại quan điểm hòa bình mà cac thê hê lãnh đạo Trung Quốc đa nhiêu lân tuyên bô đây la chinh sach ho đã lựa chọn.
Cũng theo học giả này, Mỹ nên tiếp tục lên án các hành động của Trung Quốc đồng thời phải tìm các cách khác để đưa các bên liên quan ngồi vào bàn bàn đàm phán nhăm thảo luận các điều khoản có thể giúp quản lý tốt hơn tình hình ở khu vực tranh chấp.
Tuy nhiên, thách thức với giải pháp này là đôi khi với vị thế bá quyền của mình, Mỹ đã không công nhận sức mạnh và giá trị của các thể chế quốc tế như Liên hợp quốc. Mà cụ thể là nếu Mỹ phê chuẩn UNCLOS, điều này sẽ làm tăng tính khả tín cho Mỹ trong yêu cầu Trung Quốc và các nước châu Á phải tuân theo các giá trị và chuẩn mực pháp lý liên quan tơi vấn đề trên.
Dự báo về tình hình Biển Đông sau hành động khiêu khích này của Trung Quốc, ông Andrew cho rằng Băc Kinh se tiếp tục hành động theo cách bất chấp luật pháp quốc tế và không tôn trọng chủ quyền đã được công nhận của các quốc gia láng giêng. Vì vậy, nước này se chỉ lam cho tình hình ngày càng phức tạp hơn.
Đây là tình huống nguy hiểm vì Trung Quốc đã không tuân thủ luật pháp quốc tế và nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ về việc Trung Quốc sẽ sẵn sàng tiến xa tới mức nào trong khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực.
Theo TTXVN/Vietnam
Ấn Độ: Đánh bom tàu hỏa làm 10 người thương vong Truyền thông Ấn Độ đưa tin, sáng 1/5, một vụ đánh bom kép đã xảy ra trên tàu tốc hành tuyến Guwahati - Bangalore tại thành phố Chennai, thuộc bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ, làm ít nhất 1 hành khách thiệt mạng và 9 người bị thương. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, cảnh sát Chennai coi đây là vụ...