Xây dựng và phát huy vai trò “cầu nối” của người có uy tín
Với mục tiêu “Lắng nghe những tiếng nói trực tiếp ở địa phương, ở cơ sở”, Hội thảo Chuyên đề do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức mới đây tại Hà Nội thực sự là diễn đàn để tìm ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng DTTS.
“Cầu nối” giữa Nhà nước với đồng bào
Công tác lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò NCUT trong đồng bào DTTS đã được Ban Thường vụ Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam triển khai từ năm 2008. Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện, đội ngũ NCUT đã trở thành những người giữ vai trò tích cực trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào DTTS sinh sống ở các thôn, bản, khu dân cư thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Mới đây, tại Quyết định số 12/2018/Q-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí lựa chọn, công nhận NCUT và chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS”, cả nước đã bầu chọn được 34.031 NCUT trong nhiều lĩnh vực từ các khu dân cư có đông đồng bào DTTS.
Hội thảo đã ghi nhận những đóng góp thiết thực của các ban, ngành, địa phương về vai trò của người có uy tín
Phát biểu tại Hội thảo Chuyên đề “Phát huy vai trò NCUT trong đồng bào các DTTS”, ông Đỗ Văn Chiến – Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng: Trong tiến trình phát triển, tuỳ theo phong tục tập quán mà mỗi dân tộc ở các vùng, miền khác nhau đều có những NCUT, được dân làng nể trọng. NCUT không chỉ có vai trò quan trọng đối với gia đình, dòng tộc, cộng đồng dân cư, mà còn ảnh hưởng, tác động, lan toả mạnh mẽ tới đời sống đồng bào DTTS trong tiếp cận chủ trương, đường lối, chính sách và sự tham gia của cộng đồng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Video đang HOT
Ở các buôn, làng vùng rừng núi Trường Sơn, có các già làng – những người được biết đến với câu nói phổ biến: “Già làng nói, dân làng nghe; Già làng hô – dân làng hưởng ứng; Già làng làm – dân làng làm theo”; ở vùng trung du và miền núi phía Bắc có các trưởng thôn, trưởng bản; đối với các dân tộc Dao, Mường, Thái… NCUT có khi chính là các thầy mo, thầy cúng; ở khu vực ồng bằng sông Cửu Long là các vị sư sãi thuộc phật giáo Nam Tông; với người dân tộc Chăm, các chức sắc tôn giáo thuộc đạo Hồi và đạo Bà-la-môn có vai trò cực kỳ quan trọng… Đây là những con người mà tiếng nói, việc làm của họ có tác động không nhỏ tới đồng bào DTTS tại địa phương.
Những năm qua, việc chăm lo, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với NCUT được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, đã có 3 lần chính sách dành cho NCUT được sửa đổi, bổ sung. Với những đóng góp của mình, NCUT đã và đang ngày càng cho thấy, họ chính là một lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền với đồng bào DTTS.
Tạo điều kiện tốt hơn cho người có uy tín
Với đại đa số đồng bào DTTS, “Tai nghe không bằng mắt thấy, miệng nói không bằng tay làm”. Tại các bản làng xa xôi, khó khăn, đến nay, người am hiểu phong tục tập quán của dân tộc, tình hình địa phương, gương mẫu đi đầu, sẵn sàng “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, nắm tay từng người” để đồng bào hiểu, đồng bào tin – không ai khác, chính là những NCUT.
Chính vì vậy, trao đổi tại hội thảo, các đại biểu đến từ Mặt trận tổ quốc, UBDT, Ban Dân tộc các tỉnh đều thống nhất cho rằng: Cần xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể đối với NCUT, như: Cơ chế quản lý, chính sách chăm lo, thăm hỏi, động viên, khen thưởng… để NCUT yên tâm công tác. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc huy động và phát huy vai trò NCUT trong cộng đồng.
Cụ thể hơn, đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh Hoà Bình đề xuất: Cùng với việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu để NCUT có điều kiện tuyên truyền, vận động đồng bào; cần tạo điều kiện để NCUT đi thăm quan, học hỏi các mô hình hay. Qua đó, NCUT sẽ có sự quan sát, so sánh, rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động tại địa phương.
Với trường hợp NCUT nhất thời có việc làm chưa tích cực, có lời nói, việc làm trái với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, đại diện Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang cho rằng: Việc xử lý cần cân nhắc thận trọng, đúng pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán và tranh thủ sự đồng tình của đồng bào địa phương – nơi người đó có ảnh hưởng. Tuyệt đối không xảy ra sơ hở để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động, chống đối.
Hoàng Mai
Theo Congthuong
Lũ sầm sập đổ về trong đêm cuốn trôi 4 người dân, chia cắt nhiều tuyến đường
Mưa lớn diễn ra trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh Lai Châu, huyện Sapa (Lào Cai) gây lũ ống, lũ quét làm thiệt hại nhiều công trình nhà nước; nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân dân và bước đầu ghi nhận có thiệt hại về người.
Mưa lũ gây nhiều thiệt tại tại các địa phương miền núi phía Bắc
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin, chiều nay (24/6), do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén có trục đi qua khu vực Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió lên đến mực 5.000m nên khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và rải rác có dông; vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Một số nơi có lượng mưa lớn (lượng mưa tính từ 19h ngày 23/6 đến 13h ngày 24/6) như: Sìn Hồ (Lai Châu) 154mm, Than Uyên (Lai Châu) 93mm, Sa Pa (Lào Cai) 98mm, Lục Yên (Yên Bái) 95mm, Bắc Quang (Hà Giang) 151mm, Uông Bí (Quảng Ninh) 106mm, Bắc Giang 92mm, Bắc Ninh 93mm,....
Hình thái thời tiết trên đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương miền núi. Cụ thể:
Vào khoảng 2h30 rạng sáng 24/6, lũ quét từ thượng nguồn đột ngột ập xuống xã Bản Hồ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Hậu quả làm sập hoàn toàn cây cầu treo duy nhất bắc qua suối Bản Hồ, nối trung tâm thị trấn Sa Pa và các xã lân cận. Cầu treo bị sập đã cắt đứt giao thông tại đây, cô lập UBND xã và thôn trung tâm với bên ngoài.
Lũ quét cũng làm ngập úng, cuốn trôi 3 ô tô và nhiều tài sản của 17 hộ dân địa phương, trong đó thôn trung tâm bị nặng nhất 13 hộ, thôn La Ve 3 hộ. Đây là địa phương có đồng bào dân tộc Tày sinh sống lâu đời tại xã Bản Hồ.
Cùng thời gian trên, mưa lớn diễn ra trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh Lai Châu gây lũ ống, lũ quét làm thiệt hại nhiều công trình nhà nước; nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân dân và bước đầu ghi nhận có thiệt hại về người.
Đặc biệt, 2 trận lũ quét xảy ra đồng loạt trên suối Hua Bum (xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn) và suối Nậm Sì Lường (xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè) khiến người dân không kịp trở tay và cuốn trôi 4 người dân.
Theo xác minh, 4 người gặp nạn là anh Nguyễn Văn Thuyên (38 tuổi, quê tại xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội); anh Bùi Văn Tâm (46 tuổi, quê xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, Hưng Yên); anh Lường Văn Kiên (33 tuổi) quê tại xã Quài Tở (huyện Tuấn Giáo, Điện Biên) và 1 nạn nhân chưa xác định danh tính.
Ngoài ra, trận lũ cũng cô lập 40 công nhân tại công trình thủy điện Nậm Bụm (xã Hua Bum). Các công nhân sau đó đã được đưa đến nơi an toàn.
Lũ lớn cũng khiến đoạn quốc lộ 4H bị sạt lở, làm đứt gãy đường liên xã ở các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn khiến giao thông bị chia cắt, cô lập. Mưa lũ cũng làm cuốn trôi 7 ngôi nhà và 2 máy xúc tại xã Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè). Đến chiều cùng ngày, thiệt hại do mưa lũ tại Lai Châu ước tính đã lên tới 15 tỷ đồng.
Theo Baonghean
Miền Bắc giá lạnh, miền Trung mưa lũ lớn Thời tiết bất thường những ngày cuối năm khiến khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc trải qua những ngày giá rét kỷ lục, trong khi miền Trung Nam Bộ, tiếp tục bị mưa lũ hoành hành Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ chiều 30-12, không khí lạnh mạnh đã gây rét đậm và rét hại...