Xây dựng trung tâm điều trị tim mạch cho trẻ em hiện đại nhất Việt Nam
Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết Bệnh viện Nhi Đồng 1 chuẩn bị khởi công xây dựng Trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em cuối năm 2018.
Bên cạnh quá trình xây dựng cơ sở vật chất, Trung tâm chuyên sâu về tim mạch cho trẻ em tại TP.HCM còn được đầu tư về đội ngũ bác sĩ, phẫu thuật viên, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Những cán bộ y tế này sẽ tiếp tục được đào tạo chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tim mạch trẻ em.
Đây là điều kiện để trung tâm này có thể thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại và tiên tiến nhất, giải quyết hầu hết bệnh lý tim phức tạp nhất ở trẻ em như phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh non tháng, cực nhẹ cân, và nhóm trẻ có nguy cơ cao (RACHS-1 nhóm 5-6), thăm dò và can thiệp điện sinh lý tim, liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc, đặc biệt sẽ tiến tới ghép tim trong tương lai không xa.
Một trường hợp tim bẩm sinh phức tạp ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân (850 gram) được phẫu thuật thành công. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM
Sự ra đời của Trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 là một tin vui cho trẻ em không may mắc bệnh tim bẩm sinh. Các em sẽ tiếp tục được hưởng những thành quả kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các bệnh lý tim mạch nhi ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
Bệnh tim bẩm sinh là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em, là nhóm bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao cũng như để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Theo thống kê, 1.000 trẻ được sinh ra thì có khoảng 7-8 trẻ bị tim bẩm sinh.
Video đang HOT
Chỉ riêng tại BV Nhi đồng 1, số lượng bệnh nhân tim bẩm sinh nhập viện tăng cao theo từng năm cả về số lượng lẫn mức độ nặng của bệnh, từ khoảng 1.200 ca vào năm 2004 đến hơn 2.500 ca vào năm 2017, trong đó đa phần là bệnh nặng cần có chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Bích Huệ
Theo Zing
Bác sĩ Việt Nam nhận giải Nikkei châu Á lĩnh vực khoa học công nghệ
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm vừa được vinh danh bởi những đóng góp trong kỹ thuật nội soi nhi khoa.
Giáo sư Hiroshi Matsumoto - Chủ tịch Ủy ban bình chọn giải thưởng Nikkei 2018 lĩnh vực khoa học và công nghệ cho biết: "Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi nhi khoa ở Việt Nam. Ông cũng khởi xướng phẫu thuật robot và các kỹ thuật tiên tiến khác, đem lại sự thay đổi cuộc sống của trẻ em. Hiện nay, nhiều phẫu thuật viên trên thế giới gọi tên một số kỹ thuật mổ là Liem'tech (kỹ thuật của Giáo sư Liêm)".
Ông Naotoshi Okada, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Tập đoàn Nikkei trao giải thưởng Nikkei châu Á 2018 cho Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm tại Tokyo (Nhật Bản).
Năm 1997, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và công nghê Gen Vinmec được giới y khoa quốc tế biết tới khi trở thành phẫu thuật viên đầu tiên ở Việt Nam mổ nội soi điều trị phình đại tràng bẩm sinh. Nhờ vậy, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện phẫu thuật nội soi ở trẻ em. Năm 2002, ông cũng thực hiện ca mổ nội soi lồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành cho trẻ sơ sinh thành công.
Giáo sư Liêm có nhiều công trình nghiên cứu nhi khoa được xuất bản trên các tạp chí uy tín quốc tế, được mời giảng bài, tham luận tại nhiều nước và hội nghị, góp phần đưa các kỹ thuật này áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Hiện, các kỹ thuật mổ của Giáo sư Liêm áp dụng tại các bệnh viện trong nước và ngoài nước như: Mỹ, Italy, Hà Lan, Thái Lan, Indonesia, Philippines...
Hội nghị này có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một diễn đàn đặc biệt quy tụ các nhà lãnh đạo và giám đốc các doanh nghiệp hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương để cùng trao đổi những ý tưởng mới nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và lâu dài trong khu vực.
Ông có nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ và thoát vị cơ hoành. Hiện, Giáo sư Liêm cũng nghiên cứu về tế bào gốc - một lĩnh vực mới ở Việt Nam chưa có nhiều nơi thực hiện và đã đạt được những thành công bước đầu.
Sau lĩnh vực ngoại nhi, Giáo sư Liêm cũng là người tiên phong nghiên cứu và phát triển chuyên sâu về tế bào gốc. Từ năm 2014 đến nay, ông có công trình nghiên cứu ghép tế bào gốc chữa nhiều căn bệnh nan y như: bại não, tự kỷ, teo đường mật bẩm sinh, liệt do chấn thương cột sống.
"Liệu pháp ghép tế bào gốc đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec theo quy trình chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn quốc tế. Trong tương lai, phương pháp này có thể mở rộng để điều trị nhiều bệnh khác như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, Parkinson...", Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cho biết.
Giáo sưNguyễn Thanh Liêm là người tiên phong nghiên cứu ghép tế bào gốc chữa nhiều bệnh nan y như bại não, tự kỷ, xơ gan... ở Việt Nam.
Trước đó, tập đoàn truyền thông Nikkei Inc (Nhật Bản) công bố danh sách các cá nhân có nhiều đóng góp cải thiện cuộc sống của người dân châu Á. Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là bác sĩ đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng uy tín này.
Giải thưởng Nikkei châu Á được sáng lập bởi Tập đoàn truyền thông uy tín hàng đầu Nhật Bản Nikkei Inc, trao lần đầu tiên vào năm 1996 và được tổ chức hàng năm. Giải thưởng trao cho cá nhân, tổ chức có đóng góp và cống hiến nhằm cải thiện cuộc sống cho người dâ châu Á trong 3 lĩnh vực: Kinh tế khu vực và đổi mới doanh nghiệp, Khoa học công nghệ và Văn hóa.
Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã có 5 cá nhân được trao giải thưởng Nikkei: lĩnh vực kinh tế: GS Võ Tòng Xuân (2002), ông Trương Gia Bình (2013), bà Mai Kiều Liên (2015); lĩnh vực Văn hóa: NSND Đặng Nhật Minh (1999) và nhà văn Bảo Ninh (2011).
Ngọc Thi
Theo vnexpress.net
Dịch sởi bùng phát ở châu Âu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số lượng ca nhiễm bệnh sởi ở châu Âu tăng vọt trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, khiến ít nhất 37 người chết. Trẻ em cần được tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi - AFP Theo báo cáo của WHO ngày 20.8, có trên 41.000 ca nhiễm bệnh sởi ở khắp châu Âu...