Xây dựng tình bạn đẹp và nói không với bạo lực học đường
Hội thi xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường năm học 2019-2020 vừa được Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức thu hút hơn 1.300 học sinh tham gia.
Hội thi có sự tham dự của các thầy cô giáo và hơn 1.300 học sinh nhà trường
Với mục tiêu hướng đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và trang bị kiến thức pháp luật cũng như kĩ năng về xây dựng nếp sống văn hoá học đường, diễn đàn đã đem đến không khí vui nhộn, gay cấn và không kém phần bổ ích. Đại diện ba đội chơi “Đoàn kết” đến từ khối 12, “Chung tay” khối 11 và “Tình bạn” khối 10 đã tham gia các phần thi: Chào hỏi, xử lý tình huống và phần tài năng.
Phần xử lí tình huống của các đội chơi
Video đang HOT
Thông qua các phần thi, khán giả không chỉ được mãn nhãn với những tài năng, sự hài hước mà thông qua mỗi phần thi, các em học sinh đã thể hiện được sự sáng tạo, khả năng hùng biện, kiến thức, thái độ, khả năng ứng xử và quan điểm của mình về tình bạn, vấn đề bạo lực học đường và đem đến cho đông đảo các em học sinh, thầy cô giáo, các bậc phụ huynh những thông điệp đầy tính nhân văn.
Ra mắt Tổ tư vấn tâm lí.
Bên cạnh đó, các tình huống đưa ra của Tổ tư vấn tâm lí nhà trường đã phần nào tháo gỡ được những khúc mắc ở mỗi học sinh khi gặp sự cố trong học tập và đời sống. Tổ tư vấn sẽ là nơi để các em có thể sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng, những băn khoăn trong mọi hoạt động để tìm ra cách giải quyết hữu hiệu nhất, góp phần tạo nên một môi trường học tập thân thiện và tích cực, nói không với bạo lực học đường.
Đình Nguyên
Theo phunuvietnam
Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trường học
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn trong trường học và phòng, chống bạo lực học đường đã được các địa phương, các cơ sở giáo dục chú trọng triển khai thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn để xảy ra một số vụ bạo lực học đường, mất an toàn cho học sinh. Mới đây nhất là sự việc 1 học sinh Hà Nội bị điện giật tử vong tại trường.
Hiện trường nơi học sinh tử vong vì điện giật tại trường Tiểu học Tuy Lai A (Hà Nội). Ảnh: VTV.
Để đảm bảo an toàn trường học, nhiều giải pháp đã được Bộ GD&ĐT triển khai. Trong đó có việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bảo đảm an toàn trong trường học và phòng, chống bạo lực học đường; phôi hơp vơi cac đơn vi có liên quan tăng cương kiêm tra, giam sat cac đia phương thực hiện các quy định về môi trương giao duc an toan, lanh manh, thân thiên, phong, chông bao lưc hoc đương trong cac trương hoc.
Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng; thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi các quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ.
Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường và các hoạt động văn hóa trong trường học, các hoạt động này góp phần hạn chế bạo lực học đường thời gian qua.
Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có cơ sở, các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được đảm bảo về cơ sở vật chất dẫn tới nguy cơ mất an toàn đối với trẻ; đội ngũ giáo viên không đạt chuẩn trình độ đào tạo, thiếu nghiệp vụ sư phạm dễ có hành vi bạo hành trẻ, Bộ GD&ĐT đã ban hanh các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
Yêu cầu các sơ giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cở sở giáo dục mầm non ngoài công lập, kịp thời phát hiện và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng xử trí các tình huống đối với giáo viên mầm non và người chăm sóc trẻ.
Bộ GD&ĐT đề nghị các chính quyền địa phương trực tiếp quản lý đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là UBND cấp xã/phường/thị trấn để công tác cấp phép thành lập đúng quy định và huy động sự tham gia của ban ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở này và tăng cường công tác thanh kiểm tra, có các biện pháp phát hiện sai phạm và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết đình chỉ những nhóm trẻ độc lập tư thục không đủ điều kiện.
Đồng thời tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên và bảo mẫu các nhóm trẻ độc lập tư thục.
Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến với gần 700 điểm cầu sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trên toàn quốc về đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, hội nghị nhấn mạnh toàn ngành cần chủ động, tích cực, tập trung vào các giải pháp để "phòng" bạo lực học đường, trước hết là trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Truyền thông pháp luật cho hơn 30 ngàn học sinh Từ ngày 22-10 đến ngày 13-11, Sở GD-ĐT tổ chức chương trình truyền thông giáo dục kiến thức pháp luật; phòng, chống ma tuý; kỹ năng tự bảo vệ... cho học sinh bậc THCS và THPT trên địa bàn tỉnh. Luật sư Vũ Ngọc Hà nói chuyện với học sinh Trường THCS Long Bình (TP.Biên Hòa) về giáo dục kiến thức pháp luật;...