Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với di sản ruộng bậc thang
Hoàng Su Phì, mảnh đất cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách cùng nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã chú trọng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch một cách bền vững.
Năm 2012, ruộng bậc thang tại 6 xã của Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Đến năm 2017, có thêm 5 xã được bổ sung vào danh sách ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản. Đến nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trong vùng di sản được bảo vệ. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn bám theo các triền đồi, dù là mùa nước đổ hay mùa lúa chín đều mang lại một vẻ đẹp vô cùng quyến rũ đối với du khách. Khai thác thế mạnh này, những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch gắn với di sản ruộng bậc thang.
Vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.
Trong đó, điểm nhấn nổi bật là chương trình Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” được tổ chức vào đúng mùa lúa chín (tháng 9 hàng năm), đến nay đã trở thành sự kiện thường niên được huyện tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Tái hiện không gian chợ nông thôn và hội thi văn nghệ truyền thống các dân tộc; trình diễn các nghi lễ truyền thống độc đáo như Lễ mừng cơm mới, Lễ Cấp sắc, Lễ hội Bàn Vương, trò Nhảy lửa; trải nghiệm các trò chơi dân gian; tham quan các làng nghề truyền thống như chạm bạc, thêu thổ cẩm, đan quẩy tấu…
Video đang HOT
Đặc biệt, trên những thửa ruộng bậc thang, người dân Hoàng Su Phì không chỉ cấy lúa mà còn kết hợp nuôi cá Chép ruộng, tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, thu hút du khách. Vào mùa thu hoạch lúa, các xã, thị trấn đã tổ chức các tour du lịch trải nghiệm bắt cá Chép ruộng để du khách tự tay bắt cá và chế biến thành các món ăn. Mô hình xen canh cá – lúa, vừa góp phần tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác, vừa tạo nên sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách trải nghiệm.
Với 13 dân tộc cùng sinh sống, Hoàng Su Phì có kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo, đây chính là tiềm năng rất lớn để huyện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp du lịch cộng đồng. Huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tích cực phục dựng, duy trì các lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc như: Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Lễ hội Bàn Vương của người Dao, Lồng Tồng của dân tộc Tày, Cúng rừng của người Nùng, Tết Khu Cù Tê của người La Chí… Truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ gắn với xây dựng đội văn nghệ tại các thôn, bản. Đồng thời, bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống để thu hút du khách. Có một số làng văn hóa du lịch mang đậm bản sắc đã thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú như: Làng văn hóa du lịch thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên; Làng văn hóa du lịch thôn Tân Phong, xã Hồ Thầu; Làng văn hóa du lịch thôn Na Léng, xã Bản Phùng. Đến nay, toàn huyện có 6 làng văn hóa du lịch cộng đồng trong đó có 1 làng văn hóa du lịch tiêu biểu được UBND tỉnh công nhận. Trên 50 mô hình homestay đang hoạt động, đem lại nguồn thu từ 80 – 200 triệu đồng/năm.
Đồng chí Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huyện đã tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng 4 nhóm sản phẩm chính gồm: Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch thể thao, mạo hiểm. Với du lịch cộng đồng, huyện ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ trang, thiết bị cho nhà văn hóa tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng, xây dựng đội văn nghệ truyền thống, xây dựng không gian trưng bày các sản phẩm tiêu biểu. Với sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, huyện tăng cường mời gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hệ thống dịch vụ du lịch, trong đó chú trọng các dịch vụ về ăn nghỉ, vui chơi và mua sắm, từng bước xây dựng, nâng cấp hệ thống dịch vụ du lịch nhằm đưa danh thắng quốc gia ruộng bậc thang của huyện thành khu du lịch cấp tỉnh. Cùng với đó, triển khai Dự án xây dựng hạ tầng Tổ hợp Du lịch mạo hiểm trên không Bảo Yến tại các xã Nậm Ty, Thông Nguyên. Đồng thời, tiếp tục phục dựng, duy trì tổ chức thường xuyên các lễ hội, trò chơi dân gian, văn nghệ truyền thống, tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với huyện.
'Tiếng gọi mùa vàng' - trải nghiệm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì năm 2023 chủ đề "Tiếng gọi mùa vàng" sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 16/9.
Mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Hướng tới phát triển du lịch bền vững ở Hoàng Su Phì
Khám phá 'Qua miền những di sản ruộng bậc thang' Hoàng Su Phì
Những thửa ruộng bậc thang như những thảm lụa vàng. Ảnh tư liệu: Nam Thái/TTXVN
Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động cùng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, hứa hẹn mang lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi đến với vùng đất phía Tây Hà Giang trong tháng 9 này. Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì 2023 là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Điểm nhấn của chương trình năm nay là các xã vùng trọng điểm du lịch của huyện đều tổ chức sự kiện, tour du lịch tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, làng nghề truyền thống, trình diễn lễ hội...
Nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì có đặc trưng địa lý là vùng núi đất, địa hình bị chia cắt mạnh. Đây cũng là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, La Chí, Tày, Nùng, Mông... Khi nhắc đến Hoàng Su Phì, chúng ta không thể không nhắc tới một kỳ quan, một minh chứng rõ nét cho việc chinh phục thiên nhiên của con người nơi đây: Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, hệ thống gồm nhiều ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 24 xã, thị trấn với tổng diện tích khoảng trên 3.700 ha. Đây là Di tích danh thắng cấp quốc gia ở Việt Nam, điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang.
Ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây nương theo tự nhiên, cải tạo và ứng phó với điều kiện khắc nghiệt như địa hình không bằng phẳng, độ dốc cao, thường xuyên thiếu nước gây khó khăn cho việc canh tác để tạo nên những thửa ruộng bậc thang như một bức tranh kỳ vĩ, vẻ đẹp hoang sơ của núi đồi vùng cao.
Đến với Hoàng Su Phì những ngày này, du khách có cơ hội tham gia các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện có nội dung phong phú cùng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn huyện lần thứ III, Ngày hội Bản em tại xã Bản Phùng, Ngày hội bản Dao, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao, trình diễn Lễ cúng cơm mới của dân tộc Dao. Đặc biệt, tour du lịch tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, bắt cá chép ruộng tại đồi mâm xôi... hứa hẹn mang lại những trải nghiệm, ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Dịp này, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch gắn với công bố sản phẩm du lịch Tây Bắc mở rộng năm 2023; trưng bày ảnh đẹp chuyên đề Di sản quốc gia ruộng bậc thang Tây Bắc của 4 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu với chủ đề "Kết nối di sản quốc gia ruộng bậc thang Tây Bắc - hành trình khám phá bất tận".
Chương trình du lịch "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì được tổ chức định kỳ hàng năm gắn với mùa lúa chín cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch độc đáo. Chương trình giới thiệu những giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch tới đông đảo du khách.
Việc tổ chức hoạt động văn hóa đặc sắc này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Giang, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương. Đồng thời, thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Rực vàng những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín Trong tiết Thu tháng 8 âm lịch, trời đã mát dần, nắng vàng trải đều khắp các triền núi. Trên những thửa ruộng bậc thang lúa bắt đầu chín, nhuộm một màu vàng rực rỡ làm say đắm lòng người. Du khách trên mọi miền đất nước, du khách nước ngoài tấp nập đến với miền đất Vỏ cây vàng để được thả...