Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
Sáng 6.11, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ – TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của tổ chức CĐVN trong tình hình mới.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng – Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN – đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Video đang HOT
Hội nghị đã đánh giá cao những kết quả hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức CĐ qua 2 năm thực hiện nghị quyết nói trên, đồng thời cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của tổ chức CĐ trong thời gian tới.
1.397 NLĐ được trở lại làm việc
Từ khi Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN ban hành Nghị quyết số 04/NQ – TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật (TVPL) của tổ chức CĐVN trong tình hình mới vào ngày 27.12.2010, công tác TVPL của CĐ thực sự trở thành công cụ, là hoạt động quan trọng để tổ chức CĐ thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và CNVCLĐ. Bởi vậy, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tính đến nay trong cả nước đã thành lập được 13 trung tâm, 36 văn phòng và 19 tổ TVPL trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố và CĐ ngành T.Ư. Các trung tâm, văn phòng TVPL của LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã chú trọng công tác phát triển mở rộng mạng lưới, chỉ đạo, hướng dẫn các LĐLĐ huyện, quận, CĐ KCN – KCX thành lập được 572 tổ tư vấn với 2.628 cán bộ làm công tác TVPL, xây dựng lực lượng nòng cốt CN ưu tú tham gia làm công tác TVPL.
Theo bà Trần Thanh Hà – Trưởng phòng Quan hệ lao động, Ban Chính sách – Pháp luật Tổng LĐLĐVN – để hoạt động hiệu quả, 100% đơn vị đã thống nhất đầu mối quản lý văn phòng TVPL trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư, CĐ TCty và có mối quan hệ phối hợp về chuyên môn với Ban Chính sách – Pháp luật LĐLĐ tỉnh, thành phố. Nhìn chung số lượng vụ việc TVPL, trợ giúp pháp lý do các trung tâm, văn phòng TVPL thực hiện tăng nhanh trong 2 năm 2011 và 2012, các hình thức tư vấn pháp luật phong phú, đa dạng, trong đó hình thức TVPL lưu động được chú trọng và thực hiện thường xuyên, hiệu quả (tăng 9.822 vụ việc/năm). Số NLĐ và đoàn viên CĐ được TVPL và trợ giúp pháp lý tăng cao. Số các vụ việc đại diện, bảo vệ NLĐ trước tòa án, tham gia giải quyết tại tòa án năm sau cao hơn nhiều so với năm trước. Các trung tâm và văn phòng TVPL đã tư vấn được 74.717 vụ (tăng 13.500 vụ/năm so với trung bình của 5 năm 2005 đến 2010), với 178 người được TVPL (tăng 53.000 người/năm). Qua TVPL của hệ thống CĐ, đã có 1.397 NLĐ được nhận trở lại làm việc, 3.085 người được chi trợ cấp thôi việc, 5.940 người được nâng lương, 5.379 người được đòi nợ đóng BHXH, 919 người chịu hình thức kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, tổng số tiền bồi thường là trên 21 tỉ đồng. Kết quả TVPL đã tạo được niềm tin trong CNVCLĐ trong cả nước.
Hạn chế cần khắc phục
Ngoài kết quả đã đạt được, hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục trong công tác TVPL CĐ những năm tới. Theo đánh giá của các đại biểu dự hội nghị, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ – TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác TVPL của tổ chức CĐVN trong tình hình mới đã trải qua 2 năm, nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng định hướng về tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác theo dõi tham mưu, giúp việc về hoạt động TVPL, trợ giúp pháp lý tại cơ quan Tổng LĐLĐVN chưa kịp thời trong việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định 883/QĐ – TLĐ về công tác cơ cấu, tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các cấp CĐ theo hướng phải quy định cụ thể, rõ ràng về biên chế, phụ cấp cán bộ chuyên trách của các trung tâm là 2 cán bộ và văn phòng TVPL là 1 cán bộ chưa kịp thời xây dựng văn bản hướng dẫn về công tác tài chính, nguồn kinh phí, biên chế, phụ cấp cho cán bộ làm công tác TVPL của các cấp CĐ một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư chưa thực hiện tốt các quy định về thành lập trung tâm TVPL đa số cán bộ TVPL chưa đạt trình độ cử nhân luật, nên năng lực và chất lượng công tác TVPL còn hạn chế một số đơn vị chưa chú trọng đổi mới nội dung và phương pháp TVPL, chưa thu hút và hấp dẫn được NLĐ có nhu cầu TVPL công tác tham gia tố tụng, đại diện bảo vệ NLĐ tại tòa án chưa được chú trọng tại nhiều đơn vị…
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng:
Hoạt động CĐ hiện nay là ngoài phương pháp vận động, chúng ta phải nắm, hiểu luật pháp và tư vấn về luật pháp cho NLĐ để NLĐ, tổ chức CĐ và người sử dụng LĐ hoạt động đúng khuôn khổ của luật pháp. Cần phải xây dựng cho được quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ ở DN. Điều đó rất quan trọng, nó sẽ góp phần cho việc ổn định của từng nhà máy, từng đơn vị, từng xí nghiệp và góp phần cho đất nước chúng ta thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn sắp tới. Luật CĐ (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) có nhiều vấn đề quan trọng mà cán bộ làm công tác TVPL CĐ cần phải nắm rõ, làm sao để có nhiều đổi mới, đến được với NLĐ và góp phần làm cho hoạt động của tổ chức CĐ đạt hiệu quả cao nhất.
Theo laodong
Đề xuất áp thuế TNCN sửa đổi ngay đầu 2013
Thảo luận tại tổ chiều 5/11 về dự án luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, ĐBQH đề xuất áp dụng luật ngay đầu năm tới và nâng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 4,5 triệu đồng.
Tán thành nâng khởi điểm lên 9 triệu đồng
Đa số ý kiến đều tán thành nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng. Băn khoăn là ở thời gian áp dụng luật thuế và mức giảm trừ gia cảnh.
Theo ĐB Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ), việc sửa luật Thuế TNCN thời điểm này là hợp lý bởi luật thuế tuy mới áp dụng chưa được bao lâu song đã lạc hậu.
Tán thành nâng khởi điểm nộp thuế song ông Phương cho rằng không nên dựa theo cách tính GDP bình quân để tính khởi điểm chịu thuế mà nên dựa trên mức lương cơ bản của Nhà nước quy định để tính. Như vậy sẽ hạn chế được việc hễ giá tăng là lại điều chỉnh luật.
Đa số ĐBQH đều tán thành nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng. Ảnh: L.A.Dũng
ĐBQH Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) cũng nói, điều chỉnh khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu để thích ứng với việc trượt giá, song phải đặt vấn đề xem mức 9 triệu đồng hiện nay liệu có bằng 4 triệu năm 2009 hay không?
Theo ông Quang, cứ quy định cứng như vậy thì cứ 1-2 năm ta lại phải điều chỉnh.
"Nên dựa vào tiêu chuẩn tính thu nhập chịu thuế là hệ số lương, như vậy sẽ ổn định hơn. Chỉ cần dựa vào lương cơ bản nhân với một hệ số nào đó sẽ ra mức thu nhập đã phải chịu thuế hay chưa", ông Quang nói.
Theo ông, quy định rõ 9 triệu đồng sẽ lọt lưới: "Là DN nên tôi hiểu, bảng lương chỉ cần ghi 8,95 triệu đồng thôi, thế là thoát đóng thu nhập cá nhân và người lao động nhận lương 8,95 triệu còn vui hơn nhận 9 triệu đồng".
Chung mối lo trên, ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cũng cho rằng, chỉ cần kinh tế biến động thì mức 9 triệu đồng rồi sẽ nhanh chóng lạc hậu.
"Nên lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ để tính thuế TNCN, sẽ không phải sửa luật nhiều lần", bà Hường đề xuất.
Trước một số băn khoăn rằng nâng mức khởi điểm thuế sẽ làm hụt thu ngân sách, ĐBQH Lê Minh Thông (Thanh Hóa) nói, mục tiêu thuế thu nhập cá nhân không phải là tận thu cho Nhà nước: "Với mặt bằng xã hội và mức sống như hiện nay thì 9 triệu đồng mới phải chịu thuế là thực tế, không thể thấp hơn được".
Ông cho hay, giảm sự đóng góp của nhân dân được là tốt. Mặt khác, Nhà nước cũng phải thắt lưng buộc bụng, nuôi dưỡng nguồn thu mới là giải pháp bền vững nhất.
Theo ĐB Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng), khi xác định mức giảm trừ gia cảnh đê tính toán thu nhâp phải chịu thuê thì không nên lây viêc thu ngân sách làm mục tiêu.
Vê quy định điêu chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi giá cả biên đông, ông Hoàng tán thành quy định cho phép Chính phủ trình UBTVQH điêu chỉnh mức này trong trường hợp chỉ sô giá tiêu dùng biên đông trên 20%.
"Nhưng nêu cứ lây sô tuyêt đôi đê làm căn cứ xác định mức giảm trừ dê dân đên lạc lâu, phải liên tục thay đôi. Tôi đê nghị giải pháp căn cơ hơn, nên xác định chuân của mức giảm trừ gia cảnh trên cơ sở sô lân của mức lương tôi thiêu", ông Hoàng nói.
Một số ý kiến khác đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 4,5 triệu đồng (theo dự thảo luật đang là 3,6 triệu đồng/người phụ thuộc).
Nộp ngay đầu năm hay giữa năm?
Quy định mới sẽ được áp dụng thời điểm nào để vừa không hụt thu ngân sách, vừa "an dân" cũng gây tranh luận.
Đa số ý kiến cho rằng nên áp dụng luật thuế ngay đầu năm tới.
Chẳng hạn, theo ĐB Trần Thanh Hải (TP.HCM), "việc áp dụng ngay luật Thuế TNCN sẽ khoan sức dân, đồng thời cũng nhằm kích cầu khi cuộc sống "dễ thở" hơn".
Theo ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường, thời điểm áp dụng luật nên tiến hành ngay đầu năm tới để mang niềm vui đến sớm cho nhân dân cả nước.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng cho rằng, nếu có hiệu lực ngay đầu năm thì vừa giúp kinh tế phục hồi từ việc giảm thuế có cấp số nhân hơn là tăng đầu tư do kích cầu.
ĐB Lê Văn Hoàng góp ý thêm, áp dụng sớm như vây sẽ phân nào giảm thiêu được tác đông của trượt giá đên mức giảm trừ gia cảnh mới được áp dụng, có lợi hơn cho người lao đông, cũng dê tính toán hơn cho cơ quan nhà nước vì bảo đảm được đúng niên đô ngân sách đông thời góp phân giải quyêt chính sách an sinh xã hôi.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu lại kiến nghị nên áp dụng vào giữa năm. Theo ông, nếu áp dụng ngay đầu năm tới thì ngân sách sẽ hụt đi mất mấy trăm tỷ. Còn nếu lùi đến tận 2014 là quá muộn không giải quyết được tình huống cấp bách hiện nay.
Cũng nhân góp ý về luật thuế, nhiều ĐBQH đề xuất rằng phải công khai, minh bạch nguồn thu và mục đích sử dụng để người nộp thuế yên tâm và tin tưởng.
Dự án luật sẽ được thảo luận ở hội trường ngày 15/11 và dự kiến thông qua luôn trong kỳ họp.
Theo 24h
"Tăng lương được đồng nào hay đồng đó" "Đối với người lao động, lương tăng được đồng nào hay đồng đó. Với nhiều người, vài ba trăm nghìn đồng không nhiều nhưng với những người sống hoàn toàn bằng lương, tăng lương, dù thấp rất quan trọng" - Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng trao đổi. Đến thời điểm này, Chính phủ vẫn giữ quan...