Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
Chiều 21/12, Đoàn công tác Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao và đại diện một số địa phương về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới.
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi làm việc.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp ủy Đảng xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp. Điều này cũng đã tác động mạnh đến nhận thức của chủ doanh nghiệp và người lao động; đồng thời nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực quan hệ lao động.
Thành phố đã ban hành nhiều giải pháp và phát huy hiệu quả tích cực, cải thiện một bước vấn đề nhà ở, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người lao động ngày càng tốt hơn; ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp tốt hơn, giảm thiểu được số vụ vi phạm pháp luật lao động, góp phần đảm bảo quyền lợi công nhân, người lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện việc thành lập công đoàn, ký thỏa ước lao động tập thể, đăng ký thang bảng lương, nội quy lao động… ngày càng tăng.
Về thị trường lao động, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Nguyễn Văn Lâm chia sẻ những bước phát triển của thành phố. Theo đó, quan hệ lao động cơ bản được bảo đảm ổn định và có tiến bộ; đình công có xu hướng giảm rõ rệt cả về số cuộc, số người tham gia và thời gian xảy ra. Phần lớn các cuộc ngừng việc tập thể với sự tham gia của nhiều ban ngành tham vấn, trung gian hòa giải, giải quyết nhanh, không để kéo dài làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, những tháng cuối năm 2022, tại Thành phố, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đã diễn ra đối với một số ngành dẫn đến việc cắt, giảm lao động, thiếu việc làm ở một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu giày da, may mặc, chế biến đồ gỗ… Số doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng khá nhiều, song số lao động bị mất việc là 6,3 nghìn so với 2,8 triệu lao động toàn thành phố là không lớn.
Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp vừa đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động gắn liền với việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Đồng thời, thành phố triển khai cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề miễn phí. Nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu, thương mại dịch vụ như chế biến lương thực thực phẩm; hóa dược, nhựa; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giao nhận hàng hóa… đang đẩy mạnh tuyển dụng với nhiều vị trí, công việc.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc.
Qua báo cáo và dự báo tình hình lao động trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ngành, đơn vị, chính quyền địa phương đã kịp thời đưa ra các phương án hỗ trợ, giải quyết, đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động. Thứ trưởng nhấn mạnh việc chủ động phối hợp giữa các cấp ngành, địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động đã góp phần ổn định thị trường lao động trong giai đoạn khó khăn chung của cả nước.
Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề xuất Thành phố quan tâm đến việc người lao động về quê ăn Tết; việc quay trở lại của người lao động để hạn chế tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất kinh doanh trong dịp đầu năm. Thành phố cần chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng quan hệ lao động bởi ngày càng nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các hiệp định thương mại luôn quan tâm đến quan hệ lao động; xu hướng phát triển thị trường lao động, công tác chăm lo cho người lao động…
Đặc biệt, trong giai đoạn cuối năm, Thành phố cần tăng cường kết nối dịch vụ việc làm, đào tạo lại, việc tuyển dụng của các doanh nghiệp; cần chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện các vấn đề về lương, thưởng Tết; tập trung khảo sát, tìm hiểu rõ về nhu cầu của người lao động bị mất việc làm, lao động trẻ; đôn đốc người sử dụng lao động có trách nhiệm người lao động trong việc chi trả lương, thưởng, các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, các cơ quan chức năng dự báo các vấn đề phát sinh về quan hệ lao động trong dịp Tết; rà soát, nắm bắt cụ thể lao động khu vực phi chính thức, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ; lao động nước ngoài… nhằm đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới.
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 2022, toàn thành phố có 248.897 doanh nghiệp, với tổng hơn 2,8 triệu lao động; trong đó doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp là 1.568 đơn vị, với hơn 333.000 lao động.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đã đi khảo sát, nắm bắt tình hình, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tỷ Hùng (quận Bình Tân) và Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư thương mại Thành Công (quận Tân Phú).
TP Hồ Chí Minh: Thị trường lao động sẽ sôi động dịp cuối năm
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, từ nay đến cuối năm, thị trường lao động tại TP Hồ Chí Minh sẽ nhộn nhịp, sôi động hẳn lên khi doanh nghiệp tăng cường nhân lực để nâng cao công suất, bảo đảm tiến độ hoàn thành các đơn hàng.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh thông tin tại buổi họp báo.
Chiều 3/11, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, qua khảo sát tại 234 doanh nghiệp có số lao động từ 200 người trở lên ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cho thấy có 109 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với trên 3.700 lao động.
Để giải quyết việc thiếu hụt lao động ở các doanh nghiệp dịp cuối năm, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, Sở đã chỉ đạo Trung tâm giải quyết việc làm tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp thiếu hụt lao động để có phương án kết nối giữa doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với người lao động đang có nhu cầu tìm việc và giới thiệu việc làm tùy theo ngành nghề. Sở cũng thống nhất đề xuất thành lập Tổ liên ngành để khảo sát lại nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị thiếu hụt lao động, hoặc nơi có đơn hàng bị cắt giảm trong quý IV/2022 và những tháng của quý I/2023 để các bên có phương án xử lý, bố trí, giới thiệu lao động cụ thể cho các doanh nghiệp; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tích cực tổ chức các sàn giao dịch việc làm để người lao động và doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối với nhau nhiều hơn.
Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, dịp cuối năm, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng gia đình có đơn hàng ổn định, công nhân có việc làm, nhưng vẫn còn nhiều ngành khác đang gặp khó khăn về tuyển dụng như ngành may mặc, da giày, điện tử...
Một số doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh áp dụng chính sách chăm lo tốt để giữ chân người lao động làm việc lâu dài.
Ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng Ban chính sách pháp luật, Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động dịp cuối năm, đơn vị đã đẩy mạnh kết nối các quận, huyện và thành phố Thủ Đức cùng doanh nghiệp để giới thiệu lao động đến nơi cần tuyển. Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động, đơn vị cũng đưa người lao động bị mất việc, giảm giờ làm, hoàn cảnh khó khăn vào diện được chăm lo dịp Tết sắp đến. Thành phố cũng cử người giám sát chặt chẽ tình hình việc làm của người lao động; việc trả lương, thưởng tại các công ty, nhất là tại doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, để có phương án hỗ trợ người lao động kịp thời.
Thạch Thất: Thành lập Công đoàn Công ty cổ phần Điện và chiếu sáng An Phú Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tổ chức Đại hội thành lập Công đoàn Công ty cổ phần Điện và chiếu sáng An Phú. Tham dự Đại Hội có các đồng chí: Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Nguyễn Minh Hồng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội...