Xây dựng phương án phòng, chống dịch mẫu cho doanh nghiệp
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến với địa phương về phòng, chống dịch COVID-19 vào cuối giờ chiều 7/9, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19 mẫu cho các doanh nghiệp.
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu, chiều 7/9.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong thiết lập, công nhận, bảo vệ “vùng xanh”; siết chặt vòng ngoài, không để mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào tỉnh. Đối với việc mở rộng “vùng xanh”, các địa phương cần thực hiện từ ấp mở rộng đến cấp xã, từ cấp xã đến liên xã, từ liên xã đến cấp huyện. Mỗi huyện, thị xã, thành phố sẽ chuẩn bị một khu cách ly tập trung, tùy tình hình có thể điều phối số người cách ly giữa các địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải đảm bảo an toàn, xây dựng phương án phòng, chống dịch cụ thể để trở lại sản xuất và thống nhất với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh xây dựng phương án mẫu làm cơ sở xây dựng phương án của doanh nghiệp. Về phía Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và UBND cấp huyện cùng các doanh nghiệp xây dựng phương án hoạt động sát tình hình thực tế.
Video đang HOT
UBND tỉnh cũng thống nhất cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp các ngành liên quan giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc.
Ông Đoàn Thanh Vũ, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” thuộc các khu, cụm công nghiệp do đơn vị quản lý đang hoạt động đảm bảo an toàn phòng dịch. Hiện ban quản lý đã thẩm định 19 phương án cho 7 doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án phòng, chống dịch đang tổ chức thực hiện trên cơ sở phương án đã phê duyệt.
Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh kiến nghị UBND tỉnh cho ban quản lý xây dựng phương án mẫu và lấy ý kiến UBND các huyện, sở, ngành. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí trong phương án, ban sẽ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt nhằm đảm bảo nhanh, gọn, không gây phiền hà cho doanh nghiệp trong xây dựng phương án.
Bên cạnh đó, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng kiến nghị UBND tỉnh cho phép doanh nghiệp chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc. Về phía ban quản lý sẽ phối hợp ngành y tế giám sát việc thực hiện xét nghiệm của doanh nghiệp.
Tính đến 15 giờ ngày 7/9, tỉnh Hậu Giang ghi nhận 466 ca mắc COVID-19; trong đó, đã điều trị khỏi 369 ca, có 2 ca tử vong tại tỉnh, 1 ca tử vong sau khi chuyển tuyến trên. Trên địa bản tỉnh có 5/8 đơn vị cấp huyện ra quyết định công nhận “vùng xanh” cho 31/75 đơn vị cấp xã.
Đồng Nai: Tạm dừng đăng ký, bổ sung doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ'
Tỉnh Đồng Nai tạm dừng việc xem xét chấp thuận đăng ký, bổ sung cho doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 địa điểm" trong các khu công nghiệp trên địa bàn.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, toàn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đến hết ngày 31/8. Đây là cơ hội tốt nhất để tỉnh hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao cho là kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9. Do đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp tạm dừng việc xem xét, chấp thuận đăng ký bổ sung phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 địa điểm" tại doanh nghiệp ở các khu công nghiệp để tập trung xét nghiệm cho người lao động đang lưu trú trong doanh nghiệp và toàn dân. Hiện nay, các
khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai có trên 1,1 ngàn doanh nghiệp đang thực hiện phương án "3 tại chỗ".
Trước đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai có văn bản khẩn gửi doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại huyện Nhơn Trạch yêu cầu không đưa lao động tại xã Phú Hội và thị trấn Hiệp Phước thuộc huyện Nhơn Trạch vào tham gia phương án "3 tại chỗ" của doanh nghiệp. Lý do là qua xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng, chống dịch đã phát hiện nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 tại cộng đồng dân cư của xã Phú Hội và thị trấn Hiệp Phước. Đây cũng là hai địa phương có nhiều khu nhà trọ, tập trung đông lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn huyện.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai yêu cầu, doanh nghiệp không tự ý cho và để lao động ở hai địa phương trên đang thực hiện phương án "3 tại chỗ" trở về địa phương. Doanh nghiệp vận động người lao động tiếp tục tham gia phương án "3 tại chỗ" và thực hiện đúng chủ trương "ai ở đâu ở yên đó" để các địa phương hoàn thành công tác bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Doanh nghiệp, người lao động không thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch sẽ chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh lây lan diện rộng tại đơn vị, cộng đồng dân cư.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chỉ đạo một số sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai Công điện số 1081/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn vận động người dân "ai ở đâu, ở yên đó", không để người dân tự ý ra khỏi nơi cư trú về quê.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/ CT-TTg trên địa bàn tỉnh; rà soát, đánh giá địa phương thực hiện nghiêm, nơi nào làm chưa nghiêm để có biện pháp xử lý, khắc phục. Các lực lượng, đơn vị trực thuộc phối hợp chính quyền cơ sở quản lý chặt chẽ địa bàn, không để người dân tự ý ra khỏi nơi ở để về quê. Trường hợp cá biệt có người tự ý về quê đã qua địa bàn tỉnh khác cần chủ động phối hợp, thống nhất việc tiếp nhận, quản lý, đảm bảo an toàn. Các trường hợp chưa đưa đón về quê được, Công an tỉnh thông tin nhanh, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đưa vào cơ sở cách ly do Quân đội quản lý, đặc biệt ưu tiên đưa đón phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp, UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, Sở tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan, tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thành phố triển khai chính sách an sinh xã hội, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở, không được hỗ trợ về y tế...
Long An khôi phục sản xuất theo '4 tại chỗ' Tỉnh Long An đang hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì sản xuất nhằm giải quyết các đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng, giải quyết việc làm cho người lao động. Tỉnh cũng đã chủ trương cho doanh nghiệp sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" và đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn còn...