Xây dựng NTM ở Nga Sơn: Nhiều cách làm, một mục tiêu
Với xuất phát điểm thấp và các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, cần nguồn vốn lớn, nhưng huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ( NTM).
Đột phá phong trào
Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Nga Sơn đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các xã xây dựng chương trình này.
Một tuyến giao thông tại trung tâm huyện Nga Sơn được xây dựng khang trang. Ảnh: T.L
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Nga Sơn đã huy động được hơn 365 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách trung ương và tỉnh là: 41,705 tỷ đồng; ngân sách huyện và xã gần 86 tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 21 tỷ đồng. Đặc biệt, vốn từ nhân dân đóng góp gần 205 tỷ đồng, vốn từ các doanh nghiệp là 9,801 tỷ đồng… Ngoài ra, Nga Sơn còn huy động nhân dân hiến 31.581m2 đất xây dựng công trình phúc lợi…
Từ số vốn huy động được, Nga Sơn đã triển khai xây mới và nâng cấp 2,98km đường liên thôn và 9 km đường ngõ xóm; 21,6km đường giao thông nội đồng; nâng cấp 2 trạm bơm, kiên cố hóa và sửa chữa 3,6km kênh mương nội đồng; 3 trạm biến áp; 1,5 đường dây cao thế; 14 nhà văn hóa và khu thể thao thôn; xây mới 1 trạm y tế; 3 công sở cấp xã; xây mới và nâng cấp 560 nhà ở dân cư và 504 công trình nhà vệ sinh, nước sinh hoạt, 312 hộ chỉnh trang cổng tường rào, cải tạo vườn tạp…
Ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị. Nét mới trong sản xuất nông nghiệp năm 2016 là xây dựng thành công mô hình trồng dưa hấu ở 3 xã với diện tích 13,46 ha, năng suất đạt từ 32 – 36 tấn/ha, giá trị thu nhập 160 – 170 triệu đồng/ha. Xây dựng và bước đầu sản xuất có hiệu quả cánh đồng mẫu lớn ở 7 xã với tổng diện tích 165ha, kêu gọi doanh nghiệp tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị về đầu tư trồng khoai tây vụ đông và vụ xuân tại xã Nga Trường, Nga Thành và Nga Thiện.
Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, Nga Sơn đã có bước đi bứt phá, từ một địa phương có xuất phát điểm thấp, các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó thực hiện. Nhưng đến nay, bình quân toàn huyện đã đạt 14,12 tiêu chí, số xã đạt chuẩn NTM, gồm: Nga An, Nga Thành, Nga Thạch, Nga Hưng, Nga Yên, Nga Mỹ và Nga Lĩnh.
Video đang HOT
” Lấy dân làm gốc” để xây dựng NTM
Qua 5 năm xây dựng NTM, Nga Sơn đã rút ra nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, phải đảm bảo sự đồng thuận của người dân “dân biết, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ”… Chính vì vậy, Nga Sơn đã chọn các nhiệm vụ ưu tiên và hướng đi phù hợp, xây dựng cơ chế hỗ trợ xây dựng các công trình, như: Nhà làm việc, nhà văn hóa, trạm y tế, đường giao thông, thủy lợi nội đồng và xây dựng các canh đồng mẫu lớn.
Trao đổi với NTNN, ông Bùi Đình Cam – Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, cho biết: “Nga Sơn đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng NTM gia đoạn 2016-2020, trên toàn huyện phải có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng NTM một cách bền vững; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 16-NQ/TU của BCH đảng bộ tỉnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các ngành dịch vụ khác, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 24,3 triệu đồng/người/năm trở lên. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh” – ông Cam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Cam, để tập trung chỉ đạo xây dựng thành công NTM, Nga Sơn đã ban hành một Nghị quyết, nhằm “nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 – 2020, chỉ đạo nông dân cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Chỉ đạo tăng cường quản lý đất đai theo quy hoạch, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch, lấn chiếm đất đai. Tiếp tục chỉ đạo khắc phục ô nhiễm môi trường đối với các gia trại, hộ chăn nuôi trong khu dân cư theo cơ chế của huyện…
“Các thành viên trong Ban chỉ đạo chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM đều phải tăng cường xuống xã được phân công phụ trách theo dõi, nắm bắt tình hình và giúp các địa phương thực hiện những tiêu chí theo lĩnh vực phụ trách. Trong năm 2016 này, ở Nga Sơn sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM, là Nga Phú và Nga Trung”- ông Cam cho hay.
Theo Danviet
Sự cố Formosa kéo lùi lộ trình nông thôn mới
Sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải không chỉ kéo lùi sự phát triển kinh tế, xã hội ở các xã vùng biển Quảng Bình mà còn khiến lộ trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các xã thêm gập ghềnh, xa vời.
Vời vợi đích đến
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình, trong số 18 xã biển của tỉnh, hiện đã có 9 xã cán đích, các xã còn lại dù còn nhiều khó khăn nhưng đều đặt mục tiêu đạt chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra, lộ trình cán đích NTM của các xã này gặp rất nhiều khó khăn.
Mất nguồn thu từ biển, cuộc sống của người dân vùng biển bãi ngang Quảng Bình vô cùng
khó khăn. Ảnh: P.P
Sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải đã kéo dài lộ trình NTM ở 18 xã biển Quảng Bình. Ngoài các tiêu chí chịu tác động mạnh như thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và hộ nghèo thì người dân cũng không còn sức để đóng góp xây dựng các tiêu chí khác như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa...". Ông Nguyễn Quốc Út - Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM Quảng Bình
Cho đến thời điểm này, xã biển bãi ngang Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) mới chỉ hoàn thành 12/19 tiêu chí xây dựng NTM. Theo ông Nguyễn Hữu Hiến - Chủ tịch UBND xã, lộ trình của xã là sẽ cán đích vào năm 2020, nhưng với tình hình hiện nay, xem ra mục tiêu đó rất khó hoàn thành. Là xã bãi ngang, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản gần bờ và các dịch vụ chế biến liên quan đến biển, nhưng hơn 4 tháng qua, gần 300 chiếc tàu cá của xã Ngư Thủy Nam phải nằm bờ, nhiều người dân không có việc làm.
"Thu nhập giảm nên việc huy động người dân đóng góp vào một số công trình công cộng đang gặp khó khăn như: Nhà văn hóa thôn (mới có 1/5 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn), đường nông thôn (hiện có 4/25km đạt chuẩn). Từ khi kế sinh nhai bị ảnh hưởng, việc duy trì mức sống đã vất vả thì việc đóng góp cho xây dựng NTM là điều quá khó đối với bà con" - ông Hiến nói.
Xã về đích cũng chưa hết lo
Chuyện ở xã Ngư Thủy Nam cũng là tình trạng chung đối với các xã bãi ngang còn lại của Quảng Bình như Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy), Hải Ninh (Quảng Ninh); Quảng Đông (Quảng Trạch)... Thậm chí, các xã đã về đích cũng không hết lo. Năm 2013, xã Quang Phú (TP.Đồng Hới) là xã sớm nhất của tỉnh Quảng Bình về đích NTM. Tuy nhiên sau sự cố môi trường biển, Quang Phú đang lo lắng không biết có giữ vững được các tiêu chí NTM hay không.
Ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Quang Phú cho biết, năm 2015, Quang Phú đạt mức thu nhập bình quân 28,5 triệu đồng/người/năm, dự kiến năm 2016 sẽ tăng lên 30 triệu đồng/người. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, tàu thuyền của ngư dân không thể ra khơi kéo theo đó là các bộ phận làm dịch vụ, thương mại, du lịch... cũng bị ảnh hưởng nặng nề, tổng sản lượng khai thác thủy sản của xã chỉ đạt 30% so với kế hoạch.
Tại xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới), lãnh đạo xã cho biết tiêu chí thu nhập đang có nguy cơ quay trở lại mức không đạt. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh ngậm ngùi: "Riêng tiêu chí thu nhập, xã mất 5 năm để hoàn thành và quyết tâm thu nhập bình quân của bà con sẽ đạt 3 triệu đồng/khẩu/tháng vào cuối năm 2016. Nhưng sự cố ô nhiễm môi trường biển đã gây hậu quả quá nặng nề, các chỉ tiêu xây dựng NTM sẽ rất khó giữ vững".
Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NNNPTNT Việt Nam, nguyên cố vấn Ban Chỉ đạo T.Ư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM:
Ban chỉ đạo phải lắng nghe và có giải pháp cụ thể
Trước tình hình việc xây dựng NTM tại các xã ven biển, bãi ngang 4 tỉnh miền Trung gặp khó khăn, Ban chỉ đạo T.Ư cần phải có trách nhiệm ngồi lại ngay với các địa phương để lắng nghe những khó khăn, rào cản họ đang gặp phải trong triển khai xây dựng NTM, đồng thời xuống gặp gỡ người dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con. Do ảnh hưởng nặng nề của sự cố ô nhiễm môi trường, người dân không dám ăn hải sản, dịch vụ du lịch cũng bị đình trệ. Cần có định hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của các xã bãi ngang ven biển.
Vừa qua, Chính phủ đã triển khai rất nhanh chương trình trợ cấp cho người dân vùng bị thiệt hại. Cần có thêm giải pháp cụ thể để giúp các xã vùng bãi ngang, ven biển vượt qua khó khăn. Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hội ND xã Bảo Ninh (Đồng Hới):
Mất nguồn thu, mất "nội lực"
Trước đây, với đội tàu hùng hậu, ngư dân Bảo Ninh thu nhập mỗi ngày thấp nhất cũng đuợc vài trăm ngàn đồng, có khi lên đến vài triệu đồng nên việc huy động đóng góp cho các phong trào nông dân nói riêng và xây dựng NTM nói chung ở xã Bảo Ninh khá dễ dàng. Nhưng hiện nay, nhiều ngư dân bỗng chốc tay trắng, nguồn thu bị co hẹp, việc lo toan cuộc sống hàng ngày còn khó khăn nói chi đến việc đóng góp xây dựng NTM. Ngư dân mất nguồn thu, đồng nghĩa với việc chúng tôi mất "nội lực". Phương Phan - Thiên Ngân (ghi).
Theo Danviet
Phú Thọ: Trù phú nhờ trồng rừng, chăn nuôi Xã Phú Thọ (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) vốn là vùng đất trung du, mùa vụ thiếu nước quanh năm, nhưng giờ đây đã được phủ lên một màu xanh bạt ngàn của vườn cây. Những công trình mới khang trang mọc lên, đường bê tông phẳng lỳ... Có được những đổi thay nhanh chóng tại vùng đất nghèo này cũng nhờ vào...