Xây dựng NTM Hậu Giang: Bám sát thực tế, đi sâu vào thực tiễn
“Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… được quan tâm đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện…” – ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phấn khởi cho biết về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua.
Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền
Báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM Hậu Giang cho thấy: Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 6 tháng đầu năm các địa phương đã tổ chức đa dạng hóa tuyên truyền về xây dựng NTM qua một số hình thức như: Tuyên truyền trong nội bộ ban chỉ đạo và nhân dân từ huyện đến cơ sở, qua đó góp phần tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân, giúp người dân nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm trong công cuộc xây dựng NTM (tổng số được 1.613 cuộc với 87.616 lượt người tham dự).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên kiểm tra công tác xây dựng NTM trên địa bàn thị xã Long Mỹ. Ảnh: Đ.K
Trong 6 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo tỉnh đã tổ chức 6 cuộc kiểm tra thực tế tình hình xây dựng NTM trên địa bàn 4 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2018; Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tổ chức 9 cuộc kiểm tra 2 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2018, các xã dưới 10 tiêu chí và các xã có khả năng đạt chuẩn NTM năm 2019.
Ông Huỳnh Thanh Hữu – Phó chánh Văn phòng Điều phối NTM Hậu Giang cho biết thêm: “Bên cạnh đó, các địa phương còn phối hợp với các ngành chức năng, doanh nghiệp cắm 578 áp phích, pano hai mặt tuyên truyền về xây dựng NTM với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng; phân phát 2.200 quyển kỷ yếu xây dựng NTM năm 2017 và phân phát 17.634 bản đăng ký hộ gia đình tham gia xây dựng NTM với nội dung gồm 16 phần việc người dân thực hiện và đã vận động được 593 cột cờ, 241 hộ làm hàng rào, 592 hộ treo đèn chiếu sáng trước nhà…”.
Video đang HOT
Nhiều mô hình tiêu biểu được tổ chức và xây dựng như: “Khu dân cư ứng phó biến khí hậu”; mô hình “cây giống giúp hộ nghèo”; “vì học sinh nghèo”; mô hình “tủ sách cho học sinh”…
“Đồng thời, xây dựng và hoàn chỉnh đưa vào sử dụng wedsite NTM của tỉnh nhằm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đảm bảo sâu rộng và phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu thông tin liên quan đến xây dựng NTM của các cấp quản lý, các tổ chức và người dân” – ông Hữu thông tin thêm.
Nâng cao thu nhập cho người dân
Bên cạnh lồng ghép đa dạng các hình thức tuyên truyền, công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thường xuyên được lãnh đạo tỉnh Hậu Giang quan tâm thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình trình diễn, nhân rộng các mô hình sản xuất trong nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ đối với nhiều sản phẩm như lúa, cây ăn trái, mía, cá tra…
“Từ những chính sách, cách làm hỗ trợ cho người dân, kết quả thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể (thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh đạt 34,2 triệu đồng/người/năm); thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 32,5 triệu đồng/người/năm; có 32/54 xã đạt tiêu chí số 10 về Thu nhập (chiếm 59,3%); 51/54 xã đạt tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất (chiếm 94,4%)” – ông Trương Cảnh Tuyên nhấn mạnh.
Song song đó, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội luôn luôn được chú trọng, quan tâm. Tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp hộ nghèo trên địa bàn các huyện, thị, thành. Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các hộ gia đình tại các xã điểm xây dựng NTM như: Xã Long Trị (thị xã Long Mỹ); xã Phương Bình và Bình Thành (huyện Phụng Hiệp); xã Vị Trung (huyện Vị Thủy). Đến nay đã có 24/54 xã đạt tiêu chí số 11 (đạt 44,4%).
Theo Danviet
NTM Cần Thơ: Giải pháp "đối phó" với tiêu chí khó đạt và dễ "tuột"
Tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong xây dựng xã nông thôn mới (NTM) là 2 tiêu chí khó đạt và dễ "tuột". Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nâng chất 2 tiêu chí này, ngành chức năng TP.Cần Thơ đưa ra nhiều giải pháp.
Hai tiêu chí "nặng ký"
Mặc dù, vài năm trước đây, các cấp, các ngành ở TP.Cần Thơ đã chủ động hoàn thành việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều để phân loại đối tượng và có hướng hỗ trợ phù hợp... Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo như hiện nay cũng như xuất phát điểm của các xã thấp thì tiêu chí số 10 về thu nhập và số 11 về hộ nghèo là các tiêu chí khó.
Mô hình nuôi cá thát lát ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai. Ảnh: H.X
Ông Nguyễn Thành Út - Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Lai cho biết: "Việc thực hiện các tiêu chí số 10 và 11 được huyện đặc biệt quan tâm thông qua việc tổ chức sản xuất hàng hóa chất lượng cao gắn với nhu cầu thị trường. Định hướng nông dân sản xuất theo mô hình "cánh đồng lớn", tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất được cải thiện rõ rệt, thu nhập của người dân cũng được nâng lên".
Theo UBND huyện Phong Điền, mặc dù là huyện đầu tiên của TP.Cần Thơ có 100% số xã đạt chuẩn và được công nhận huyện NTM vào năm 2015 nhưng để nâng cao thu nhập cho người dân cũng như thực hiện giảm nghèo theo lộ trình là áp lực không nhỏ.
Hiện thu nhập bình quân của huyện là 35 triệu đồng/người/năm và để nâng lên mức 50 triệu đồng (theo Bộ tiêu chí TP.Cần Thơ, xã NTM phải đạt bằng hoặc trên 50 triệu đồng/người/năm vào năm 2020) là điều không dễ dàng.
Quyết tâm hoàn thành và nâng chất
Ông Út cho biết thêm: "Nhằm hoàn thành và nâng chất 2 tiêu chí thu nhập và hộ nghèo, huyện Thới Lai chỉ đạo các xã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là thực hiện dự án "Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn", "Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất". Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Theo UBND huyện Phong Điền, nơi đây cũng đã kiến nghị thành phố đề xuất với Bộ NNPTNT chọn Phong Điền để hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn (500-700ha). Nếu làm được điều này thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, thu nhập của nhà vườn cũng được cải thiện.
Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thông tin: "Huyện đã kiến nghị thành phố có những chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giúp nông dân tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn để cải tạo vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh, chuyển đổi sản xuất theo hướng công nghệ cao. Đồng thời, xem xét, hỗ trợ huyện xây dựng các tuyến đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái kết hợp với giao thông nông thôn gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn".
Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, khẳng định: "Để giúp nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân, năm 2018 này, thành phố tăng cường hỗ trợ cũng như có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế hợp tác với quy mô lớn, tập trung và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đồng thời, thành phố cũng đang tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch nhằm từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp".
Theo Danviet
Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình: Nhiều tiêu chí không phải có tiền là làm được "Người dân đã đóng góp vào xây dựng nông thôn mới (NTM) là 8,1 nghìn tỷ đồng/33 nghìn tỷ đồng, nghĩa là tới số kinh phí, bên cạnh đó, người dân còn hiến hơn 10 nghìn ha đất, tuy nhiên ở Ninh Bình không có đơn thư khiếu kiện nào về việc huy động đóng góp quá sức dân trong xây dựng NTM",...