Xây dựng nông thôn mới thông minh
Ứng dụng công nghệ số được xem là chìa khóa mở ra tương lai mới cho nông nghiệp, chấm dứt mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị kéo dài suốt nhiều năm nay.
Tiềm năng lớn trong chuyển đổi số
Là một trong những hợp tác xã tiếp cận với công nghệ cao từ sớm, Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đã ứng dụng công nghệ 4.0 eGap và eGap.vn, iMetos của Liên hiệp Hợp tác xã kinh tế số Việt Nam (VDECA) như: Nhật ký chăm sóc, quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, camera giám sát đồng ruộng, tem truy xuất nguồn gốc QRCode gắn với bộ nhận diện nhãn hiệu… Giám đốc Hoàng Văn Thám chia sẻ, hợp tác xã đã nâng cao tương tác với người tiêu dùng và tiêu thụ ổn định sản phẩm với mức thu nhập hơn 10 tỷ đồng/năm.
Mô hình trồng rau thủy canh thích ứng biến đổi khí hậu tại Hợp tác xã Rau an toàn Tiến Phát, huyện Đức Linh (Bình Thuận). Ảnh: TTXVN
Tại Bắc Giang, “thủ phủ” vải thiều, trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp địa phương đã triển khai 6 lớp tập huấn ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP cho đối tượng chuyển giao tại các địa phương; xây dựng các mô hình chuyển đổi số như: Ứng dụng công nghệ số vào nuôi cá rô phi thâm canh tại xã Dương Đức, huyện Lạng Giang quy mô 1 ha; ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022 tại huyện Việt Yên và Lạng Giang với quy mô 34 ha; ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022 quy mô 10 ha tại huyện Lục Ngạn…
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, cả nước có hơn 2 triệu hộ nông dân sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số và gần 50.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Năm 2021, cả nước có gần 12% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.
Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: Tiềm năng chuyển đổi số của Việt Nam rất lớn, cơ sở hạ tầng công nghệ đang phát triển đa chiều, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ an ninh – quốc phòng. Việt Nam hiện có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao có kết nối 3G và 4G, trong đó mạng 4G đã phủ sóng khoảng 95% số xã.
Tuy nhiên, mức độ phổ cập đối với các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông chủ yếu tập trung ở thành thị, thậm chí đạt tới mức bão hòa ở nhiều nơi. Trong khi, các dịch vụ này ở vùng nông thôn, nơi chiếm hơn 70% dân số, còn thấp và nghèo nàn. Cùng với đó, nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, biết sử dụng, vận hành các thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích…) hạn chế, bởi trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nông dân, chưa được đào tạo chuyên môn bài bản… Tất cả đòi hỏi một chiến lược để khai thác tốt tiềm năng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hướng tới nông thôn mới thông minh
Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn – thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn là tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng qua, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025″.
Video đang HOT
Chương trình trên được triển khai đến hết năm 2025 ở khu vực nông thôn của cả nước (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo).
Mục tiêu tổng quát nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn – thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.
Theo đó, để thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, Chương trình đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn.
Chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh
Để thu hẹp hơn nữa khoảng cách về thu nhập giữa người dân nông thôn và thành thị, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, để xây dựng nông thôn mới hay xây dựng các làng, xã thông minh thành công, quá trình chuyển đổi số cần phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư tại hội thảo về xây dựng mô hình thí điểm xã thông minh trong xây dựng nông thôn mới diễn ra ngày 11/12.
Chuyển đổi số là điều bắt buộc
Chia sẻ tại hội thảo về xây dựng mô hình thí điểm xã thông minh trong xây dựng nông thôn mới diễn ra ngày 11/12, ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư cho biết chuyển đổi số là điều cần thiết và bắt buộc phải làm trong quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng làng xã thông minh nói riêng.
"Việt Nam đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 ở các mặt của kinh tế, xã hội, an sinh... Hầu hết người dân muốn đi lại phải có các ứng dụng chứng nhận đã tiêm vaccine. Việc mua bán nông sản hiện nay cũng đã được thực hiện chủ yếu trên các mạng xã hội. Chính vì vậy, chuyển đổi số không dừng ở việc có hay không thực hiện mà là điều bắt buộc để thích ứng với thực tại" - ông Nguyễn Minh Tiến nói. Chỉ tính riêng một bộ hồ sơ của chủ thể tham gia OCOP cấp huyện cũng đã có tới 470 - 500 trang. Nếu là cấp tỉnh và cấp T.Ư thì một bộ hồ sơ phải đến 1.000 trang. Điều này không chỉ cho thấy lượng tài liệu, sổ sách khổng lồ mà chi phí đầu tư cũng rất lớn.
Ông Nguyễn Hữu Minh (thôn Phùng Lâm, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) sử dụng điện thoại thông minh để chụp, quay lại các sản phẩm nông nghiệp để quảng bá trên Facebook. Ảnh: Phương Nam
"Chúng ta không thể để nông thôn, nông dân ở lại phía sau trong khi cuộc phát triển của tri thức, chuyển đổi số đã diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực".
"Chia sẻ của các chủ thể cho thấy, để đạt được OCOP thì riêng tiền photo tài liệu đã mất 10.000.000 đồng. Trong khi hiện nay, có 5.289 sản phẩm được công nhận OCOP thì tương đương với khoảng trên 50 tỷ đồng tiền tài liệu, sổ sách. Điều này vừa tốn kém, vừa khó quản lý" - ông Nguyễn Minh Tiến chia sẻ.
Để giải quyết những vấn đề khó khăn trên, chỉ cần thực hiện số hóa sẽ tiết kiệm được kinh phí lại thuận tiện trong công tác quản lý, giám sát. Chính vì vậy, Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư đang hướng tới đến năm 2022, toàn bộ hồ sơ xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, OCOP... sẽ được thực hiện và quản lý trên hệ thống điện tử.
Đặc biệt hiện nay, nhiều địa phương đã hỗ trợ người dân, HTX và các chủ thể bán hàng online, thực hiện chuyển đổi số. Và theo khảo sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay 93% các hộ ở các xã đã có điện thoại thông minh, 96% các thôn được phủ sóng 3G. Đi cùng với đó là Nhà nước đang đẩy mạnh hỗ trợ hạ tầng về công nghệ thông tin, môi trường cho phát triển nông thôn. Đây là những nền tảng, điều kiện để thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng làng, xã thông minh nói riêng.
"Đau" ở đâu thì chuyển đổi ở đó
Để thực hiện mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh của ngành nông nghiệp thì xây dựng làng, xã thông minh là điều vô cùng cần thiết. Đây cũng là cách nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới là không có điểm kết thúc.
TS Nguyễn Anh Phong - Giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp cho biết, xây dựng mô hình "Làng, xã thông minh" tại Việt Nam là phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của cả nước và đúng theo hướng đi của thế giới. Và nếu xây dựng làng thông minh theo phong cách Việt Nam từ bây giờ thì khoảng cách với thế giới sẽ dần thu hẹp, đời sống người dân vùng nông thôn sẽ được nâng cao.
Ths Đặng Tùng Anh (Cục Tin học Hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết từ thực tế câu tại HTX Thiên An (Bắc Kạn), trước đây giám đốc và các thành viên HTX không hề sử dụng mạng xã hội hay bán hàng online nhưng khi định hướng, hỗ trợ HTX chuyển đổi số bằng cách bán hàng qua mạng, hỗ trợ thực hiện truy xuất nguồn gốc, hiện thu nhập của các thành viên đều đạt khoảng 5.000.000 - 6.000.000 đồng/người/tháng. Từ chỗ không ai bán hàng qua mạng, sử dụng công nghệ thông tin, đến nay, 100% thành viên HTX và các hộ liên kết đã thực hiện chuyển đổi số. Trung bình mỗi tháng, HTX Thiên An có khoảng 350 đơn hàng đặt online, chiếm đến 70% tổng số đơn hàng của HTX.
Thí điểm xây dựng "Làng thông minh" trên địa bàn xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên giai đoạn 2020-2025. Ảnh: P.V
Bắt tay xây dựng làng, xã thông minh
Ths Đặng Tùng Anh cho biết, muốn chuyển đổi số thành công, hay nói cách khác là muốn thực hiện làng xã thông minh thì phải bắt nguồn từ chính nỗi "đau" - chỉ số D.A.U (daily active user: Số lượng người dùng hàng ngày. Từ những khó khăn, nỗi "đau" đó, khi được ứng dụng công nghệ thành công, người dân, HTX và cả chính quyền địa phương mới thấy được hết những giá trị, từ đó chủ động hơn trong việc thực hiện chuyển đổi số.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc chuyển đổi số tại các làng, xã cần phải phù hợp vì hiện nay mỗi làng, mỗi xã có những đặc điểm khác nhau. Có xã lấy làng nghề là định hướng phát triển, có xã tập trung phát triển nông nghiệp nhưng lại có xã phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Muốn xây dựng làng, xã thông minh thì việc chuyển đổi số phải diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như: Hạ tầng thông minh, sản xuất kinh doanh thông minh, dịch vụ thông minh, nguồn lực thông minh, thiết chế thông minh... Điều này có nghĩa là người dân, HTX phải chuyển đổi số ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.
Đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày đề xuất xây dựng quy trình thực hiện mô hình "làng thông minh" tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khảo sát của Công ty cổ phần Phát triển công nghệ KYC, tại các làng, xã ở Hà Tĩnh cho thấy, 95% người dân được khảo sát sử dụng điện thoại thông minh, 77% người dân lựa chọn hình thức nhắn tin là phổ biến nhất khi dùng mạng xã hội, 83,2% người dân sử dụng Zalo, 32% người dân quen thuộc với hình thức tuyên truyền thông tin về nông thôn mới qua mạng xã hội...
Điều này cho thấy, hiện nay năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của người dân phần lớn là trên mạng xã hội Zalo vì nó đơn giản, dễ sử dụng. Chính vì vậy theo các chuyên gia, để thực hiện chuyển đổi số thành công ở vùng nông thôn thì việc sử dụng các nền tảng số "made in Việt Nam" là điều tốt nhất. Các nền tảng như học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, hội nghị truyền hình, dịch vụ kế toán từ xa... Nền tảng về an toàn an ninh mạng đều đã có ở Việt Nam. Việc sử dụng các nền tảng này vừa thuận tiện trong công tác triển khai, vừa hạn chế phát sinh chi phí.
Thanh niên tình nguyện góp sức xây dựng nông thôn mới Thực hiện Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2022, hơn 2 tháng qua, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực. Với tinh thần "chủ động phát huy năng lực, nguồn lực địa phương, đơn vị; làm thực chất, chú trọng hiệu quả thực tế, lan tỏa, thiết thực",...