Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam: Lòng dân đồng thuận, Bình Dương tiến nhanh
Cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, sản xuất phát triển không ngừng, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng lên.
Đó là “quả ngọt” mà xã Bình Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thu hái được sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Dấu ấn về tuyên truyền
Đến cuối năm 2021, Bình Dương vừa hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, đây là thành quả đáng tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Dương trong suốt chặng đường xây dựng NTM.
Ông Đặng Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết, ngay từ khi thực hiện xây dựng NTM, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên đến nhân dân. Nhờ đó, đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, mọi cách thức tổ chức thực hiện đều được đưa ra để nhân dân thảo luận, bàn bạc công khai, dân chủ, thống nhất dựa vào điều kiện thực tế của cơ sở và mỗi gia đình với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Tất cả các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các nội dung, công việc liên quan đến NTM, kết quả công tác của từng thôn, xóm, khu dân cư… đều được xã quán triệt, phổ biến đến người dân thông qua các hội nghị thôn, xóm và hệ thống loa truyền thanh. Qua đó, tạo nên sự đồng thuận, thông suốt và không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp các khu dân cư.
Video đang HOT
Làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe (xã Bình Dương) đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, với thu nhập ổn định. Ảnh:Trần Hậu
Bên cạnh làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, Bình Dương lựa chọn xây dựng các tiêu chí trong từng thời điểm cụ thể, tiêu chí nào dễ thực hiện trước, xây dựng đề án sát, đúng, thường xuyên giao ban tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Theo ông Hùng, để có được kết quả như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền xã Bình Dương. Ngoài ra, còn tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương đến tỉnh, huyện, các doanh nghiệp và nhân dân, vừa đầu tư xây dựng hạ tầng, vừa chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân… Đó chính là những nền tảng đưa đến sự thành công trong xây dựng NTM của Bình Dương.
Đến nay, đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100% (xã có tuyến đường ĐH có chiều dài 7,5km đã được bê tông hóa 100% và tuyến ĐT 613 có chiều dài 3km đã được nhựa hóa 100%); bê tông hóa đường trục thôn và đường liên thôn được 17,67km, đường ngõ xóm được 6,6km; 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
Toàn xã có 3 trường học gồm: Trường Mẫu giáo Bình Dương; Trường Tiểu học Lê Văn Tám và Trường THCS Lê Đình Chinh, đều đạt chuẩn về cơ sở vật chất dạy và học theo quy định.
“Từ khi có chủ trương xây dựng NTM, bản thân tôi cũng như bà con rất đồng tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất ở và dỡ bỏ tường rào cổng ngõ, cây cối, để cùng chính quyền địa phương xây dựng các công trình giao thông. Giờ đây quê hương đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng sung túc. Đặc biệt hơn cả là xã Bình Dương vừa hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM, chúng tôi phấn khởi lắm” – ông Nguyễn Văn Chín (thôn Lạc Câu) nói.
Nhiều dự án lớn tạo đột phá cho phát triển
Trường học ở xã Bình Dương được xây dựng khang trang. Ảnh:Trần Hậu
Ông Hùng cho biết, Bình Dương là xã nằm trong vùng các dự án trọng điểm phía Đông Nam của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung nhiều dự án lớn, có nhiều tiềm năng phát triển về thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, đặc biệt là các khu vui chơi nghỉ dưỡng cao cấp tầm quốc tế, và một số vùng nhỏ ở các thôn có tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủy hải sản, phát triển kinh tế vườn kết hợp chăn nuôi.
Các dự án lớn đã và đang triển khai trên địa bàn đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã Bình Dương gồm: Dự án đường dẫn cầu Cửa Đại 69,3ha; dự án khu tái định cư ven biển 228ha; dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An 199ha; dự án khu tái định cư cài ghép 4ha; dự án tái định cư Trung tâm mở rộng 20ha; dự án nghĩa trang nhân dân mở rộng 40ha; dự án thành phố giáo dục 32ha; dự án Vinpearl 89ha, dự án nông nghiệp công nghệ cao 278,12ha; dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bình Dương…
Việc các dự án có quy mô triển khai xây dựng trên địa bàn đã giải quyết nhiều việc làm cho người dân, qua đó tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Nhờ đó, thu nhập của người dân ngày càng tăng, đến nay thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 42,03 triệu đồng/năm, riêng Khu dân cư NTM kiểu mẫu Lạc Câu đạt 46 triệu đồng/người/năm.
Thời gian qua, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng bằng sự nỗ lực của địa phương, kinh tế của xã Bình Dương phát triển tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế năm 2021 ước đạt 370,5 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực với nhiều loại hình và các thành phần kinh tế tham gia.
Đến nay, toàn xã có 298 hộ hoạt động kinh doanh các loại như: Du lịch nghỉ dưỡng, lưu trú homestay, trang trí nội thất, vật tư phân bón, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm… Đặc biệt làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe hàng năm chế biến và xuất ra thị trường hơn 135.000 lít nước mắm.
Tiểu thủ công nghiệp xây dựng, ngành nghề đã phát triển khá đa dạng, thu hút được nhiều lao động tham gia, có 5 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn duy trì và hoạt động có hiệu quả; nhiều cơ sở đã được đầu tư mở rộng quy mô, cải tiến máy móc, thiết bị và đã huy động được các nguồn lực vào sản xuất như: Cơ sở cơ khí hàn, gò, sửa chữa máy móc, cơ sở nhôm kính, điện nước, đội thợ nề, thợ mộc đã phục vụ tốt cho đời sống nhân dân, đã giải quyết được nhiều việc làm, đem lại giá trị kinh tế cao cho địa phương và thu nhập ổn định cho lao động.
Nông thôn mới Thạch Thất: Nâng cao chất lượng các tiêu chí
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, năm 2020, huyện Thạch Thất đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
Từ những kết quả đạt được, huyện Thạch Thất đã đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí từ nay đến năm 2025 với nhiệm vụ cụ thể.
Một góc Thạch Thất. (Nguồn: Daithachthat.gov.vn)
Sau 10 năm (2010-2020) triển khai thực hiện, huyện Thạch Thất đã có 21/22 xã đạt chuẩn NTM (riêng xã Thạch Hòa phát triển theo hướng đô thị); hoàn thành 9/9 tiêu chí về xây dựng huyện NTM theo quy định. Hiện nay, huyện Thạch Thất có xã Đại Đồng đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Với mong muốn nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, huyện Thạch Thất đã đặt ra một số tiêu chí chủ yếu đến năm 2025: Thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/người/năm; duy trì tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM 100%, trong đó, tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM nâng cao 40%; NTM kiểu mẫu 25%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh văn hóa 85%; Tỷ lệ cơ quan, đơn vị được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa 95%; tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa 90%; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 100%, trong đó, số trường đạt chuẩn mức độ 2 trên 30%; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt trên 80%. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 1%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 65%; Đến năm 2025, huyện cơ bản không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 100%; tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý trong ngày đạt 100%. Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%. Tỷ lệ cụm công nghiệp, làng nghề có trạm xử lý nước thải 100%.
Để hoàn thành nhiệm vụ, huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả một số tiêu chí xây dựng NTM. Tiếp tục tổ chức lập, phê duyệt các quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực nhằm phục vụ kêu gọi đầu tư; đẩy mạnh duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông; huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đê điều, công tác trình thủy lợi phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai...
Bứt tốc giải ngân đầu tư công - Bài 1: Đưa nguồn vốn 'mồi' vào nền kinh tế Năm 2021 là năm đầu tiên của một chu kỳ kế hoạch mới giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công được thực hiện trong bối cảnh khu vực và thế giới có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng khó khăn nhiều hơn, phức tạp hơn so với...