Xây dựng Nông thôn mới: Một số nơi còn ỷ lại vào Nhà nước
“Mục tiêu của Chương trình Xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) là phát huy nguồn lực của nhân dân nhưng một số nơi còn ỷ lại vào Nhà nước. Đây là chương trình mới nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm.”
Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Phó Ban Chỉ đạo Trung ương (BCĐ) Mục tiêu Quốc gia về XDNTM khẳng định khi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Phó Ban Chỉ đạo Trung Ương Mục tiêu Quốc gia về XDNTM
Chương trình XDNTM đã được thực hiện hơn 3 năm nay. Xin ông cho biết các kết quả đạt được trong thời gian vừa qua?
Sau hơn 3 năm thực hiện, đến nay Chương trình đã trở thành một phong trào thiết thực, có sức lan tỏa rộng và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Nét nổi bật trong thời gian qua là nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân có sự thay đổi rõ nét. Vấn đề phát huy dân chủ cơ sở được tăng cường. Vai trò chủ thể của người dân được quan tâm chú ý và thực sự đã được phát huy ở nhiều địa phương. Chính vì vậy, chương trình có sự lan tỏa rất nhanh chóng, sâu, rộng ở tất cả các nông thôn kể cả ở miền núi, đồng bằng và ven biển.
Cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ cho sản xuất (SX) và sinh hoạt của nhân dân được quan tâm đầu tư, làm chuyển biến bộ mặt của nông thôn. Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố. An ninh nông thôn được giữ vững. Đời sống văn hóa của nhân dân được khởi sắc.
Về vấn đề SX, các địa phương đã quan tâm đến việc chỉ đạo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong SX nông nghiệp; XD các mô hình SX, liên kết SX, đảm bảo chất lượng hàng hóa, mang giá trị gia tăng cao.
Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở được nâng lên: Tiếp cận và nắm chắc cơ chế, chính sách về chương trình; năng lực chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình được nâng lên; làm tốt công tác vận động quần chúng.
Cần phát huy nội lực cơ sở
Theo ông, đâu là những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện?
Về khách quan, Chương trình được triển khai thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, nên việc thực hiện gặp khó khăn. Đây là một chương trình sâu rộng về phát triển nông thôn nên nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành, đòi hỏi phải có thời gian để đi vào thực tiễn.
Về yếu tố chủ quan, ở một số địa phương, nhận thức chưa được sâu sắc, chưa hiểu rõ chương trình này là phát huy nguồn lực của nhân dân, vai trò chủ thể của nhân dân, nên một số nơi còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Video đang HOT
Chương trình đặt ra 19 tiêu chí cho xã đạt chuẩn nông thôn mới, tuy nhiên, tiêu chí về CSHT tầng như điện, giao thông, nước, trường học mặc dù được quan tâm nhiều nhưng nhiều CSHT thiết yếu ở một số vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Quan điểm chỉ đạo là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, còn lại là phát huy các nguồn lực từ các cộng đồng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, và các tổ chức ở trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, đến nay nguồn lực vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Đối với những xã vùng cao còn nhiều khó khăn về kinh tế, làm thế nào để hỗ trợ các địa phương này hoàn thành những tiêu chí về giao thông và công trình công cộng trong XDNTM?
Thực tế, BCĐ TƯ đã nhận thấy vấn đề này và đã chỉ đạo cho các bộ, ngành TƯ trên cơ sở thực tế nghiên cứu các cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ cho các địa phương nhất là ở các vùng núi, vùng hải đảo xa xôi còn nhiều khó khăn. Điều quan trọng là cần có giải pháp nhằm phát huy nội lực ở nơi đó: Tập trung vào SX, XD vùng nguyên liệu hàng hóa để kêu gọi sự đầu tư tham gia của các DN để đẩy mạnh SX, nâng cao thu nhập, thúc đẩy đầu tư ở các khu vực khác. Tôi nghĩ rằng khó khăn nhất ở các vùng này là vấn đề SX vì nó liên quan đến CSHT. Bên cạnh đó, mỗi địa phương bằng nhiều cách để huy động XD CSHT nhất là công trình đường, điện và nước sinh hoạt.
Chương trình XDNTM thổi một luồng gió mới đến nông thôn Việt Nam
Đến nay có bao nhiêu xã đạt chuẩn NTM?
Đến nay có 185 xã đạt chuẩn ở 27 tỉnh/thành phố trên cả nước và được tỉnh đề nghị thường công trình phúc lợi trị giá 1 tỷ đồng. Có 49 cá nhân tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình này. Tuy nhiên, còn 34 tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, nhưng mỗi tỉnh có một xã có nỗ lực cao trong phong trào này vì đã đạt 13 tiêu chí trở lên, trong đó có 7 tiêu chí tăng thêm trong 3 năm, nhất là tiêu chí về nâng cao thu nhập và giảm nghèo.
XDNTM không chạy theo phong trào
Dựa vào những kết quả đã đạt được, liệu chương trình có đạt được mục tiêu đề ra là đến năm 2015 có 20% và 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM?
Để đạt được mục tiêu đề ra là rất khó. Tuy nhiên, BCĐ xác định đây là quá trình tập trung chỉ đạo lâu dài, làm đến đâu chắc đến đó, không chạy theo phòng trào. Do đó, mỗi địa phương cần bàn cách để huy động sự đóng góp của tất cả các tầng lớp trong XH.
Thưa ông, xin ông cho biết mục tiêu trọng điểm của XDNTM trong thời gian tới?
Trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo cho phát triển SX nhằm nâng cao đời sống của người dân ở xã NTM, do đó, cần ưu tiên chuyển đối cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở những vùng này để tạo ra những vùng SX hàng hóa nhằm nâng cao giá trị SX và hỗ trợ phát triển bền vững. Ngoài ra, cần tập trung nâng cao trình độ dân trí và tiếp tục phát huy dân chủ ở cơ sở, nhất là vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện Chương trình XDNTM.
Xin cảm ơn ông!
Nguyên An
Theo Dantri
Bị thắt chi tiêu, chồng giăng điện "bẫy" vợ trong nhà tắm
Lau nước mắt chảy trên gò má nhăn nheo, người mẹ buồn bã nói: "Tiền bán hạt điều được bao nhiêu, con dâu tôi đều cất giữ, không cho thằng Lít tiền tiêu xài. Nhiều lần xin tiền vợ không cho đã khiến nó ấm ức trong lòng. Có khi đi nhậu với bạn bè, nó cũng ngại vì không có tiền"...
...Giờ con dâu chết, con trai bị giam, mẹ già 76 tuổi lại một mình lọm khọm nuôi bốn đứa cháu nội thơ dại, tương lai biết lấy gì ăn?
Vợ chết vì chồng "bẫy rắn" trong nhà tắm
Gia đình bà Nguyễn Thị Sáu (76 tuổi, ngụ thôn 6, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước) đến giờ vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi buồn sau cái chết của cô con dâu Hứa Thị Nhắn (SN 1974). Càng đau lòng hơn khi người nhẫn tâm gây ra cái chết tức tưởi ấy lại chính là con trai bà Sáu và là chồng nạn nhân, Liễu Văn Lít (SN 1971).
Bà Sáu nói đó là một buổi chiều định mệnh mà có lẽ suốt cuộc đời bà không thể nào tha thứ cho đứa con trai của mình được. Gương mặt vẫn còn chất chứa nỗi đau sau bất hạnh ập đến gia đình, bà Sáu buồn bã kể trong nước mắt: "Đang yên đang lành bỗng dưng căn nhà trở nên đầy tang tóc, bốn đứa cháu tuổi còn thơ dại phải mồ côi mẹ, cha lĩnh án tù. Tôi tuổi đã cao, không còn sức lao động, biết mấy đứa nhỏ sẽ sống ra sao?".
Theo lời thuật lại, chiều ngày 8/4, khác với mọi hôm, sau khi đi làm về, vợ chồng chị Nhắn ghé chợ tranh thủ mua một cái đầu heo quay, dự định để cùng những người phụ làm công ăn mừng cho ngày cuối thu hoạch điều. Về đến nhà, mỗi người một việc, chị Nhắn lăn vào bếp tất bật với công việc nấu nướng. Còn anh chồng dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái.
Khoảng 17h30, sau khi đã làm xong công việc nấu nước và chờ những người phụ làm công đến dùng cơm cùng gia đình, chị Nhắn bắt đầu đi tắm rửa. Khi mở cửa phòng tắm bước vào trong, người phụ nữ không hề hay biết người chồng đã rắp tâm cài sẵn một cái bẫy chết người.
Phòng tắm chị Nhắn bị chồng giật điện chết
Anh ta dùng hai thanh sắt nhỏ nối vào hai đầu điện để sẵn trong nhà tắm. Người vợ vừa bước chân vào đã bị điện giật chết tại chỗ. Thấy vợ đã chết, Lít cố lấy lại bình tĩnh hô hoán báo động: "Rắn, rắn, mọi người ơi đến đây giúp tôi đuổi con rắn này".
Tuy nhiên, mọi người chạy đến đã chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng. Chị Nhắn đã nằm bất tỉnh trong nhà tắm, sợi dây điện đang còn một đầu cắm vào ổ điện, đầu kia để trên nền phòng tắm còn ướt nước. Mọi người hoảng hốt ngắt cầu dao điện đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Bù Đăng. Tuy nhiên, theo một số người kể lại, chị Nhắn đã tắt thở từ khi được phát hiện trong nhà tắm.
"Thấy chú Lít hô hào mọi người cùng đến giúp bắt rắn, rất đông người kéo đến để xem. Nhưng khi chúng tôi chạy đến nơi thì đã thấy chị Nhắn nằm bất tỉnh trong nhà tắm. Đâu ai kịp xem xét đến điều gì, vội đưa chị Nhắn đi cấp cứu luôn", một người hàng xóm cho biết.
Về phần người chồng, nghe tin vợ chết đã chạy đến ôm xác kêu gào, khóc lóc thảm thiết. Chứng kiến cảnh đó, nhiều người dân không cầm được nước măt, thương cho số phận của Lít rồi đây phải chịu cảnh gà trống nuôi con.
Nói về cái chết của vợ, Lít cho rằng đó là tai nạn, nên ngay từ lúc ở bệnh viện về, Lít đã hối thúc gia đình vội vàng chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tiến hành mai táng. Tuy nhiên, những biểu hiện quá vội vã của người chồng lại khiến nhiều người nghi ngờ.
Dư luận trong xã bắt đầu xôn xao về cái chết bất thường của chị Nhắn. Đã có những lời thắc mắc, đồn đại như: Lít bắt rắn, có cần thiết phải dùng điện không? Hai thanh sắt buộc vào hai đầu dây điện không có chỗ cầm cách điện, sao lại để trong phòng tắm, quá nguy hiểm?... Từ đó, nhiều người nghi ngờ người chồng đã cố tình sắp đặt trước, chờ vợ sập bẫy rồi chập điện để giết vợ.
Ấm ức vì xin tiền vợ không cho
Vụ điện giật chết người lập tức khuấy động bầu không khí vốn yên tĩnh của xã miền núi Phước Sơn. Lực lượng công an huyện Bù Đăng và công an tỉnh Bình Phước, sau khi nhận được tin báo từ người dân đã tiến hành đào mộ khai quật tử thi để khám nghiệm.
Dựa vào kết quả khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, công an nhận định chị Nhắn có thể là nạn nhân của một vụ án mạng nghiêm trọng chứ không phải là chết do tai nạn. Nhận định này có cơ sở khi công an phát hiện cách người chồng bố trí đường dây điện đi vào nhà tắm là có chủ đích từ trước.
Ngay khi có kết quả điều tra, cơ quan chức năng đã bắt tạm giam đối với Liễu Văn Lít. Ban đầu tại cơ quan điều tra, Lít cứng đầu, quanh co không chịu nhận tội với lý do dùng điện để bắt rắn, không biết có vợ mình trong phòng tắm. Tuy nhiên với những lập luận và những bằng chứng không thể chối cãi, cuối cùng Lít đã cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi cố ý giết vợ.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ án
Theo lời kể của người mẹ, Lít sinh ra trong một gia đình đông anh em, nhà nghèo. Năm 1998, đối tượng kết duyên với chị Nhắn, một năm sau hai vợ chồng rời Lạng Sơn vào Bình Phước lập nghiệp. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng đôi vợ chồng này rất hạnh phúc hòa thuận và đã có với nhau bốn đứa con gái. Sau khi đứa con gái thứ tư ra đời, thái độ của Lít có vẻ không được ưng ý vì vợ đẻ toàn "vịt giời". Từ đấy, đối tượng sinh buồn chán, ngày càng rượu chè nhiều hơn. Bị vợ cằn nhằn, Lít bỏ về quê chơi một thời gian dài, bỏ mặc vườn rẫy, con cái cho chị Nhắn lo toan, đến khoảng hai tháng trước mới về nhà và phụ vợ thu hoạch điều.
Bà Sáu cho biết thêm, trong cuộc sống hàng ngày, con dâu bà là người nắm toàn bộ kinh tế tiền bạc cũng như chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Vì vậy, trong thời gian chồng bỏ về quê chơi, con dâu bà chắc cũng không bằng lòng với thái độ của chồng, mặc dù không nói ra. Do đó, khi chồng trở vền nhà, chị Nhắn càng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là cắt luôn các khoản tiền sinh hoạt hàng ngày của chồng.
Lau nước mắt chảy trên gò má nhăn nheo, bà Sáu buồn bã nói: "Tiền bán hạt điều được bao nhiêu, con dâu tôi đều cất giữ, không cho thằng Lít tiền tiêu xài. Nhiều lần xin tiền vợ không cho đã khiến nó ấm ức trong lòng. Nhiều lúc đi nhậu với bạn bè, Lít cũng ngại vì không có tiền".
Hiện công an tỉnh Bình Phước đang tạm giam Liễu Văn Lít để điều tra về hành vi Giết người.
Theo Thái Hoàng
Pháp luật Việt Nam
Những "chuyện lạ" ở thôn 100% hộ nghèo Điện, nước sạch, đường bê tông là ước mơ bao đời nay của người dân thôn Đồng Lách. Ở đây có nhiều "chuyện lạ" như người bệnh đi viện bằng... võng; cả làng xem chung một cái ti vi; cuốc bộ 4-5 cây số vào hang sâu lấy nước về ăn... Đi viện bằng... võng Chúng tôi tìm đến thôn Đồng Lách, xã...