Xây dựng nội lực vững vàng cho ngành mía đường

Theo dõi VGT trên

Cùng với những cơ hội mở ra thì hội nhập quốc tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do đang đòi hỏi ngành mía đường trong nước phải thực sự “tỉnh táo”, đồng thời, xây dựng nội lực vững vàng chính là “chìa khóa” để ngành phát triển.

Xây dựng nội lực vững vàng cho ngành mía đường - Hình 1

Ngành mía đường Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề khi bị bán phá giá từ đường nhập khẩu trong năm 2020. (Ảnh minh họa: Duyên Duyên)

Hội nhập quốc tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do đang là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, để cạnh tranh hiệu quả, tự bảo vệ được nền sản xuất trong nước đang là bài toán đặt ra cho ngành mía đường Việt Nam khi vừa trải qua “cú sốc” từ sự cạnh tranh không lành mạnh khi thực thi hiệp định ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN).

Lao đao vì đường bán phá giá từ Thái Lan

Ngay sau khi thực hiện cam kết theo Hiệp định ATIGA, từ 1/1/2020, thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ mức 80% (đường thô) và 85% (đường trắng) xuống 5%. Trong một thời gian dài, ngành mía đường Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng nhập siêu và sản lượng nhập tăng một cách đột biến do không còn rào cản về thuế.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng đột biến trong năm 2020, đạt hơn 1,5 triệu tấn (trong đó, lượng đường chủ yếu được nhập từ Thái Lan). Đây là mức tăng rất lớn khi trong giai đoạn 2017-2019 đường nhập khẩu vào Việt Nam chỉ đạt từ 200 nghìn tấn đến 400 nghìn tấn, trong đó nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện đạt gần 250 nghìn tấn/năm (năm 2018-2019); đường lỏng nhập khẩu trung bình đạt 150 nghìn tấn/năm.

Do lượng đường nhập khẩu tăng đột biến trong năm 2020 nên sản xuất đường trong nước chịu ảnh hưởng rất nặng nề, đẩy ngành mía đường trong nước rơi vào tình trạng lao đao khi niên vụ 2019-2020, diện tích trồng mía tiếp tục bị giảm 15-20%. Đồng thời, một loạt các nhà máy đã phải đóng cửa, chỉ còn 29/41 nhà máy đường còn hoạt động. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất mía đường trong nước.

Theo đại diện của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, ông Lê Văn Tam – Chủ tịch Hội đồng quản trị, với việc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc đường nhập khẩu ở số lượng lớn, giá mía thấp làm cho diện tích vùng nguyên liệu tụt giảm nghiêm trọng. Diện tích mía của cả nước từ 300.000 ha, đến nay chỉ còn dưới 160.000 ha. Với các nhà máy đang còn hoạt động nhưng mang tính cầm chừng, nguyên liệu thiếu trầm trọng nên chỉ đáp ứng được 50% công suất thiết kế. Sản lượng đường sản xuất trong nước từ hơn 2 triệu tấn/năm đến nay chỉ còn dưới 1 triệu tấn.

Đứng trước thực trạng nhập khẩu đường tăng đột biến, giá ở mức thấp, vào ngày 21/9/2020, trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của đại diện ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã bắt đầu điều tra vụ việc.

Trải qua gần 5 tháng điều tra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Trong đó, áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh luyện và 33,88% cho đường thô.

Quyết định này của Bộ Công Thương đã mang lại công bằng cho ngành mía đường Việt Nam sau thời gian dài chịu tổn thất nặng nề. Đánh giá của nhiều chủ doanh nghiệp sản xuất mía đường cho thấy, đây là quyết định hết sức kịp thời, bước đầu tháo gỡ những khó khăn cho ngành mía đường trong nước. Đồng thời là điều kiện tốt để từng bước phục hồi lại ngành mía đường trong nước, đặc biệt là vùng nguyên liệu của các nhà máy và các doanh nghiệp sản xuất mía đường. Việc giá đường được đánh giá đúng với giá trị thực, giá đường tăng, các nhà máy sẽ tăng giá mua mía cho bà con nông dân, người trồng mía yên tâm tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía.

Video đang HOT

Thực tế niên vụ 2020-2021, nhiều nhà máy đã tăng giá thu mua mía cho bà con nông dân, đối với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã thông báo giá mua mía trước vụ ép là 1.000.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, cao hơn giá trong vùng 200.000 đồng/tấn và cao hơn so với vụ trước 2019-2020 là 150.000 đồng/tấn.

Xây dựng nội lực vững chắc để tăng sức cạnh tranh

Quyết định 477 của Bộ Công Thương thực sự đã mang lại sự công bằng cho ngành mía đường Việt Nam, tuy nhiên, đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, thông qua việc điều tra, quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đường Thái Lan của Bộ Công Thương cho thấy bộ mặt thật của môi trường cạnh tranh trong ngành mía đường ASEAN đã bị biến dạng bởi các biện pháp trợ cấp và phá giá để dành thị phần mà không phải môi trường của năng lực cạnh tranh thực sự.

Ông Nguyễn Văn Lộc cũng cho rằng, việc áp thuế phòng vệ thương mại là sự can thiệp kịp thời và chẳng khác nào chiếc “phao cứu sinh” xuất hiện kịp thời trong hoàn cảnh “thập tử nhất sinh” của ngành đường Việt Nam.

Với việc điều tra làm rõ kết quả cho thấy ngành mía đường Việt Nam đã được minh oan trong bối cảnh cho rằng, giá đường Việt Nam không cạnh tranh nổi với các nước trong khu vực. Khi thực tế đây chỉ là mức thuế trợ cấp mà các doanh nghiệp Thái Lan được hưởng lợi để nhằm chiếm thị phần về mặt hàng đường tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, sau vụ việc này, về lâu dài, ngành mía đường Việt Nam vẫn cần xây dựng được một “ sức khỏe” thật vững chắc để cạnh tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực khi rào cản thuế đã không còn.

Ông Đinh Duy Vượt – Phó Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai (địa phương có diện tích trồng mía lớn) cho rằng, để ngành mía đường phát triển bền vững, không bị Thái Lan “thôn tính” và từng bước cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan, đồng thời phải thực hiện đúng cam kết ATIGA và hội nhập, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng mía, trong đó đặc biệt là sửa đổi chính sách đất đai, xây dựng những cánh đồng lớn để phát triển vùng nguyên liệu tập trung – vốn được xem là điều kiện tiên quyết để cơ giới hóa, đồng thời, đầu tư về giao thông, thủy lợi…Đây chính là những vấn đề bức thiết hiện nay. Bên cạnh đó, cần phát triển các loại hình liên kết hợp tác hiệu quả trong tổ chức sản xuất nhằm tạo dựng mối liên kết gắn bó tin tưởng giữa doanh nghiệp với nông dân “sướng khổ có nhau, cùng thắng, cùng chia sẻ rủi ro nếu có”.

Đặc biệt, để xây dựng được vùng mía nguyên liệu chất lượng – yếu tố quan trọng để đưa ngành mía đường phát triển bền vững, ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, sẽ chỉ đạt được điều này nếu canh tác có hiệu quả, nghĩa là đạt được hai yếu tố năng suất cao và chi phí thấp. Như vậy, các doanh nghiệp cần rà soát đánh giá và quy hoạch lại các diện tích sản xuất mía và chỉ giữ lại các vùng trồng có tiềm năng đạt được hai yếu tố này.

Đáng chú ý, ở cấp độ cao hơn, ông Lộc cho rằng, vùng mía nguyên liệu chỉ có thể tồn tại bền vững nếu lợi nhuận từ cây mía cao hơn lợi nhuận từ cây trồng cạnh tranh trực tiếp tại địa phương. Có như thế, người nông dân mới có thể yên tâm tiếp tục đồng hành cùng các nhà máy.

Ngoài ra, giống cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển “chất lượng” của ngành mía đường. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, cần phải chọn được những giống mía tốt, phát triển nhanh, trữ lượng đường tốt, phù hợp với từng vùng miền. Đồng thời phải có chính sách để nông dân thay đổi giống. Trong đó, Nhà nước và doanh nghiệp phải có những chính sách hỗ trợ để người dân có trách nhiệm thay đổi giống và tăng năng suất. Cần phải có một hệ thống về giống sẵn sàng để cung cấp cho nông dân khi cần.

Theo phân tích của các chủ doanh nghiệp ngành mía đường, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là việc kiểm soát đường nhập lậu. Nếu không quyết liệt, không kiểm soát chặt chẽ đường nhập lậu sẽ gây lũng đoạn giá đường trong nước, đường các nhà máy sản xuất trong nước sẽ không tiêu thụ được, doanh nghiệp mía đường sẽ tiếp tục gặp khó khăn như những năm trước đây.

Hơn nữa, cần tiến hành điều tra, khởi kiện các sự việc bán phá giá, trợ cấp quá mức, đây cũng được xem là động thái quyết liệt để bảo vệ ngành mía đường Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng đường và chất tạo ngọt.

Chỉ khi những giải pháp trên được triển khai đồng bộ và quyết liệt, ngành mía đường Việt Nam mới sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn, xây dựng được tiềm lực, khẳng định vị thế của ngành hàng không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà còn đủ lực cạnh tranh thậm chí vượt lên trên các nước trong khu vực.

Nghịch lý Việt Nam: Đứng Top đầu thế giới nhưng thua lỗ, đóng cửa hàng loạt

Là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, nhưng DN mía đường Việt đóng cửa hàng loạt, số còn lại hoạt động cầm chừng vì không thể cạnh tranh với đường ngoại.

Ồ ạt nhập khẩu, ngành mía đường "hấp hối"

Ngay sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5%. Một nghịch lý xảy ra với ngành mía đường Việt Nam trong thời gian khá dài: sản lượng đường trong nước dư thừa, nhưng nhập siêu lên đến 884.285 tấn đường vì không còn rào cản thuế.

Niên vụ 2019-2020, diện tích trồng mía tiếp tục giảm 15-20%. Dự báo, niên vụ 2020-2021, nguồn cung mía nguyên liệu cho các nhà máy lại thiếu hụt. Chỉ còn 29/40 nhà máy đường còn hoạt động. Tổng lượng mía nước ta chỉ đạt 5,29 triệu tấn, tương đương 530.000 tấn đường. Hơn nữa, giá đường nội địa Việt Nam vẫn thấp nhất trong khu vực.

Tại tọa đàm trực tuyến "Cơ hội và thách thức cho ngành mía đường" chiều 23/3, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ đường lớn trên thế giới và trong khối ASEAN. Năng lực sản xuất trung bình của Việt Nam hàng năm đạt 1-1,3 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng trực tiếp và cho sản xuất chế biến là khoảng hơn 2 triệu tấn.

Nghịch lý Việt Nam: Đứng Top đầu thế giới nhưng thua lỗ, đóng cửa hàng loạt - Hình 1

Hàng loạt doanh nghiệp mía đường phải đóng cửa vì đường nhập khẩu tràn vào Việt Nam

Theo thống kê của cơ quan Hải quan, giai đoạn 2017-2019, đường nhập khẩu vào Việt Nam đạt 200.000 đến 400.000 tấn. Song, việc bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường để thực hiện cam kết theo Hiệp định ATIGA đã tác động lớn.

Tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong năm 2020, đạt hơn 1,5 triệu tấn. Do đó, sản lượng đường sản xuất đường trong nước bị ảnh hưởng đáng kể (niên vụ 2019-2020 ép chưa được 900.000 tấn đường so với trung bình trên 1,2 triệu tấn/năm).

Ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn - thừa nhận, ngành mía đường Việt Nam những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt sau khi hiệp định ATIGA có hiệu lực. Do ngành mía đường Thái Lan được trợ giá, trợ cấp nên giá đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam rất thấp, giá đường sản xuất trong nước không cạnh tranh nổi, kể cả các nhà máy đã mua giá mía thấp của bà con nông dân.

Giá mía thấp làm cho diện tích vùng nguyên liệu tụt giảm nghiêm trọng, từ 300.000 ha diện tích mía cả nước nay chỉ còn dưới 160.000 ha. Từ 41 nhà máy đường nay chỉ còn 29 nhà máy hoạt động cầm chừng, nguyên liệu thiếu trầm trọng chỉ đáp ứng được 50% công suất thiết kế. Sản lượng đường sản xuất trong nước từ hơn 2 triệu tấn/năm giờ chỉ còn dưới 1 triệu tấn.

Có "phao cứu sinh" nhưng vẫn lo đường lậu

Trước cơn "hấp hối" của ngành mía đường Việt, ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô.

Việc này, theo ông Nguyễn Văn Lộc - quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, là đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và luật pháp Việt Nam. Kết quả điều tra đã chứng tỏ có hành vi trợ cấp và bán phá giá, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành đường trong nước khi hơn 50% hộ nông dân trồng mía bị tước quyền sản xuất và 1/3 số nhà máy buộc phải đóng cửa.

"Việc áp thuế chống bán phán giá là sự can thiệp kịp thời, giống như 'phao cứu sinh' xuất hiện kịp thời trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh của ngành mía đường Việt Nam", ông Lộc đánh giá.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng cho rằng, do đã bị thiệt hại quá nặng nề nên việc phục hồi sẽ còn rất nhiều gian truân, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành. Theo ông, với mức thuế chống bán phá giá thích đáng, khi ban hành sẽ bảo đảm giá đường, giá mía tương Việt Nam đương các nước trong khu vực, tạo điều kiện để nông dân và các nhà máy đường sớm hồi phục, phát triển trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch.

Nghịch lý Việt Nam: Đứng Top đầu thế giới nhưng thua lỗ, đóng cửa hàng loạt - Hình 2

Quyết định áp thuế chống bán phá giá với đường nhập khẩu Thái Lan giúp giá mía đường trong nước tăng mạnh

Ông Lê Văn Tam cho rằng, nếu được cạnh tranh sòng phẳng thì ngành mía đường trong nước không thua kém các đối thủ trong khu vực.

Theo ông, đây là điều kiện tốt để từng bước phục hồi lại ngành mía đường trong nước, đặc biệt là vùng nguyên liệu sản xuất mía đường. Khi giá đường được đánh giá đúng với giá trị thực, giá đường tăng, các nhà máy sẽ tăng giá mua mía cho bà con nông dân, người trồng mía yên tâm tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía, từ đó từng bước khôi phục lại vùng nguyên liệu.

Thực tế vụ 2020-2021 nhiều nhà máy đã tăng giá thu mua mía cho bà con nông dân. Như Lam Sơn mua mía trước vụ ép là 1 triệu đồng/tấn 10 CCS (chữ đường - hàm lượng % đường có trong mía) tại ruộng, cao hơn giá trong vùng 200.000 đồng/tấn và cao hơn vụ trước 150.000 đồng/tấn.

Tuy nhiên, giải pháp lớn của ngành mía đường là không chỉ làm mía, làm đường mà từ đường làm ra nhiều sản phẩm khác, được thị trường chấp nhận.

Với thị trường, quan trọng nhất là chống buôn lậu. Nếu không cảnh giác, chúng ta còn gặp khó khăn hơn. Buôn lậu có thể thêm nhiều hình thức khác, qua các nước khác, gây nguy hiểm cho giá đường thô, giá đường trắng, khiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn, ông Tam lo lắng.

Ông Đinh Duy Vượt, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, cũng cho biết, giá mía hiện tăng từ 100.000-200.000 đồng/tấn, được nhà máy hỗ trợ chi phí vận chuyển, thu hoạch, mía sạch. Theo đó, nông dân lãi 30-50 triệu đồng/ha. Giá đường tăng gần 50%, khoảng trên 4.000 đồng/kg so với năm 2020 (những vụ trước các hộ trồng mía bị lỗ, hòa vốn hoặc có lãi không đáng kể).

Nhưng ông nhận định, để ngành mía đường phát triển bền vững, không bị Thái Lan "thôn tính" và từng bước cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan, đồng thời thực hiện đúng cam kết ATIGA và hội nhập, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, với nhà máy. Ngoài ra, phải ngăn chặn một cách hiệu quả, triệt phá, xử lý nghiêm việc buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là với đường Thái Lan và các nước tuồn vào Việt Nam.

"Ngành mía đường cũng cần khẩn trương tái cơ cấu, đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường... Doanh nghiệp phải sớm hiện đại hóa các nhà máy, đa dạng các sản phẩm, phụ phẩm từ bã mía như điện, phân bón... ", ông lưu ý.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17
06:53:56 08/11/2024
Điện Kremlin nhắc lại lời hứa của ông Trump về vấn đề hoà bình ở Ukraine
06:10:11 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Tôi quyết định làm mẹ đơn thân sau khi thấy cảnh nhà chồng đối xử với thông gia trong tiệc đầy tháng cháu nội

Góc tâm tình

08:22:28 08/11/2024
Nếu không có chiếc video do bạn thân vô tình quay lại thì tôi cũng không biết bố mẹ mình phải chịu ấm ức như thế. Giờ thì chính tôi cũng bắt đầu nhập hội ân hận khi lấy chồng.

Phi hành gia nhập viện sau khi về trái đất hiện ra sao?

Thế giới

08:19:55 08/11/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cập nhật tình hình của phi hành gia nhập viện sau khi từ Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi cuối tháng trước.

Hoa dã quỳ đang nở rộ Lâm Đồng

Du lịch

08:18:44 08/11/2024
Hoa nở rực rỡ, nhuộm vàng những con đường, triền đồi ở Lâm Đồng, nhất là Đà Lạt, khiến bao người dân và du khách khắp nơi ngẩn ngơ, say đắm.

Phim Hàn đẹp ngoài sức tưởng tượng khiến netizen mê mẩn, mỗi khung hình đều đậm chất nghệ thuật

Phim châu á

08:09:21 08/11/2024
Năm 2024 là một năm lên ngôi của dòng phim tâm lý tội phạm xứ Hàn khi sau tiếng vang lớn của Black Out, khán giả lại được thưởng thức một siêu phẩm khác là Doubt (tựa tiếng Việt: Nghi Phạm Cận Kề).

1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài

Hậu trường phim

08:06:56 08/11/2024
Theo Sina, dẫu Lộc Hàm và Quan Hiểu Đồng đã công khai tình cảm được 7 năm, nhưng người hâm mộ của cả hai vẫn không hoàn toàn chấp nhận mối quan hệ này.

Một nhân tố mới gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam, thì ra là "người quen" của dàn Anh Trai Chông Gai

Nhạc việt

08:01:41 08/11/2024
Mới đây, SpaceSpeakers Label công bố nghệ sĩ độc quyền mới - APJ. Nam nghệ sĩ gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam với vai trò Music Producer/Singer/SongWriter.

Sao Hàn 8/11: Cuộc sống thượng lưu của 'tình đầu quốc dân', Jennie gợi cảm

Sao châu á

07:58:14 08/11/2024
Tình đầu quốc dân Park Yoo Mi khiến công chúng ngưỡng mộ bởi cuộc sống làm dâu nhà giàu, Jennie gợi cảm khó cưỡng trong loạt ảnh hậu trường.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...