Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao.
Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40% trong tổng lượng gỗ khai thác.
Rừng nguyên liệu gỗ lớn phát triển mạnh ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN
Biến động lớn từ đại dịch COVID-19 và gần đây là căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm cho giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng cao càng đặt ra sự cấp thiết về xây dựng và phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, đặc biệt là gỗ lớn, có chất lượng và bền vững.
Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung phục vụ chế biến gỗ được khai thác từ 3,69 triệu ha rừng trồng sản xuất, chiếm khoảng 53%, còn lại từ cây trồng phân tán, rừng cao su thanh lý. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu. Tuy nhiên, gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo, viên nén…
Thời gian qua, với các chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất đã chuyển hoá được 126.175 ha rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Cả nước có 489.016 ha rừng trồng gỗ lớn. So với con số diện tích rừng trồng sản xuất thì đây vẫn là con số quá khiêm tốn. Điều này cũng cho thấy Việt Nam có tiềm năng trong việc phát triển nguồn nguyên liệu này.
Cộng thêm biến động trên thị trường thế giới, ông Đỗ Xuân lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, bài toán cần thiết hơn bao giờ hết đặt ra cho ngành là làm thế nào Việt Nam chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, tiến tới thay thế nguồn gỗ nhập khẩu hiện đang ở con số 5-6 triệu m3 mỗi năm.
Ông Đỗ Xuân Lập cho biết thêm, xung đột Nga và Ukraine tác động lớn nhất là làm chặn nguồn cung gỗ nguyên liệu của Nga ra thế giới, làm cho giá gỗ nguyên liệu của châu Âu tăng vọt. Việt Nam đang nhập khẩu từ hai nguồn chính là châu Âu và Bắc Mỹ.
Trước tình hình trên, ông Võ Quang Hà, Chủ tịch Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) cho biết, doanh nghiệp đã phải tìm kiếm những nguồn gỗ rừng trồng trong nước như gỗ tràm để thuyết phục khách hàng thay thế gỗ nhập khẩu trước đây. Nhưng vấn đề cũng đặt ra là liệu nguồn cung thay thế đó liệu có ổn định.
Để phát triển gỗ rừng trồng trong nước ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển chuỗi lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng, đầu tư và phát triển các cây gỗ lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, hạn chế việc xuất khẩu thô, đó là các sản phẩm gỗ xẻ, dăm, viên nén hay là các loại ván bóc mà phải đưa chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cũng đã nỗ lực trong việc tìm kiếm cơ hội tham gia trực tiếp vào chuỗi cung trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ. Nhiều doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam VINAFOR đã có những diện tích rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), các doanh nghiệp như Woodsland, NAFOCO, Scancia Pacific kết hợp với các hộ trồng rừng ở Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Đồng Nai… và đã đạt chứng chỉ FSC.
Nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Biomass Fuel Việt Nam cũng đang nỗ lực liên kết phát triển gỗ có chứng chỉ FSC. Nguồn cung gỗ rừng trồng có chất lượng là nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Video đang HOT
Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland Tuyên Quang cho biết, doanh nghiệp sản xuất chủ yếu các sản phẩm gỗ chế biến nội ngoại thất cho tập đoàn IKEA, xuất khẩu chính vào các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản. Nhu cầu nguyên liệu gỗ tròn cho sản xuất từ 150.000-200.000 m3 gỗ tròn/năm; trong đó nhu cầu gỗ nguyên liệu từ rừng chứng chỉ FSC/FM trên 90%.
Từ năm 2015, doanh nghiệp đã chủ động hợp tác với 5 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh Tuyên Quang với hình thức cùng đầu tư, thu mua lại sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ rừng FSC/FM. Hiện đã có trên 28.000 ha được công ty liên kết, hợp tác để thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng. Việc xây dựng vùng trồng rừng gỗ lớn (trước mắt trong phạm vi chứng chỉ rừng được cấp) là mục tiêu và chiến lược của Woodsland.
Hiện tại, công ty đã cùng phối hợp các công ty lâm nghiệp và nhóm hộ gia đình để xây dựng phương án quản lý rừng tối thiểu 7 năm để có thể tạo vùng nguyên liệu gỗ đáp ứng nhu cầu chế biến, bà Đỗ Thị Bạch Tuyết cho hay.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất đúng đắn và các doanh nghiệp cũng đang tập trung vào để có được nguồn gỗ rừng trồng trong nước nó ổn định hơn. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ trồng rừng trong nước càng phải mạnh mẽ hơn để đảm bảo rằng người nông dân, những hộ trồng rừng có thể giữ cây gỗ được lâu năm hơn, lớn hơn, từ đấy có được phần nguồn nguyên liệu để cho chế biến đồ gỗ.
Cùng với đó, phát triển nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước có chứng chỉ FSC hay chứng chỉ VFCS/PEFC để đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp, ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…
Với Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cũng như trong Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã cho thấy Chính phủ tiếp tục có các chính sách ưu tiên, khuyến khích việc phát triển gỗ rừng trồng là gỗ lớn, có chứng chỉ bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản; trong đó có các chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng rừng gỗ lớn, thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.
Đặc biệt, Bộ đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch Quốc gia ngành lâm nghiệp Việt Nam; trong đó, sẽ tập trung rà soát, đánh giá diện tích đất lâm nghiệp và rừng trồng sản xuất hiện có, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn; gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh việc nghiên cứu, lựa chọn các giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng thì cần đẩy mạnh phát triển các mô hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng trong trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho hay.
Báo cáo của Liên Hợp quốc: Ở gần rừng giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp máu và bệnh trầm cảm
Nâng cao chất lượng rừng, chú trọng phát triển rừng để chủ động nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cho chế biến, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong khi đó, báo cáo của Liên Hợp quốc cũng chỉ rõ những tác dụng của rừng với sự sống.
Gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 trong 7 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, ngành lâm nghiệp vẫn đạt được mục tiêu đề ra với 5/5 chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt mục tiêu.
Theo đó, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 15,87 tỷ USD, vượt 20% kế hoạch đề ra, tăng 20% so với năm 2020; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.115 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch thu năm 2021, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42,02%...
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành lâm nghiệp năm 2021 mới đây, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2021, việc nâng cao chất lượng rừng được ngành quan tâm.
Theo đó, cả nước đã trồng được 230.000ha rừng tập trung; 122 triệu cây phân tán; khai thác được 31,5 triệu mét khối gỗ.
Đáng chú ý, năm 2021, số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại cơ bản đều giảm so với năm 2020.
Cụ thể, trong năm 2021 lực lượng chức năng đã phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 411 vụ, tương ứng giảm 13% so với cùng kỳ; diện tích thiệt hại 852 ha, giảm 6% (56 ha) so với năm 2020. Cháy rừng đã phát hiện 196 vụ, diện tích thiệt hại 1.229 ha.
Một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngành lâm nghiệp là ngày càng chủ động được nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cho chế biến. Trong ảnh: Một vườn ươm cây giống phục vụ trồng rừng ở Phú Thọ. Ảnh: P.V
Theo ông Bùi Chính Nghĩa, một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngành lâm nghiệp là ngày càng chủ động được nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cho chế biến.
Cụ thể, sản lượng gỗ khai thác năm 2021 đạt 32 triệu mét khối, trong đó rừng trồng tập trung đạt 21,5 triệu mét khối, từ cây trồng phân tán và cao su 10,5 triệu mét khối.
Từ những diện tích rừng trồng trong nước, các doanh nghiệp đã đưa sản phẩm gỗ của Việt Nam đến nhiều thị trường, tổng giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,72 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ và là 1 trong 7 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Đáng chú ý, xuất siêu ước cả năm đạt 12,94 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ nhờ chúng ta chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước.
Giá trị xuất siêu lâm sản lớn nhất trong nhóm các ngành nông lâm thủy sản đóng góp quan trọng vào giá trị xuất siêu của ngành.
Sức khỏe của rừng đồng nghĩa với sức khỏe của con người
Đánh giá về vai trò của rừng, trong Báo cáo mục tiêu rừng toàn cầu 2021, Liên Hợp quốc nhận định, sức khỏe của rừng đồng nghĩa với sức khỏe của con người khi 75% bệnh truyền nhiễm từ động vật và thường xuất hiện khi cảnh quan tự nhiên như rừng bị tàn phá.
Rừng cung ứng các sản phẩm y tế từ khẩu trang đến cung ứng vật tư vệ sinh và ethanol cho khử trùng.
Các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược chiếm 25% thuốc chữa bệnh ở các quốc gia phát triển và lên đến 80% ở các quốc gia đang phát triển.
Ở trong rừng và gần rừng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp máu và bệnh trầm cảm, cải thiện trạng thái tâm lý và thư giãn.
Rừng cũng là nguồn hỗ trợ sinh kế bền vững khi 40% người nghèo ở khu vực nông thôn sống trong rừng và trên thảo nguyên; sinh kế của 1,2 tỷ người thực hành nông lâm kết hợp phụ thuộc vào rừng và cây; trên quy mô toàn cầu, 76 triệu tấn thực phẩm đến từ rừng, trong đó 95% là từ cây trồng.
Báo cáo mục tiêu rừng toàn cầu 2021 của Liên Hợp quốc cũng nhận định, rừng là nhân tố sống còn đối với cuộc sống. Toàn cầu có khoảng 1 triệu loài động vật và thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng;
Rừng là nơi cư ngụ của 80% các loài sinh vật trên đất liền; 18% diện tích rừng được xác lập là các khu bảo tồn; 75% nguồn nước sạch tiếp cận được trên thế giới đến từ các lưu vực có rừng.
Nhận định đầu tư vào rừng là đầu tư cho tương lai xanh hơn nên khu vực tư nhân đã đầu tư 15 tỷ USD vào ngành lâm nghiệp ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi.
Cho đến nay, 54% diện tích rừng thế giới được quản lý thông qua kế hoạch dài hạn; 1,5 tỷ ha rừng thế giới được quản lý toàn vẹn cho việc sản xuất gỗ và các lâm phẩm ngoài gỗ; 40% nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới đến từ rừng tương tự như các nguồn năng lượng mặt trời, thủy điện và nguồn năng lượng kết hợp khác.
Mỹ có nhu cầu ngày càng lớn, Việt Nam muốn thu 16 tỷ USD từ một sản phẩm thế mạnh Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục nhờ sức mua tăng vọt từ thị trường Mỹ, Trung Quốc. Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục chưa từng có Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục mới trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có những...