Xây dựng Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 và một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Thực hiện đơn hàng xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty May Thái Nguyên. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cấp bách của doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch COVID-19, dự thảo Nghị quyết đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính gồm: Thực hiện các biện pháp, phòng chống đại dịch COVID-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia.
Dự thảo đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến hết năm 2021, lũy kế khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19; khoảng 160 nghìn doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; khoảng 50 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; hàng trăm nghìn doanh nghiệp được tiếp cận các chính sách hỗ trợ về giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động…
Video đang HOT
Mục tiêu của dự thảo Nghị quyết là sớm kiểm soát được dịch bệnh để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất; hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.
Cùng với đó, các địa phương tập trung giữ vững các vùng an toàn dịch bệnh để thúc đẩy sản xuất kinh doanh; ưu tiên thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp kịp thời, hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh, ổn định sản xuất kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kiên quyết không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, cung ứng lao động…
Theo dự thảo, khu vực doanh nghiệp luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội; là mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị và là lực lượng nòng cốt trong việc tạo ra của cải vật chất xã hội.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước diễn biến phức tạp, do biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh; các đợt dịch bùng phát khiến cho các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường trong nước và quốc tế giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm. Sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp tiếp tục suy giảm.
Chính vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách, giải pháp nhanh, mạnh và kịp thời để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tiếp sức cho doanh nghiệp ổn định, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.
Dự thảo được xây dựng trên quan điểm nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt vì mục tiêu hàng đầu là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và hoạt động của doanh nghiệp; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế – xã hội, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường trong thời gian nhanh nhất…
Một trong những nội dung của dự thảo cũng đề cập tới việc tiếp tục đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp trên nguyên tắc khó khăn, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tháo gỡ, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, phải chủ động báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý; tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc trong sản xuất kinh doanh với phương châm “sớm nhất – hiệu quả nhất” nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với khu vực doanh nghiệp…
Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục tạo điều kiện cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất.
Áp dụng "Luồng xanh", không còn tình trạng ùn tắc tại chốt kiểm soát số 5, cầu Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV, Bộ Giao Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Y tế Giao thông Vận tải; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải; Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện duy trì hoạt động sản xuất.
Cùng đó, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm cao nhất các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ những cơ sở bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định mới được phép hoạt động trên tinh thần an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.
Các cơ quan, đơn vị ngành giao thông tạo thuận lợi vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn. Bên cạnh đó, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa; chủ động có các giải pháp hỗ trợ bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông đối với nhóm hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, ô xy y tế, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, bảo đảm hoạt động vận tải để cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân. Đặc biệt, là bảo đảm cung ứng trực tiếp đến người dân ở những khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.
Bốn nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh UBND TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Thực hiện giãn cách trong khu vực chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) nằm trong Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân). Ảnh: Xuân Anh/TTXVN Tập trung...