Xây dựng Nam Đàn thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu, đáng sống
Ngày 24.2, tại huyện Nam Đàn, UBND tỉnh Nghệ An; Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị công bố và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm “Xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018-2025″.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình Mục tiêu Quốc gia dự chỉ đạo hội nghị. Cùng dự hội nghị còn có Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường.
Huyện nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa và du lịch
Tại hội nghị, ông Nguyễn Cao Lục – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ công bố Quyết định số 17/QĐ-TTg, ngày 4.1.2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thí điểm “Xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018 – 2025″.
Đề án có mục tiêu tổng quát là nâng cao toàn diện chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng, làm động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thông qua hoạt động du lịch, dịch vụ, đưa Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu về “phát triển văn hóa gắn với du lịch”, góp phần tạo sức lan tỏa trên toàn quốc.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo hội nghị.
Đề án đặt mục tiêu cụ thể: “Đến 2025, kinh tế du lịch gắn với văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa tỷ trọng du lịch, dịch vụ chiếm khoảng 42 – 43% trong cơ cấu kinh tế của huyện; hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu, tiêu chí và được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện nông thôn mới kiểu mẫu về phát triển văn hóa gắn với du lịch”.
Ông Thái Thanh Quý – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhìn nhận, bên cạnh những kết quả to lớn đạt được, một số lĩnh vực mức độ đạt chuẩn của huyện Nam Đàn vẫn còn chưa cao. Đó là hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, hệ thống giao thông kết nối, thu hút đầu tư chưa mạnh; liên kết trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều; việc triển khai chỉnh trang hệ thống đường dây điện, cáp viễn thông tiến độ còn chậm, ảnh hưởng đến cảnh quan và việc đảm bảo an toàn giao thông…
“Huyện cần nhanh chóng tập trung, khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai các nội dung của Đề án đã được Thủ tướng phê duyệt; tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới cấp xã, cấp huyện. Kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên doanh, liên kết trong sản xuất, nâng cấp hệ thống hạ tầng” – ông Thái Thanh Quý nói.
Video đang HOT
Ông Thái Thanh Quý lưu ý trong nông nghiệp, huyện Nam Đàn cần củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên các sản phẩm truyền thống …
Nam Đàn- miền quê đáng sống
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định, việc triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí diểm xây dựng Nam Đàn trở thành huyện NTM kiểu mẫu đúng dịp tròn 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện những lời căn dặn trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho quê hương (ngày 21.7.1969) là “Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc” là vô cùng có ý nghĩa.
“Việc triển khai đề án thí điểm xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện NTM kiểu mẫu, ngoài trách nhiệm còn là tình cảm thiêng liêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng nhắn nhủ, bên cạnh sự vào cuộc của các Bộ, ngành, sự chung sức của các doanh nghiệp, vai trò không thể thay thế được chính là tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn và nhất là sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân thì mới sớm thành công.
Mô hình dưa lưới tại xã Nam Anh (huyện Nam Đàn).
Cũng tại hội nghị, Nhà sử học Dương Trung Quốc gợi ý: “Nam Đàn cần tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng trên địa bàn, ưu tiên các di tích đã được xếp hạng cũng như khai thác giá trị Dân ca ví, giặm, nghề truyền thống để phục vụ phát triển dịch vụ, du lịch…”.
Tiếp thu những gợi ý đó, ông Đinh Xuân Quế – Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cho biết, với những bài học và kinh nghiệm thực tiễn 7 năm xây dựng huyện NTM, Đảng bộ và nhân dân Nam Đàn đặt ra quyết tâm chính trị cao nhất, quyết liệt nhất để xây dựng Nam Đàn trở thành miền quê đáng sống; xây dựng nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Thu hút 9 dự án nghìn tỉ
Tại hội nghị, có 9 dự án được ký kết đầu tư với tổng giá trị hơn 1.800 tỉ đồng: Dự án Bến – bãi đỗ xe và Trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa cội nguồn tại Kim Liên; Khu du lịch Sinh thái – Văn hóa – Lịch sử Núi Chung; Dự án Hỗ trợ công trình Hồ sen dâng bác; Nhà máy giày dép da xuất khẩu tại cụm công nghiệp Vân Diên; Nhà máy xử lý rác thải Nam Đàn tại xã Khánh Sơn; Dự án bến – bãi đỗ xe và Trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa cội nguồn; Khu đô thị thương mại, khách sạn Nam Đàn COMPLEX; Nhà máy cấp nước sạch vùng Năm Nam; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án đầu tư; Cổng thông tin điện tử du lịch thông minh huyện Nam Đàn; Bãi đỗ xe và dịch vụ du lịch, thương mại tại chân núi Đại Huệ.
Theo Danviet
Nóng: Xoài Việt Nam chính thức sang Mỹ sau 10 năm đàm phán
Hôm nay, ngày 18.2, đánh dấu một bước ngoặt mới cho trái xoài Việt Nam khi chính thức được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Vậy là sau 10 năm đàm phán bền bỉ, xoài Việt đã chinh phục được một trong những thị trường khó tính nhất.
Đây cũng là loại quả thứ 5 của Việt Nam vào thị trường Mỹ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa, thanh long. Như vậy, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thứ 40 của quả xoài Việt Nam.
Hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Được biết, từ tháng 12.2017, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã sửa đổi quy định cho phép nhập khẩu xoài từ Việt Nam.
Nông dân An Giang chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: I.T
Theo đó, các chuyên gia APHIS đã xác định xoài Việt Nam có thể được nhập vào Mỹ theo quy trình được phối hợp quản lý có hệ thống từ khâu trồng cho đến đóng thùng, vận chuyển... nhằm bảo đảm trái đạt chất lượng và không còn tồn dư chất bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, xoài phải được xuất sang Mỹ trên các chuyến hàng thương mại và có giấy tờ chứng nhận đầy đủ, gồm giấy đảm bảo xoài không có các vết đen làm hư quả.
Tiếp đó, trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Stephen Censky ngày 26.6.2018 tại Washington D.C, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, Mỹ đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam.
Kết quả này là nỗ lực của hai bên sau hơn nửa năm đạt được thoả thuận "đồng ý về nguyên tắc mở cửa thị trường cho sản phẩm của nhau.
Theo yêu cầu từ phía Mỹ, xoài muốn được xuất khẩu sang thị trường này phải vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe như điều kiện nhà vườn, đóng gói, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập...
Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cho biết, Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn với xoài. Sản xuất tại chỗ của Mỹ chỉ đạt 3.000 tấn/năm, bằng 1/100 số lượng họ phải nhập khẩu mỗi năm, và đó là dư địa để xoài Việt có cơ hội gia tăng tiêu thụ.
Được biết, hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia châu Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador, Brazil và Guatamala để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xoài nội địa của Mỹ chủ yếu được trồng tại các bang Florida, Hawaii và một lượng nhỏ tại California và Texas.
Việt Nam có thể xuất sang Mỹ khoảng 3.000 tấn xoài tươi. Ảnh: I.T
Việt Nam có thể xuất sang Mỹ khoảng 3.000 tấn xoài tươi, tương đương khoảng gần 1% lượng xoài tươi nhập khẩu của quốc gia này và ngang bằng với sản lượng xoài nội địa của Mỹ.
Theo thống kê, diện tích trồng xoài của cả nước khoảng 87.000 ha, sản lượng hơn 969.000 tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất xoài trên thế giới nhưng số lượng xuất khẩu thì còn khiêm tốn và nằm ngoài tốp 10 nước xuất khẩu xoài.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu được quy hoạch vùng sản xuất và chế biến đạt các tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính, trái xoài Việt Nam với giá trị sản xuất đạt 490 triệu USD có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại ngoại tệ lớn như thanh long, nhãn, chôm chôm...
Theo Danviet
Năm 2019: TP.HCM tập trung cải cách hành chính, phục vụ dân TP.HCM tin tưởng rằng thực hiện tốt cải cách hành chính, hoạt động của bộ máy chính quyền cũng như năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư của TP sẽ được phát huy hiệu quả. Vượt qua những khó khăn, thách thức, năm 2018 TP.HCM đã nỗ lực về đích với những kết quả nổi bật khi hầu hết các chỉ...