Xây dựng một tựa game thế giới ảo ngoài đời thực có thật sự xảy ra được hay không?
Tạo ra một thế giới Genshin Impact ngoài đời thực xem ra vẫn còn khá viển vông và vô lý, tính cho tới thời điểm hiện tại.
Trong nhiều năm trở lại đây, thể loại dị giới ( isekai) và game đã trở thành tâm điểm của thế giới anime. Với phát súng đầu tiên mang tên Sword Art Online, thể loại này phát triển lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và được coi là 1 trong những trào lưu vẫn mãi chưa hết thời trong suốt những năm 2010 cho tới nay.
Với sự phổ biến của dòng anime isekai – game du hành thế giới ảo, đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc xuất hiện một tựa game mô phỏng một cách hoàn chỉnh sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ ngày nay. Thậm chí, Mihoyo, nhà sản xuất của game Genshin Impact cũng nói rằng, họ cũng đang chuẩn bị để đưa vào 1 tựa game mô phỏng tương tự vào năm 2030.
Vậy thì, liệu các nhà sản xuất có thể đưa ra một tựa game “thế giới ảo” có thể sớm xuất hiện như mong đợi của các game thủ được hay không?
Ở thời điểm hiện tại, rất đáng tiếc, câu trả lời gần như là không, bởi nó rất khó xảy ra. Có quá nhiều lý do khiến cho người ta vẫn chưa thể tạo ra được một công nghệ giống như tưởng tượng cho được.
1. Hoạt động từ não bộ dẫn tới máy tính chưa hoàn thiện
Với công nghệ hiện nay, con người vẫn chỉ có thể cảm nhận được các hoạt động não bộ từ bên ngoài bộ não của chúng ta . Chúng ta có thể nghe thấy một giọng nói từ trên bầu trời nói xuống vậy, dù chúng ta không hiểu được chính xác nó từ đâu ra. Thêm vào đó, bộ não con người cũng chưa hề chấp nhận việc nhập liệu thẳng vào trong não.
Các công cụ VR hiện tại mới chỉ cho phép chúng ta có thể cảm nhận qua 2 giác quan chính là thị giác và thính giác, còn các giác quan còn lại vẫn chưa khả thi. Vì vậy, việc tiến sâu vào thế giới ảo giống như công nghệ vẫn sẽ rất… ảo, đừng nói đến Sword Art Online dùng não, mà chỉ qua tiếp xúc cơ thể tầm gần cũng khó có cửa.
Video đang HOT
Vẫn khó lắm, ít ra việc đưa thiết bị tiếp xúc với cơ thể như The Matrix hay Accel World đã làm xem chừng còn khả thi hơn.
2. Cấu trúc bộ não không thể lập trình
Không giống máy móc, bộ não con người không phải phần cứng, nên nó sẽ phản ứng theo cách khác nhau với mỗi mệnh lệnh được đưa ra. Việc xử lý thông tin đơn giản ở mỗi người cũng sẽ tạo nên những chuỗi hành động khác nhau, các nhà sản xuất cũng phải tùy biến lại rất nhiều thứ. Nó sẽ tốn quá nhiều thời gian để lập trình viên hoàn thành được hệ thống thao tác cơ bản.
3. Logic của hệ thống và con người
Hệ thống máy móc luôn hoạt động theo lập trình, kể cả là logic do nó được “dạy dỗ” có dở hơi hay điên khùng cỡ nào. Quy tắc máy móc được học luôn là bất di bất dịch, trừ khi con người đụng tay vào sửa nó.
Để tạo ra một thế giới như SAO, con người sẽ phải dạy tất cả mọi thứ cho AI. Hiện tại, AI có thể tự học và rút kinh nghiệm để tiến bộ, nhưng với 1 tựa game giả lập siêu lớn, chi phí để đầu tư cho nó vẫn là chưa thể tính toán nổi. Thậm chí, công nghệ và khả năng của máy tính ở thời điểm hiện tại chưa chắc đủ khả năng làm nên điều đó.
4. Duy trì và vận hành
Tiền đâu, luôn là thứ đầu tiên phải nghĩ đến. Để xây dựng một thế giới isekai phức tạp sẽ tốn rất nhiều tài nguyên, nhân lực và tiền bạc. Việc xây dựng đồ họa, hiệu ứng chuyển động và cài đặt trong game sẽ tiêu tốn rất nhiều nhân lực và cả tiền bạc. Đó là cả chưa kể chi phí vận hành và cập nhật sẽ tốn không biết bao nhiêu mà kể. Cứ thử nghĩ mà xem, 1 bản cập nhật thế giới mới sẽ tốn thêm bao nhiêu chi phí nếu như nhà sản xuất còn chưa tới điểm hòa vốn?
Những tựa game hay nhất lấy ý tưởng từ anime Nhật Bản (P.1)
Anime thật sự là một nguồn tư liệu lý tưởng để có thể chuyển thể thành anime mà vẫn được nhiều người ưa thích.
1. Persona
Persona, hay còn có tên gọi khác là Shin Megami Tensei: Persona là một dòng game JRPG nổi đình nổi đám của hãng game Atlus. Vốn ban đầu chỉ là một nhánh phụ của dòng game Shin Megami Tensei, tới nay Persona đã có tới 5 phiên bản chính và kèm theo đó là vô số các tựa game ăn theo.
Ra mắt lần đầu vào năm 1996, Persona chủ yếu lấy bối cảnh là trường học và nhân vật chính thường là các học sinh cấp 3. Cùng với các chiến hữu là bạn học và các Persona, nhân vật chính sẽ phải theo đuổi những bí ẩn diễn ra xung quanh cuộc sống của họ, và rồi tìm được bản ngã của chính mình. Cho tới nay, Persona đã bán được tổng cộng 13 triệu bản trên toàn cầu, vượt qua cả dòng game gốc Shin Megami Tensei.
2. .hack
Series .hack được phát hành trên PS2 và bao gồm tới 4 phiên bản gồm .hack//Infection, .hack//Mutation, .hack//Outbreak" and .hack//Quarantine. Các tựa game RPG này cho phép bạn điều khiển nhân vật chính Kite, khám phá thế giới MMO có tên "The World" để tìm hiểu và ngăn chặn nguyên nhân tại sao trò chơi này lại khiến cho một số người chơi bị rơi vào trạng thái hôn mê ở ngoài đời thực.
Điểm lôi cuốn nhất ở .hack chính là cốt truyện hấp dẫn và phong phú, trải dài qua cả 4 phiên bản để kết thúc. Sự thành công của nó đã mở ra hàng loạt anime, manga, và video game khác tiếp nối để mở rộng thế giới giả tưởng ban đầu.
3. Sword Art Online
Sword Art Online hay gọi tắt SAO là một bộ light novel Nhật Bản được viết bởi Kawahara Reki và được minh họa bởi abec. Bộ truyện lấy bối cảnh tương lai gần và nhiều thế giới VRMMO thực tế ảo. Bộ tiểu thuyết này ra mắt vào năm 2009, và một bộ light novel spin-off ra mắt năm 2012.
Dù không phải là kẻ khai sinh ra đề tài dị giới - isekai, thế nhưng Sword Art Online chính là tác phẩm làm trong thể loại này nở rộ và phổ biến hơn bao giờ hết. Không chỉ được chuyển thể thành manga/anime, Sword Art Online cũng có khá nhiều tựa game ăn theo, nhưng không phải tựa game nào cũng để lại dấu ấn trong lòng game thủ với hàng loạt các tựa game khác nhau như Hollow Realization, Integral Factor, Lost Song, Alicization Lycoris, v.v...
4. One Piece: Pirate Warriors
One Piece là bộ truyện tranh kể về cuộc hành trình của Luffy, một gã có vấn đề về thần kinh lúc nào cũng lảm nhảm về giấc mơ trở thành vua hải hải tặc. Ngoài tâm lý bất ổn, Luffy còn có gu thời trang khá nghèo nàn khi lúc nào cũng trung thành với một kiểu ăn bận duy nhất gồm áo ghi-lê phối hợp cùng quần short và chiếc mũ rơm hộ mệnh. Bộ manga này đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của không biết bao nhiêu trẻ em tại châu Á và dĩ nhiên cái gì hot thì tự động sẽ có sản phẩm ăn theo.
Năm 2012, hãng game Koei đã ra mắt phiên bản đầu tiên của dòng game One Piece: Pirate Warriors và đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng game thủ. Được thiết kế theo thể loại beat-em-up đấm đá đã tay, không khó hiểu vì sao mà Pirate Warriors được ủng hộ đến thế. Thế nên không khó hiểu vì sao mà dòng game này đã có tới 4 bản mà vẫn giữ nguyên được độ hot.
5. Bleach: Soul Resurrección
Trong khi hầu hết game dựa trên anime Bleach đều là thể loại đối kháng 1vs1, Bleach: Soul Resurrección lại có phong cách hành động với nguồn cảm hứng từ dòng game chặt chém Dynasty Warriors. Người chơi có thể lựa chọn hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau, rồi lao vào chặt chém hàng tá kẻ địch đồng lúc, triển khai hàng loạt những chiêu thức tấn công đặc trưng của từng nhân vật y hệt nguyên tác.
Trong mỗi màn chơi, game thủ sẽ được đánh giá theo thời gian hoàn thành, số lượng kẻ địch tiêu diệt được, lượng sát thương bị đánh trúng, và điểm combo rồi mang tới phần thưởng tương ứng để ta thăng cấp cho nhân vật.
Trôi về miền ký ức: Điểm qua những tác phẩm kinh điển thời thơ ấu góp mặt trong Liên Quân Mobile, game thủ mê mệt đến "mất ăn mất ngủ" Là tựa game quốc dân sở hữu lượng người chơi khổng lồ nên lý do game thủ đến với Liên Quân cũng vô cùng đa dạng. Liệu đó có phải là được chơi game cùng các bạn nữ, hay là những lần chém gió bất tận cùng anh em? Hay là vì điều gì hoàn toàn khác? Chặng đường 4 năm của Liên...