Xây dựng môi trường học tập tiệm cận với chất lượng quốc tế
Ngày 24/10, tại Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2017-2018 đến nay.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (ảnh DT)
Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, tính đến nay, toàn thành phố có 179 học sinh Trung học phổ thông và 775 học sinh Trung học cơ sở tham gia chương trình đào tạo song bẳng cho học sinh Thủ đô. Toàn Thành phố có 8 trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông triển khai chương trình song bằng.
Có thể nói, Đề án thí điểm đào tạo song bằng là bước đi tiên phong của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô trong thời kỳ đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Đề án thí điểm đào tạo song bằng sau 3 năm triển khai thực hiện đã dần đi vào ổn định, nhận được những phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, học sinh, góp phần giữ vững niềm tin của xã hội đối với một mô hình đào tạo quốc tế mới tại một số trường công lập Hà Nội.
Kết quả đạt được cho thấy sự phù hợp của chương trình trong giai đoạn đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô. Học sinh các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở học chương trình song bằng có chất lượng tốt, chính vì vậy số học sinh dự thi và có nguyện vọng học chương trình song bằng ngày một đông hơn.
Nhiều trường ngoài công lập đã song song với các trường công lập tổ chức dạy học chương trình song bằng. Học sinh tham gia học tập chương trình song bằng tự tin khi học tập, kết quả học tập tốt. Đặc biệt là năng lực ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu bằng ngoại ngữ của học sinh được nâng lên. Học sinh các lớp song bằng tham gia nhiều kỳ thi quốc tế, khu vực đạt kết quả tốt.
Các trường dạy song bằng đã tạo ra môi trường học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả cao cho đội ngũ giáo viên là người Việt Nam đang giảng dạy chương trình Việt Nam; được nâng cao năng lực ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy tiên tiến.
Video đang HOT
Tại hội nghị, ý kiến của đại diện các trường tham gia thí điểm Đề án đều có chung nhận định, việc thực hiện chương trình song bằng tại các trường phổ thông là cơ sở để các nhà trường phát huy năng lực, tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học, đồng thời đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của học sinh hiện nay.
Các nhà trường cũng bày tỏ mong muốn chương trình song bằng tú tài tiếp tục được nhân rộng ở nhiều trường học trên địa bàn Thành phố, tạo thêm cơ hội cho học sinh được tiếp cận với chương trình giáo dục hiện đại.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 9 cá nhân (ảnh DT)
Phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh, việc triển khai chương trình đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 29-NQ/TƯ “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, thực hiện Luật Thủ đô và đáp ứng mong muốn của phụ huynh, học sinh về một mô hình giáo dục tiên tiến song hành với chương trình giáo dục của Nhà nước.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đánh giá, việc triển khai chương trình song bằng ở các trường phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố đã tạo ra môi trường học tập có chất lượng, tiệm cận với mô hình của các trường chuẩn quốc tế; giúp học sinh tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, đồng thời tạo hành trang cho học sinh tự tin bước vào các trường đại học quốc tế trong tương lai.
Trên cơ sở kết quả 3 năm thí điểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung chương trình; đánh giá các mặt được và còn thiếu để có giải pháp khắc phục; quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung đủ về số lượng, nhằm nâng cao chất lượng triển khai chương trình trong thời gian tới.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội rà soát các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố có đủ điều kiện, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét mở rộng việc thực hiện chương trình đào tạo song bằng vào năm học 2020-2021.
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 9 cá nhân có nhiều đóng góp cho việc triển khai chương trình đào tạo song bằng. Nhân dịp này, đại diện tổ chức Cambridge Assesment International Education đã công bố mã trường Cambridge-VN 283 cho Trường Trung học phổ thông Chu Văn An – một trong những trường phổ thông công lập của Hà Nội đang thực hiện thí điểm chương trình đào tạo song bằng.
Nguyễn Công – Dương Thọ
Theo laodongthudo
Hà Nội nhân rộng mô hình "nhà vệ sinh thân thiện"
Mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" không chỉ giúp học sinh giải tỏa nỗi ám ảnh về nhà vệ sinh trường học mà còn tạo nên môi trường học tập sáng - xanh - sạch đẹp, qua đó giúp các em thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng.
Mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" được triển khai ở nhiều quận, huyện
Khu nhà vệ sinh trong trường học với những bức tường ẩm mốc, thiếu vách ngăn, thiếu ánh sáng, hệ thống xả nước bị hỏng, có mùi khó chịu... từ lâu là nỗi ám ảnh, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của học sinh tại nhiều trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có 2.149 trường phổ thông công lập, trong đó có 1.669 trường có hệ thống nhà vệ sinh cơ bản bảo đảm theo tiêu chuẩn, đạt tỷ lệ 78%. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, thiếu và xuống cấp, nhưng nguyên nhân chính vẫn là vấn đề kinh phí.
Trước thực trạng trên, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội đã triển khai và nhân rộng mô hình nhà vệ sinh thân thiện đến các liên đội THCS, liên đội tiểu học trực thuộc để tiến hành chỉnh trang, nâng cấp nhà vệ sinh thành nhà vệ sinh thân thiện.
Đồng chí Nguyễn Đức Tiến - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết: Nhằm cụ thể hóa Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội triển khai công trình "nhà vệ sinh thân thiện" tại các trường học trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, trong năm 2019, tuổi trẻ Thủ đô sẽ hoàn thành 200 "nhà vệ sinh thân thiện". Ngoài ra, hằng quý, các cấp bộ Đoàn thành phố sẽ tổ chức đoàn kiểm tra hiện trạng duy trì, sử dụng công trình sau cải tạo.
Báo cáo về việc xây dựng "nhà vệ sinh thân thiện", đồng chí Nguyễn Văn Hùng- Phó Bí thư Quận đoàn Hoàng Mai cho biết: Sau khi rà soát, đến tháng 10/2019, Quận đoàn Hoàng Mai, Trường THCS Tân Định huy động nguồn lực, lên phương án tiến hành chỉnh sửa, trang trí, vẽ tranh các loài hoa theo chủ đề các mùa trong năm tại 4 nhà vệ sinh của trường với tổng giá trị 50 triệu đồng.
Trong thời gian tới, Quận đoàn - Hội Đồng đội quận tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình nhà vệ sinh thân thiện, chỉnh trang nâng cấp nhà vệ sinh bình thường thành nhà vệ sinh thân thiện, phấn đấu 100% các liên đội đều có nhà vệ sinh thân thiện. Những việc làm này góp phần nâng cao công tác chăm sóc thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàng Mai nói chung và thành phố Hà Nội nói chung.
Còn tại Gia Lâm, Huyện đoàn phối hợp với Trường THCS Trung Mầu khảo sát và đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà vệ sinh. Với kinh phí hơn 100 triệu đồng, nhà vệ sinh Trường THCS Trung Mầu đã có diện mạo mới, sạch đẹp hơn. Ngoài việc sửa chữa, đoàn viên, thanh niên và học sinh trong trường còn vẽ tranh tường, trồng cây xanh. Vì thế, nỗi ám ảnh mang tên nhà vệ sinh đã hoàn toàn được xóa bỏ.
Không chỉ ở Hoàng Mai, Gia Lâm, các Quận đoàn, Huyện đoàn, Thị đoàn khác trên địa bàn thành phố đang tích cực thực hiện công trình "nhà vệ sinh thân thiện" để giúp học sinh có môi trường học tập tốt hơn.
Mỗi nơi có đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung, các nhà vệ sinh sau khi chỉnh trang, cải tạo đều được bố trí khoa học, sạch sẽ hơn, được trang trí bởi cây xanh và các bức tranh gần gũi với học sinh. Qua đó giúp các em thay đổi cảm nhận của mình với nhà vệ sinh trước đây, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn nhà vệ sinh sạch, đẹp.
Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã xây dựng, chỉnh trang được 352 công trình "nhà vệ sinh thân thiện". Mỗi công trình với những nội dung tuyên truyền về các chủ đề khác nhau đã giúp xây dựng hình ảnh thiếu nhi Thủ đô thanh lịch văn minh.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Biểu dương 3 học sinh trả lại 50 triệu đồng cho người đánh rơi Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tặng giấy khen, biểu dương hành động tốt đẹp của học sinh trường THCS Bồ Đề, quận Long Biên. Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - đã ký quyết định số 1679/QĐ-SGDĐT, tặng giấy khen, biểu dương hành động đẹp, việc làm tốt cho các em Tăng Vũ Hà Linh, Nguyễn...