Xây dựng mô hình thiết thực giúp hội viên sản xuất
Ngày 26/9, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư NDVN) Bùi Thị Thơm và đoàn công tác đã làm việc tại tỉnh Bạc Liêu về công tác hội và phong trào nông dân.
Nhiều hộ thu nhập 100 triệu đồng/năm
Tại buổi thăm và làm việc với Hội ND xã Hưng Phú, huyện Phước Long, đoàn đã nghe ông Hồ Văn Hây – Chủ tịch Hội ND xã, thông tin: Đến nay, xã có gần 800 hội viên, đã thành lập được 1 tổ hội nghề nghiệp trồng năn bộp ở ấp Mỹ Tường 1. Thời gian qua, Hội ND xã đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, ND học tập nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa, pháp luật, thị trường và hội nhập; trọng tâm là công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Qua phát động phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như: Nuôi cá sấu, trồng ồ ngót, trồng năn bộp, nuôi ếch, nuôi rắn… thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm/hộ.
Hội ND xã còn phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, ND tích cực tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Vận động hội viên, ND đóng góp nhiều ngày công lao động; phát quang, dọn dẹp dọc theo các tuyến đường dài 40km.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm (giữa) trong buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bạc Liêu. (ảnh: Chúc Ly)
Lắng nghe những kết quả mà xã Việt Hưng Phú đã đạt được, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm ghi nhận vai trò và những đóng góp của Hội ND trong tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế tập thể.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã có buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bạc Liêu.
Lãnh đạo Hội ND tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua Hội đã phối hợp tổ chức hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi; cách phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; xây dựng các mô hình kinh tế; tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức các hội thảo về canh tác lúa trên cánh đồng lớn, sử dụng phân vi sinh trong trồng trọt an toàn…
Ông Phạm Tuấn Tài – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bạc Liêu, thông tin: Tỉnh Hội sẽ tiếp tục xây dựng mới và duy trì các mô hình sản xuất có hiệu quả như: Lúa – tôm – cá; tôm – cua – cá; lúa – tôm (tôm sú, thẻ chân trắng, tôm càng xanh); nuôi tôm quảng canh sử dụng vi sinh; sản xuất lúa chất lượng cao; trồng rau màu an toàn; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn; trâu, bò, dê, gà, vịt…), các mô hình mới nhân rộng như: Trồng măng tây, nấm rơm, cua đinh, nuôi lươn…
Hiện tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đang quản lý là hơn 19,2 tỷ đồng (trong đó vốn T.Ư 10 tỷ đồng; vốn tỉnh hơn 4 tỷ đồng; vốn huyện hơn 5,2 tỷ đồng). Hiện có 45 dự án sản xuất, chăn nuôi vay vốn quỹ, các dự án này khả thi và đóng góp tích cực trong việc phát triển sản xuất ở địa phương.
Thông qua nhiều chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho ND tiếp cận được với nguồn vốn để sản xuất. Hiện tại, tổng dư nợ là 541,8 tỷ đồng, có hơn 24.600 hộ vay vốn. Tổng dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên 413 tỷ đồng, có hơn 20.500 lượt hội viên, ND được vay vốn.
Coi trọng chất lượng sản phẩm
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm đề nghị tỉnh Hội phải tập trung tuyên truyền cho ND thay đổi nhận thức, hướng đến sản xuất hữu cơ, coi trọng chất lượng sản phẩm. ND phải tiến đến sản xuất trong các vùng chuyên canh, xây dựng được thương hiệu, để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, nâng cao thu nhập.
“Hội ND cần thay đổi hình thức, phương pháp tuyên truyền để ND hiểu được vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, bằng các mô hình, việc làm cụ thể. Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh, lưu ý đổi mới nội dung, phương thức, thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp” – Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm mong muốn Hội ND tỉnh Bạc Liêu tiếp tục tổ chức các hoạt động thiết thực để tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hội ND cần phối hợp với các địa phương và sở, ngành để nghiên cứu xây dựng các mô hình thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó, giúp cho ND tăng thu nhập, hướng đến sản xuất bền vững.
Theo Danviet
Vai trò Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới, kinh tế tập thể
Ngày 5/8, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư NDVN) Bùi Thị Thơm, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 của T.Ư Hội NDVN và đoàn công tác đã về khảo sát vai trò của Hội ND tham gia xây dựng NTM và phát triển kinh tế tập thể tại xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.
Thể hiện vai trò nòng cốt
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm cho rằng, xây dựng NTM có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Trong bối cảnh T.Ư đang chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13 về phát triển kinh tế tập thể, Hội ND các cấp phải rà soát, đánh giá các hoạt động trong lĩnh vực này.
"Qua buổi làm việc sẽ góp phần đánh giá những việc mà Hội ND thực hiện được, chưa thực hiện được, thể thiện vai trò trung tâm nòng cốt của Hội, chủ thể của hội viên, nông dân. Từ đó nhìn lại công tác giám sát của Hội ND trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM và về kinh tế tập thể trong giai đoạn vừa qua"- Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Đoàn công tác của Hội NDVN tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp tại xã Tam Đồng,
huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Ảnh: N.Q
Báo cáo với đoàn công tác T.Ư Hội tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu- Chủ tịch Hội ND xã Tam Đồng, cho biết, Hội ND xã đã tổ chức tuyên truyền, triển khai Chương trình xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020 của Thành ủy Hà Nội. Theo đó, Hội ND xã là đơn vị nòng cốt đi đầu trong công tác tuyên truyền vận động nông dân dồn điền đổi thửa. Đến nay, diện tích dồn ghép ruộng đất trên địa bàn xã là 352/432ha (chiếm 81,4%); giúp đỡ 16 hộ thoát nghèo; xây dựng 3 mô hình nông dân làm vệ sinh đường làng ngõ xóm và 1 mô hình nông dân tham gia làm vệ sinh đồng ruộng hàng tháng.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội trong tham gia xây dựng mô hình kinh tế tập thể, Hội ND xã Tam Đồng đã phối hợp UBND xã thành lập 2 tổ hợp tác gồm 40 thành viên tham gia trong các lĩnh vực chăn nuôi bò sinh sản và trồng cây ăn quả; 1 tổ hội nghề nghiệp VAC với 25 thành viên trong đó 10 hộ được vay vốn từ Quỹ HTND. Thông qua tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp các hội viên đã giúp đỡ nhau về vốn, giống, kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, liên kết bao tiêu sản phẩm.
Bà Bùi Thị Thảo Anh- Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp thôn Cư An cho biết, theo chủ trương xây dựng NTM, dồn ghép ruộng đất, từ năm 2013 HTX đã vận động xã viên xây dựng một số trang trại mô hình VAC, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng. Trong giai đoạn 2 năm đầu, nhiều xã viên trồng hoa rất lo lắng vì không biết cây phát triển được không, đến nay hoa đang phát triển rất tốt, hiệu quả kinh tế mang lại gấp khoảng 10 lần so với trồng lúa.
Ông Nguyễn Văn Huỳnh- Chủ tịch UBND xã Tam Đồng cho biết, khó khăn nhất trong xây dựng NTM là công tác điều hành, hệ thống mương cứng chưa được đầu tư nên người dân gặp rất khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Ông Huỳnh kiến nghị các cấp, ngành nên điều chỉnh cho phù hợp với người nông dân. Cùng với đó, quan tâm mở rộng quy mô làng nghề mây tre đan của địa phương, chung sức hỗ trợ xã Tam Đồng về đích NTM vào cuối năm 2019.
Nỗ lực của của Hội ND thủ đô
Trong buổi chiều ngày 5/8, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm và đoàn công tác làm việc với Hội ND TP.Hà Nội. Phó Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội Dương Thị Hằng báo cáo, trong 10 năm qua các cấp Hội của thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về vai trò, vị thế và tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM. Trong đó, phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được xác định là phong trào trọng tâm, nòng cốt, xuyên suốt trong các phong trào thi đua của Hội, là nhân tố điển hình góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Bình quân, hàng năm có 265.326 lượt hội viên đăng ký tham gia phong trào, qua bình xét có 174.239 lượt hộ viên đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp. Tỷ lệ hộ nông dân SXKD giỏi các cấp bình quân đạt 65,67% so với số hội viên đăng ký. Đã có hàng vạn hộ nông dân SXKD giỏi tiêu biểu được các cấp khen thưởng.
Tính đến tháng 6/2019, toàn thành phố có 1.645 hợp tác xã (HTX), trong đó có 997 HTX nông nghiệp. Trên địa bàn TP.Hà Nội đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với năng suất và giá trị thu nhập cáo như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình trồng cây ăn quả có múi, hoa cây cảnh, chăn nuôi gia súc gia cầm... Kinh tế tập thể, HTX tiếp tục duy trì ổn định và phát triển, các HTX, tổ hợp tác đã từng bước đổi mới về tổ chức và hoạt động, khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của HTX trong nền kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm ghi nhận vai trò và những đóng góp của Hội ND TP.Hà Nội trong tham gia xây dựng NTM và phát triển kinh tế tập thể. Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm yêu cầu trong thời gian tới, Hội ND TP.Hà Nội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM, vận động hội viên và nhân dân nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM; thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, các mô hình của Hội ND tham gia xây dựng NTM...
Theo Danviet
Xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh có gì mới? Qua khảo sát và tham quan các mô hình tại xã Việt Dân, thị xã Đông Triều- xã đầu tiên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao của tỉnh Quảng Ninh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm đánh giá cao vai trò của Hội Nông dân địa phương trong xây dựng NTM,...