Xây dựng mô hình quản lý, giám sát điện hạt nhân độc lập
Trao đổi với báo chí bên lề buổi họp báo về triển lãm quốc tế điện hạt nhân 2012 diễn ra hôm qua 24.10, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân (Bộ KH-CN) cho rằng, luật VN vẫn chưa có quy định rõ ràng, hiệu quả với cơ quan pháp quy có chức năng thanh, kiểm tra tính an toàn của nhà máy.
Cấp phép hiện nay đang chia quá nhiều đầu mối, như cấp phép xây dựng là Bộ KH-CN, cấp phép vận hành là Bộ Công thương. Trong khi Bộ Công thương lại là cơ quan chủ quản, vi phạm nguyên tắc độc lập trong vấn đề quản lý an toàn quốc tế. Nhật Bản cũng bị phê phán rất nhiều vì tình trạng này và đã thay đổi, đưa cơ quan giám sát an toàn về trực thuộc Bộ Môi trường.
Ông Tấn cũng cho biết, sau tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản), nghiên cứu khả thi của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ phải bổ sung, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế 18:54:35 (IAEA).
Còn theo ông Phan Minh Tuấn, Phó trưởng ban QLDA điện hạt nhân Ninh Thuận (EVN) cho biết, dự án đang được triển khai các bước khảo sát địa điểm (tư vấn Nga, Nhật Bản đảm nhiệm) và lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Theo dự kiến, năm 2013, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 được hoàn thành và trình Chính phủ. Trong nghiên cứu này mới có đánh giá về tính kinh tế của dự án, các yếu tố như giá điện, thông số các khoản vay… để dự án hoàn vốn và đạt hiệu quả.
Theo TNO
Nhiều địa phương chưa xử lý nghiêm vi phạm thực phẩm
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), ngày 21.10 cho biết trong tháng 8-9 vừa qua tiến hành thanh tra, kiểm tra 121.197 cơ sở trên cả nước, phát hiện 22% (26.576 cơ sở) không đảm bảo điều kiện ATVSTP 44 cơ sở bị đình chỉ, gần 3.000 loại sản phẩm bị tiêu hủy.
Số tiền phạt lên đến 2,19 tỉ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ 2011. Tuy nhiên, tại nhiều tỉnh thành vẫn tái diễn tình trạng xử lý chưa nghiêm các cơ sở vi phạm. Các địa phương như Hải Dương, Yên Bái, Đà Nẵng, Phú Yên hầu như chỉ cảnh cáo trong số hàng chục đến hàng trăm cơ sở vi phạm tại mỗi tỉnh. Chỉ có 4 cơ sở trong số hơn 1.000 cơ sở vi phạm tại 4 địa phương này bị phạt 200.000-400.000 đồng/cơ sở.
Có 15-20% cơ sở vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở. Nhiều sản phẩm sử dụng hàn the, phẩm màu hoặc phụ gia trong danh mục nhưng quá mức cho phép. Chỉ 3-5% sản phẩm lưu hành được kiểm tra có vi phạm về chất lượng. Ông Trung cho rằng nhiều địa phương chưa chú trọng lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm, do đó con số trên chưa phản ánh đúng chất lượng sản phẩm lưu hành.
Theo TNO
Ngăn chặn mọt Trogoderma inclusum Leconte vào Việt Nam Ngày 18.10, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các lô hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ Mỹ nhằm ngăn chặn mọt Trogoderma inclusum Leconte, một loại dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt...