Xây dựng mô hình cổng trường an toàn giao thông: Còn nhiều trăn trở
Thời gian qua, hình ảnh các bậc phụ huynh sắp xếp phương tiện ngay ngắn dừng chờ đón học sinh tan trường ở Hà Nội và một số tỉnh lan tỏa trên mạng xã hội đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận.
Song, để những mô hình đó có thể triển khai rộng rãi, mang lại hiệu quả lâu dài lại là điều không đơn giản.
Các bậc phụ huynh sắp xếp phương tiện thành hàng, ngay ngắn chờ đón con trước cổng trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm.
Đã từ lâu, câu chuyện bảo đảm trật tự ATGT tại cổng trường học trở thành một trong những bài toán khó đối với các địa phương từ phường đến TP. Để khắc phục tình trạng trên, ngoài việc điều chỉnh giờ học, giờ tan trường của học sinh, các lực lượng chức năng đã bố trí khu vực dừng, đỗ, lực lượng cắm chốt, hướng dẫn giao thông vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, những bất cập về hạ tầng, mật độ phương tiện giao thông cao và ý thức của một số người dân còn hạn chế… nên hiệu quả đem lại chưa đạt như kỳ vọng.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số phường trên địa bàn TP Hà Nội, ngoài việc bố trí các điểm đón, trả học sinh theo quy định, lực lượng chức năng đã tổ chức sắp xếp các điểm dừng đỗ phương tiện cho phụ huynh. Đơn cử, ở phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, tại khu vực cổng trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (đường Hòa Mã), mỗi lần các phụ huynh đến đón con sẽ được lực lượng chức năng yêu cầu xếp xe ngang lòng đường, đuôi xe giáp với bó vỉa hè, đầu xe hướng ra đường… Nhờ đó, công tác đảm bảo trật tự giao thông tại cổng trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm đã được cải thiện rõ nét. Chị Đỗ Thị Liên – phụ huynh dừng chờ đón con tại khu vực này cho biết: Trước đây, khi chưa sắp xếp thì mạnh ai nấy đỗ nên khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc, việc đón con gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ khi các lực lượng chức năng phường bố trí, sắp xếp điểm dừng, đỗ… tình trạng ùn tắc đã được cải thiện, việc đưa, đón học sinh cũng thuận lợi hơn.
Video đang HOT
Liên quan vấn đề này, trao đổi với phóng viên, Thiếu tá Phạm Phi Phương – Phó trưởng Công an phường Ngô Thì Nhậm cho biết, việc bố trí các điểm dừng, đỗ cho các bậc phụ huynh đưa, đón con là rất cần thiết nhằm đảm bảo trật tự, tránh UTGT. Tuy nhiên, khi quyết định thực hiện biện pháp này, các lực lượng chức năng phường đã phải tính toán, cân nhắc rất nhiều. Bởi, theo quy định của pháp luật, việc dừng đỗ phương tiện dưới lòng đường là sai quy định và có khả năng phản tác dụng. Song, sau một thời gian thử nghiệm, đánh giá trực tiếp ngoài thực tiễn… công an phường đã quyết định triển khai thực hiện.
Khi trao đổi với một số chuyên gia quản lý đô thị về hiệu quả của biện pháp nêu trên, đa số đều cho rằng, việc bố trí khu vực phục vụ phụ huynh đưa, đón học sinh mà Công an phường Ngô Thì Nhậm thực hiện là biện pháp hay cần nhân rộng. Các chuyên gia chia sẻ rằng, dừng, đỗ xe đạp, xe máy dưới lòng đường là không đúng quy định nhưng nếu linh động và thực hiện trong khung giờ nhất định, có phương án sắp xếp hợp lý, mọi người sẽ ủng hộ. Trong khi nếu không làm, nhiều người đi đón con em vào giờ tan trường vẫn dừng, đỗ tràn lan. “Chúng ta khó đảm bảo hài hòa khi nhiều trường học chưa có khuôn viên đủ rộng dành cho phương tiện của phụ huynh đưa đón con, nhất là các trường trong nội thành” – một chuyên gia nhìn nhận.
Theo Kinhtedothi
Nhiều xã, phường của Hà Nội sắp bị "xóa sổ" sau sáp nhập
Ban Cán sự đảng UBND thành phố vừa có tờ trình về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Hà Nội tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVI.
Theo đó, giai đoạn 2019-2021, Hà Nội không có đơn vị cấp huyện nào thuộc diện phải sắp xếp.
Đối với cấp xã, Hà Nội có 12 phường, xã thuộc 6 quận, huyện có cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều dưới 50% so với quy định.
Bao gồm, các phường Hàng Đào, Hàng Bạc thuộc quận Hoàn Kiếm; Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ thuộc quận Hai Bà Trưng; các xã Cẩm Đình, Phương Độ, Vân Hà thuộc huyện Phúc Thọ; xã Thuỵ Phú thuộc huyện Phú Xuyên; xã Kim An thuộc huyện Thanh Oai; xã Mỹ Thành thuộc huyện Mỹ Đức.
TP. Hà Nội dự kiến sắp xếp 7 đơn vị hành chính cấp xã, chưa tiến hành sắp xếp 5 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2019-2021.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, đối với cấp xã, Hà Nội có 12 phường, xã thuộc 6 quận, huyện có cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều dưới 50% so với quy định.
Cụ thể, quận Hai Bà Trưng sẽ hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số phường Nguyễn Du với phường Bùi Thị Xuân và sáp nhập một phần diện tích tự nhiên, dân số của phường Ngô Thì Nhậm thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là phường Nguyễn Du; sáp nhập toàn bộ phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của phường Ngô Thì Nhậm (trừ phần diện tích tự nhiên và dân số từ số nhà 52 đến số nhà 214 phố Huế) vào phường Phạm Đình Hổ (tên đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường Phạm Đình Hổ).
Huyện Phúc Thọ sẽ hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Cẩm Bình với diện tích tự nhiên, dân số xã Xuân Phú thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Xuân Đình; hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Phương Độ với diện tích tự nhiên, dân số xã Sen Chiểu thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Sen Phương.
Huyện Phú Xuyên hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Thuỵ Phú với diện tích tự nhiên, dân số xã Văn Nhân thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Nam Tiến.
Lý do thực hiện phương án sắp xếp nêu trên vì các đơn vị hành chính được sáp nhập với nhau có địa giới hành chính liền kề, có chung các yếu tố văn hóa, xã hội, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân; bảo đảm sự ổn định về an ninh trật tự và đời sống nhân dân sau khi sắp xếp. Sau sắp xếp, thành phố còn 579 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 5 đơn vị.
5 đơn vị hành chính cấp xã được đề nghị chưa sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 gồm phường Hàng Đào, Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm), xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ), xã Kim An (huyện Thanh Oai); xã Mỹ Thành (huyện Mỹ Đức). Lý do được nêu rõ trong tờ trình, chủ yếu nhằm bảo đảm sự ổn định, hiệu quả công tác quản lý xã hội, do tính chất đặc thù về văn hóa, vị trí địa lý biệt lập của các phường, xã này.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết quan điểm của TP trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã là không chạy theo thành tích. Tại các địa phương việc sắp xếp tổ dân phố theo hướng phục vụ thuận tiện nhất cho quản lý, tuyên truyền thì nên sắp xếp.
Sau khi sắp xếp, toàn bộ chứng minh thư, hộ khẩu, giấy tờ liên quan đến cá nhân tại các đơn vị sắp xếp đều phải đính chính, vì vậy ông Chung đề nghị Công an TP là đơn vị quản lý dữ liệu dân cư trong thời gian tới có kế hoạch hiệu đính lại.
Đến nay, quận Hai Bà Trưng và các huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện đầy đủ các quy trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, đã lấy ý kiến cử tri với sự tán thành cao và được thông qua tại HĐND cấp xã, cấp huyện.
Theo kế hoạch, sau khi HĐND TP. Hà Nội có nghị quyết thông qua việc này, UBND TP sẽ hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Bộ Nội vụ thẩm định trong tháng 12/2019; trình Chính phủ trong tháng 1/2020 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 2/2020.
Trong trường hợp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2020, Ban cán sự đảng UBND TP. Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các bước sáp nhập để các đơn vị này tiến hành đại hội đảng bộ cơ sở vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2020.
Theo danviet.vn
An Giang kéo giảm 3 tiêu chí về tai nạn giao thông 9 tháng của năm 2019, An Giang đã kéo giảm được cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông (TNGT). Toàn tỉnh đã xảy ra 44 vụ TNGT, làm chết 41 người và 19 người bị thương. So cùng kỳ năm 2018, giảm 15 vụ (tương ứng giảm 25,4%), giảm 18 người chết (tương ứng giảm 30,5%), giảm 15 người bị thương...