Xây dựng Lực lượng dự bị động viên: Cần tính toán đến chiến tranh hiện đại
Hôm qua (11/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên (DBĐV). Vấn đề nhiều ĐB băn khoăn là quy định về tỷ lệ dự phòng từ 10% đến 15% (khoản 2 Điều 14) để bảo đảm tính khả thi vì còn liên quan đến kinh phí, vũ khí, khí tài mà chúng ta trang bị, dự phòng
Hình minh họa
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cũng lưu ý về các trường hợp huy động lực lượng DBĐV (Điều 25) quy định đến cấp huyện cần cân nhắc kỹ vì đây không phải liên quan đến trưng thu, trưng mua mà là huy động lực lượng đảm bảo điều phối chung và thống nhất khu vực phòng thủ. “Nếu như chủ tịch tỉnh cũng điều động, chủ tịch huyện cũng điều động thì tính làm sao?”, Phó Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.
Liên quan đến việc phát sinh thêm ngân sách khi thực hiện luật, một số ý kiến đề nghị đánh giá cụ thể về tác động của các chính sách trong đề nghị xây dựng luật, đồng thời cần báo cáo cụ thể hơn việc tăng ngân sách khoảng 545 tỷ đồng/năm cho chế độ, chính sách xây dựng, huy động lực lượng DBĐV.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, luật cho rằng không phát sinh thêm chính sách mới nhưng việc tăng ngân sách khoảng 545 tỷ đồng/năm cho chế độ, chính sách xây dựng, huy động lực lượng DBĐV; chưa kể số dự phòng quân số từ 10% đến 15%, đã có quân số thì phải có trang thiết bị vũ khí kèm theo như vậy là chính sách mới và có tăng tiền chứ không phải không tăng tiền.
Video đang HOT
Cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi truyền thống, tức là chiến tranh thông tin, chiến tranh trên không gian mạng, sử dụng công nghệ cao, tác chiến điện tử. “Với tư duy mới về chiến tranh hiện đại như thế nhưng tôi đọc trong dự thảo luật này các quy định chưa thực sự bám sát tư duy mới. Vẫn xoay quanh phạm trù chiến tranh truyền thống mà chưa tiếp cận với việc chúng ta phải xây dựng lực lượng dự bị động viên mới trước yêu cầu nếu có chiến tranh hiện đại mà chúng ta dự báo”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu xây dựng luật cần phải chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật và phải minh bạch cụ thể. “Nhưng trong này, cả dự thảo luật có 47 điều nhưng đã giao Chính phủ hướng dẫn 7 điều, giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn 6 điều tức là 26,7% trên tổng số điều luật. Đây là tỷ lệ lớn. Cho nên cần nghiên cứu thêm để quy định ngay trong luật những nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, việc tăng ngân sách hơn 500 tỷ đồng là số tiền không lớn, tuy nhiên chính sách phải phù hợp với chủ trương mới và tương đồng với chính sách các luật chuyên ngành khác, đừng để cái này gây mâu thuẫn với cái kia.
Phạm Diệu
Theo PLVN
Lãnh đạo Quốc hội tâm đắc với kiến trúc tòa nhà "bánh chưng bánh dày"
Sáng 12-3, bàn về tầm quan trọng của việc lập Hội đồng kiến trúc quốc gia - một nội dung của dự án Luật Kiến trúc - trong khuôn khổ phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến trúc của Nhà Quốc hội với hình tượng "bánh chưng bánh dày" đã được các vị lãnh đạo Quốc hội đề cập đến.
Nhà Quốc hội tọa lạc trên đường Độc Lập, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Báo cáo về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc thành lập Hội đồng kiến trúc quốc gia là cần thiết, với tư cách là cơ quan tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này vẫn còn 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định về cơ quan này trong luật. Lý do là, dù chỉ là cơ quan tư vấn theo vụ việc cho Thủ tướng nhưng Hội đồng tư vấn lại có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn về lĩnh vực kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng. Dự thảo Luật đã quy định Hội đồng này chỉ được thành lập khi cần thiết, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ là phù hợp, bảo đảm tính linh hoạt, không làm phát sinh thêm bộ máy, gây tốn kém, lãng phí. Theo kinh nghiệm ở một số quốc gia thì mô hình Kiến trúc sư trưởng đang dần được thay thế bằng mô hình Hội đồng hoặc Ủy ban. Do đó, nên luật hóa về Hội đồng Kiến trúc quốc gia. Tương tự, cần có quy định về Hội đồng kiến trúc cấp tỉnh tại địa phương.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng không cần thiết đưa quy định này vào luật vì việc thành lập các tổ chức tư vấn thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, do đó việc tồn tại Hội đồng này có thể làm phát sinh thêm thủ tục hành chính; mặt khác, việc không thành lập Hội đồng sẽ giúp tăng cường vai trò, trách nhiệm tham mưu của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực kiến trúc.
Cơ quan thẩm tra nhất trí với loại ý kiến thứ nhất và đưa quy định này vào Điều 16 dự thảo luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ sự tán thành việc quy định về Hội đồng kiến trúc quốc gia trong luật. "Cách thể hiện tại Điều 16 cũng khá "mềm mại", để nhà nước linh hoạt lập hội đồng khi có những công trình quan trọng, cần thiết phải nghe tư vấn. Chính Nhà Quốc hội hiện nay, trong quá trình thiết kế, xây dựng cũng có một hội đồng tư vấn cấp quốc gia để cùng góp ý, tham gia phản biện, bảo vệ các quan điểm thiết kế về việc mang hồn Việt vào trong một công trình rất hiện đại", Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, khối tròn nằm giữa tòa nhà có ý nghĩa trong văn hóa Việt. Việc sử dụng rất nhiều kính trong suốt phía mặt ngoài tòa nhà có dụng ý là để Nhà Quốc hội gần dân hơn. Tòa nhà, dù là một khối vuông vức nhưng đã được xử lý bằng giải pháp kiến trúc cho thanh thoát hơn nhờ ý kiến từ Hội đồng tư vấn...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng giải thích, Nhà Quốc hội chính là sự thể hiện mô hình "bánh chưng bánh dày", phần đế nhà là bánh chưng vuông, phần phòng họp Diên Hồng phía trên chính là bánh dày tròn. Theo Chủ tịch Quốc hội, tòa nhà gần như được "bọc" kính trong suốt vừa để thể hiện cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước nhưng cũng là cơ quan dân cử, để gần dân hơn, đồng thời thể hiện ý nghĩa công khai, minh bạch hoạt động của Quốc hội.
ANH PHƯƠNG
Theo SGGP
Giữ gìn bản sắc dân tộc trong kiến trúc Sáng 12/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Kiến trúc. Toàn cảnh Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh:...