Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình, Thượng tướng Phan Văn Giang – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết Luật Dân quân tự vệ sau hơn 9 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến dân quân tự vệ chưa được thể chế và cụ thể hóa; nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn liên quan đến dân quân tự vệ chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần sửa đổi.
Thẩm tra Tờ trình, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (Uỷ ban QP&AN) nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Cơ quan thẩm tra cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được Ban soạn thảo chuẩn bị công phu, trình Quốc hội đúng tiến độ, cơ bản xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Thượng tướng Phan Văn Giang – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình Dự luật (ảnh: quochoi.vn)
Một số ý kiến Thường trực Uỷ ban QP&AN đề nghị cần giải quyết hài hòa, hợp lý giữa chủ trương xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, “chú trọng nâng cao chất lượng ở vùng trọng điểm quốc phòng, an ninh và những địa bàn phức tạp”, nhưng phải tinh gọn về tổ chức, thiết thực, hiệu quả, tránh dàn trải nguồn lực; bám sát tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, quy định chi tiết hơn các nội dung về Dân quân tự vệ của Hiến pháp năm 2013 và Luật Quốc phòng năm 2018, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh nhắc lại các nội dung đã được các luật khác quy định.
Video đang HOT
Tổng Thư ký – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc thành lập dân quân tự vệ ở xã, phường, thị trấn sẽ dễ, thuận tiện, nhưng để thành lập tại các doanh nghiệp thì điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng sẽ khó. Vì, tổng số các doanh nghiệp có tổ chức Đảng chỉ chiếm 3,4-3,5%, cơ bản doanh nghiệp tư nhân tổ chức Đảng hoạt động rất khó khăn, doanh nghiệp FDI càng không có, số Đảng viên ở đây chỉ chiếm 2,5% so với tổng số Đảng viên toàn quốc.
“Nếu bắt buộc đảm bảo tiêu chí này thì rất khó, lực lượng nằm ở đây là chủ yếu mà thành lập lại khó khăn. Hay có thêm một mô hình nữa là thành lập các mô hình tự vệ ở các khu, cụm công nghiệp. Ở đây bao giờ cũng có tổ chức Đảng, sẽ đảm bảo được vẫn có Đảng lãnh đạo”, ông Phúc nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng, không thể tham vọng xây dựng nhiều mà phải chọn ra một số doanh nghiệp nòng cốt, trước hết ông chủ phải có ý thức và có đủ điều kiện để xây dựng lực lượng tự vệ.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.
Trong đó, về chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ, các ý kiến cho rằng cần có chế độ chính sách thiết thực mới có thể động viên lực lượng này hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề nghị rà lại quy định về phụ cấp, chi ngân sách để đảm bảo tính khả thi, tránh mâu thuẫn các luật khác, phù hợp với chủ trương cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp đã được ban hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bảo đảm chất lượng Dự án luật trước khi trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 tới đây./.
Theo Phapluat&xahoi
"Có cán bộ tiếp dân nói đúng thành sai, biến đơn giản thành phức tạp"
Cán bộ tiếp dân cần phải có kiến thức, chứ không thể nói đúng thành sai, việc đơn giản trở nên phức tạp, nguy hiểm nhất là đùn đẩy và đổ lỗi.
Hầu hết những vụ khiếu nại tố cáo kéo dài đều có một phần nguyên nhân từ việc tiếp công dân, tổ chức đối thoại ở cơ sở chưa được thực hiện đến nơi đến chốn, sau đó mới đến các nguyên nhân khác như một số chính sách pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn, việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo chưa nghiêm, chưa kịp thời.
Người dân xã Tân Lập (huyện Đồng Phú) đóng góp ý kiến về Dự án Khu đô thị - dịch vụ - công nghiệp Đồng Phú (Ảnh: Báo Bình Phước)
Từ thực tế này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, vấn đề khiếu nại tố cáo kéo dài nguyên nhân chính là do chưa giải quyết triệt để ở cơ sở. Ở huyện không giải quyết được, đương nhiên sẽ dẫn lên tỉnh; lên tỉnh không được, nhiều đoàn sẽ kéo lên Trung ương và sẽ kéo dài dai dẳng.
Ông Đỗ Bá Tỵ đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của địa phương và cơ quan chức năng các cấp.
Đối thoại được xem là giải pháp hữu hiệu để giải quyết khiếu nại tố cáo ngay từ cơ sở. Khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo tổ chức đối thoại với người khiếu nại sẽ tìm được tiếng nói chung, giúp cho việc giải quyết khiếu nại được hiệu quả, nhanh chóng, tránh tình trạng người khiếu nại khiếu nại tiếp.
Tuy vậy, việc đối thoại vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, cho rằng, trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu chính quyền cơ sở sẽ thực hiện tốt hơn khi gắn với thanh tra, xử lý trách nhiệm.
"Chất lượng của việc tiếp công dân là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc giải quyết những bức xúc, những vấn đề mà người dân quan tâm. Việc tiếp công dân được tổ chức tốt, đối thoại tốt thì không bao giờ dẫn đến những điểm nóng hay sự việc đáng tiếc. Vì vậy, trong nhóm giải pháp, cần quan tâm tới việc tiếp công dân, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và tăng cường thanh tra, xử lý trách nhiệm công vụ trong những trường hợp không thực hiện đúng theo Luật tiếp công dân, đặc biệt ở cấp xã, huyện", Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị.
Quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của cấp có thẩm quyền đôi khi lại dựa vào báo cáo sai thực tế của cấp dưới, báo cáo đó lại chính là kết quả của quá trình tiếp dân một cách hời hợt, qua loa, cho xong. Cách làm đó vô hình chung tiếp tục gây thêm bức xúc cho người dân và làm phát sinh thêm khiếu kiện khác.
Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Võ Trọng Việt đề nghị, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tiếp công dân, đối thoại với dân.
Ông Võ Trọng Việt cho rằng, cán bộ tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cần phải có kiến thức bởi bản thân ông đã từng chứng kiến những cán bộ không có kiến thức, nói đúng thành sai, đơn giản thành phức tạp nhưng nguy hiểm nhất là đùn đẩy và đổ lỗi. Cùng với đó, cần chấn chỉnh về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ này, cần phải có văn hóa hơn, đạo đức nghề nghiệp tốt hơn. Nhiều người nói rằng, ai chưa từng làm dân thì hay làm dân để thấu hiểu cho dân. Suy nghĩ ấy cho thấy lòng tin của người dân giảm đi nhiều.
Cùng với trách nhiệm của cơ quan, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo trong việc tiếp dân, đối thoại với dân, theo ông Huỳnh Cao Nhất, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, trách nhiệm của người đại biểu dân cử cũng có ý nghĩa quan trọng.
"Người đại biểu Quốc hội muốn làm tốt vai trò của mình với cử tri trước hết phải luôn luôn lắng nghe ý kiến của cử tri, mạnh dạn, dũng cảm phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến với các cơ quan Nhà nước, kể cả những vấn đề gai góc nhất. Điều đó hết sức quan trọng", đại biểu Nhất phân tích.
Cùng chung quan điểm này, bà Đỗ Thị Lan, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, bày tỏ: "Tôi rất quan tâm đến nhiệm vụ theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri và qua đó thấy được kiến nghị nào giải quyết được đến đâu, đã giải quyết xong hay chưa xong để tiếp tục có sự đôn đốc và theo dõi. Có những kiến nghị mà các bộ ngành tiếp nhận nhưng liên quan đến việc phối hợp với các ngành khác để giải quyết vấn đề và phải trình Chính phủ quyết định việc giải quyết các kiến nghị đó. Những loại kiến nghị đó chúng tôi thấy còn chậm được giải quyết. Vì vậy, cần có cơ chế để Chính phủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành phối hợp giải quyết để đạt được kết quả tốt hơn".
Thực tế cũng cho thấy, do không theo dõi được các vụ việc cụ thể, nhiều người gửi đơn khiếu nại đến nhiều ban, ngành, cơ quan khiến văn bản chỉ đạo đi lòng vòng và không thống nhất. Có trường hợp địa phương đã xử lý nhưng vẫn nhận được văn bản của Trung ương gửi về đề nghị xem xét vụ việc.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, đề xuất nên có phần mềm để theo dõi quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo để có sự liên thông thông tin giữa chính quyền cơ sở và các bộ, ngành cơ quan Trung ương.
"Giải pháp áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo sẽ tránh được việc đơn thư chuyển lòng vòng từ cơ quan này qua cơ quan khác với cùng một nội dung, kiểm soát được nội dung đơn thư đã được trả lời đến mức độ nào, giải quyết đến đâu. Có phần mềm tích hợp sẽ giúp kiểm soát được quá trình xử lý đơn thư, trung ương đã trả lời thế nào, địa phương trả lời ra sao, mức độ trả lời đến đâu, sẽ không dẫn đến sự chồng chéo, lặp lại", đại biểu Tôn Ngọc Hạnh nêu cụ thể.
Đại biểu Trần Văn Mão, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, cũng nhận định, quá trình tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo vẫn còn bộc lộ những điểm hạn chế, đó là nhiều vụ việc chưa phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền để có thể giải quyết vụ việc ngay từ khi mới phát sinh.
"Để giảm bớt các vụ việc phức tạp, kéo dài, đông người, tránh tạo ra điểm nóng, theo tôi trước hết phải đưa vào trong quy chế phối hợp đó là thể hiện trách nhiệm của các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, phân định rõ trách nhiệm đó, thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật giải quyết đến đâu và tập trung tăng cường đối thoại, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho các đối tượng khiếu nại tố cáo, đặc biệt trong các vụ việc đông người, để trên cơ sở đó phối hợp giải quyết dứt điểm vụ việc", đại biểu Mão nói.
Cùng với việc chính quyền cơ sở cần gần dân hơn, tăng cường đối thoại với dân, để giải tỏa những khúc mắc ngay từ khi mới phát sinh, mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở với các bộ ngành trong giải quyết khiếu nại tố cáo cần chặt chẽ hơn bằng việc phát huy ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này./.
PV/VOV1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: "Tôi rất thương học sinh hiện nay học quá khổ!" Trong phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 12.9, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi. Trong đó, vấn đề quá tải trong chương trình học tiếp tục được nhiều đại biểu đặt ra. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ, học sinh hiện nay học quá khổ sở, nhiều nội dung còn...