Xây dựng làng văn hóa người Dao: Tiềm năng phát triển du lịch Đầm Hà
Huyện Đầm Hà có rừng, có biển tuy nhiên du lịch vẫn chưa phát huy hiệu quả.
Làm thế nào để khai thác được tiềm năng thế mạnh đó, ngoài thúc đẩy thu hút đầu tư vào phát triển du lịch biển đảo, việc xây dựng bản văn hóa người Dao là cơ hội, tiềm năng phát triển cho du lịch Đầm Hà.
Thời gian qua, du lịch cộng đồng được đánh giá là những mô hình phát triển du lịch có nhiều đóng góp cho xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, tạo ra những trải nghiệm thú vị cho du khách, trên cơ sở khai thác những giá trị tài nguyên du lịch tại cộng đồng. Đồng thời thúc đẩy vai trò của người dân địa phương trong việc tham gia và hoạch định phát triển du lịch.
Trang phục của người Dao Thanh Phán cầu kỳ gồm có quần áo, khăn (mũ) đội đầu, thắt lưng… với hoa văn được thêu tỉ mỉ bằng chỉ ngũ sắc.
Để phát triển được du lịch cộng đồng, ngoài tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa bản địa, cần phải có các yếu tố thiết yếu về hạ tầng như giao thông đi lại thuận lợi, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, thông tin, dịch vụ cho khách, an toàn sức khỏe trong khu vực du lịch cộng đồng, nguồn nhân lực… Mặt khác, cần hoạch định, xác định các khu vực có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ để đảm bảo việc xây dựng các mô hình cộng đồng có tính bản sắc, hiệu quả và khả thi.
Trước đó tháng 12/2019, UBND huyện Đầm Hà đã xây dựng Đề án Xây dựng Làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Tầm Làng (xã Quảng An, huyện Đầm Hà).
Theo Đề án, công trình được xây dựng ở thôn Tầm Làng của xã Quảng An, là thôn có 98% người Dao sinh sống. Công trình dự kiến huy động 101,015 tỷ đồng từ nhiều nguồn, đầu tư vào việc tạo lập không gian văn hóa như cổng làng; nhà truyền thống Dao Thanh Phán; nhà văn hóa cộng đồng; khu vực tắm suối truyền thống.
Nghề làm nón Đại Hiệp đã tạo được việc làm cho nhiều người dân ở xã Quảng An
Video đang HOT
Xây dựng hạ tầng thiết yếu như giao thông; phục dựng miếu thờ; bến đỗ xe…; kinh phí đầu tư phát triển bền vững (chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn; xử lý rác thải; kinh phí xây dựng làng nghề truyền thống, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể…
Người Dao là thành phần dân tộc chủ yếu ở xã Quảng An chiếm 98% còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống vốn có như hát đối người Dao, lễ cấp sắc cho người trưởng thành. Hàng năm, người Dao tự tổ chức lễ Cầu mùa vào ngày 22/2 (âm lịch), ngày hội Kiêng Gió ngày 4/4 (âm lịch), nhiều người vẫn giữ các nghề truyền thống như đan lát, thêu thùa những sản phẩm đặc trưng của dân tộc mình và chăn nuôi gà đồi Đầm Hà, lợn bản…
Xã Quảng An còn có nghề đan nón Đại Hiệp, một sản phẩm nón đặc trưng được nhiều khách du lịch ưa thích. Năm 2018, sản phẩm nón Đại Hiệp đã được Sở KH&CN tỉnh cấp chứng nhận và xã đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để được cấp thương hiệu độc quyền.
Sản phẩm nón Đại Hiệp đã rong ruổi nhiều nơi và có mặt ở nhiều quầy hàng tại các khu du lịch Tuần Châu, Bãi Cháy (TP.Hạ Long) và Cái Chiên (Hải Hà)… Ngoài ra, nón Đại Hiệp còn theo chân khách du lịch sang cả Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước Châu Âu.
Thêu truyền thống, nét đẹp mang bản sắc văn hóa dân tộc Dao
Việc xây dựng Làng văn hóa người Dao Đầm Hà mới nằm trong dự án, nhưng đây là một hướng đi đúng nhằm tạo sự đa dạng sản phẩm du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng nhằm kéo giãn thời gian lưu trú, thời gian trải nghiệm của khách du lịch tại Đầm Hà.
Theo đề án này, việc phát triển du lịch cộng đồng nhanh cả về quy mô và chất lượng tương xứng với tiềm năng và các loại hình du lịch khác của tỉnh Quảng Ninh một cách đa dạng và chuyên nghiệp. Về tương lai, đề án tạo ra những sản phẩm đặc thù, đặc trưng riêng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh thắng, văn hóa các dân tộc; tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Chuyện làm giàu từ vườn dưa siêu sạch của anh thợ...cơ khí
Ước mơ làm nông nghiệp sạch, thi đậu vào trường Đại học Nông nghiệp 1, nhưng chàng trai Quảng Ninh phải từ bỏ con đường học tập của mình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn để chuyển sang học cơ khí.
13 năm sau, Nguyễn Hữu Nhượng nuôi lại ước mơ. Trang trại của anh hiện là niềm tự hào của cả huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại quy mô hơn 5ha chuyên trồng rau sạch công nghệ cao ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), anh "giám đốc nhà nông" Nguyễn Hữu Nhượng vói tay hái vài trái dưa chuột mời khách, rồi tự hái 1 quả cho mình, đưa lên miệng nhai ngon lành. Nhượng bảo: "Đây là dưa chuột Hà Lan, được trồng trong nhà màng, hoàn toàn không phun thuốc, vì vậy chỉ cần lau lớp phấn là có thể ăn được ngay, không cần rửa".
Giám đốc Nguyễn Hữu Nhượng giới thiệu khu nhà trồng dưa chuột Hà Lan.
Nhìn hệ thống nhà trồng dưa hiện đại, với bạt ngàn trái dưa lúc lỉu trên cây, ít ai biết anh Nguyễn Hữu Nhượng đã mất bao nhiêu công sức để thực hiện bước khởi đầu ước mơ nông nghiệp sạch này.
Sinh năm 1980, lớn lên trong gia đình nhà nông chính gốc ở huyện Hải Hà (Quảng Ninh), 18 tuổi, Nguyễn Hữu Nhượng thi đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp 1. Thế nhưng, ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học cũng là lúc Nguyễn Hữu Nhượng phải gác lại ước mơ nơi giảng đường vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không thể theo học được... Anh ở lại địa phương làm cán bộ đoàn (từ năm 2001-2003).
Năm 2004, anh Nhượng quyết định học nghề cơ khí rồi về huyện Đầm Hà mở xưởng riêng để lập nghiệp. 6 năm sau (năm 2010) xưởng cơ khí của anh đã lớn mạnh, ăn nên làm ra, tạo được uy tín với khách hàng. Lúc đó anh Nhượng đứng ra thành lập Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đầm Hà (chuyên gia công thiết bị cơ khí, chế tạo cửa, nhôm kính...).
Năm 2017, từ dự án xúc tiến kêu gọi đầu tư của huyện, anh Nhượng đã mạnh dạn đầu tư vốn thuê lại hơn 5ha đất nông nghiệp tại xã Quảng Tân để lên ý tưởng trồng rau thủy canh, dưa lưới các loại theo hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao. Khi nghe thuyết trình về dự án này, nhiều người đặt câu hỏi về sự rủi ro, khó thành công, bởi với địa phương như huyện Đầm Hà, việc đầu tư mô hình nông nghiệp sạch chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Không những thế, ý tưởng làm nông nghiệp không đụng hàng của anh Nhượng vào thời điểm đó vấp phải sự hoài nghi của nhiều người, bởi chính khu đất anh thuê lại từng có 1 HTX triển khai dự án trồng rau an toàn nhưng làm ăn không mấy hiệu quả, bỏ hoang nhiều năm.
Bỏ ngoài tai những ý kiến trái chiều, anh Nhượng vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình của mình.
Để biến khu đất bỏ hoang thành trang trại quy mô như bây giờ, anh Nhượng phải mất hơn 1 năm cải tạo lại ruộng đất và vận động các hộ dân bên cạnh dồn điền đổi thửa. Giữa năm 2018, hệ thống nhà màng đầu tiên rộng hơn 6.000m2 được lắp đặt xong, anh khẩn trương xuống giống trồng thử dưa chuột (Hà Lan), dưa lưới (Peru và Hà Lan). Cả 3 loại dưa này đều trồng theo công nghệ VietGAP.
Tưởng rằng nghề cơ khí với nghề làm nông nghiệp trái ngược nhau, nhưng theo anh Nhượng, chính những năm tháng gắn bó với nghề cơ khí lại hỗ trợ anh rất nhiều vào mô hình này. Toàn bộ hệ thống lắp đặt nhà màng đều do anh và công nhân trong xưởng tự tay làm. "Bạn bè nói tôi đã thoát ly khỏi cảnh làm nông nghiệp sao vẫn cố quay lại gắn bó với nó. Tôi nghĩ, vì quá đam mê nên cái duyên gắn bó với mô hình này chắc sẽ theo đuổi tôi đến suốt đời" - anh Nhượng tâm sự.
Hơn 2 tháng kỳ công chăm sóc từng luống dưa, cuối cùng trời cũng không phụ lòng người, vườn dưa trong nhà màng sinh trưởng ra hoa rồi kết trái theo đúng ý nguyện của anh Nhượng, tỷ lệ đậu quả đạt trên 95%. Vụ dưa lưới giống Peru và Hà Lan đầu tiên với diện tích trồng 5.500m2 cho thu hoạch đạt sản lượng hơn 11 tấn. Dưa thu hoạch đến đâu, thương lái vào tận vườn mua cất đến đó. Với giá bán bình quân 60.000-80.000 đồng/cân, trừ mọi chi phí sản xuất, vụ dưa đầu tiên anh Nhượng lãi hơn 200 triệu đồng.
Đến nay, toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc đều được công nhân giám sát chặt chẽ, ghi đầy đủ hồ sơ ngày tháng trồng, ngày tưới, tình hình sâu bệnh... Hiện nay, thương hiệu rau sạch Quảng Tân đã đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm VietGAP. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp rau sạch cho thị trường, chúng tôi đang lắp đặt thêm 4.000m2 diện tích nhà màng.
Anh Nhượng cho biết, cả 3 loại dưa công ty đang trồng là giống cây mới, kén đất, để thuần hóa được chúng thích nghi với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tại địa phương thì mọi quy trình trồng và chăm sóc phải tuân thủ nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
Về kỹ thuật, sau khi xuống giống, cây dưa lưới được xếp thành hàng và treo dây cố định. Tại mỗi dàn đều được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây. Cây ra hoa sẽ tiến hành thụ phấn thủ công. Mỗi cây chỉ để lại 1 trái, tỉa hết cành nách tạo sự thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi trái có đường kính 3-4cm (khoảng 40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Dưa lưới từ khi trồng đến thu hoạch mất 65-70 ngày, mỗi năm có thể trồng 3 vụ. Dưa lưới giống Peru và Hà Lan cho thu hoạch đạt khoảng 1,3kg/trái. Đối với dưa chuột Hà Lan thời gian trồng đến lúc thu hoạch mất 45 ngày.
Chăm sóc dưa theo quy trình VietGAP tại trang trại của anh Nguyễn Hữu Nhượng.
Điểm nhấn của mô hình rau sạch Quảng Tân là doanh nghiệp đã liên kết, thuê lại đất của các hộ dân, sau đó nông dân trở thành những công nhân lao động thuê trên chính thửa ruộng của mình với mức thu nhập ổn định (khoảng 5 triệu đồng/người/tháng). Hơn 11 tấn dưa lưới vụ đầu tiên được tiêu thụ nhanh chóng, thương lái đánh giá chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Thành công của mô hình này mở hướng đi mới cho ngành nông nghiệp huyện Đầm Hà.
Ông Trần Việt Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà, nhận định: Đây là dự án sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Đầm Hà. Mô hình này sẽ mở ra triển vọng cho việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đầm Hà, làm cơ sở để phát triển và nhân rộng mô hình hơn nữa trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh; từ đó sẽ cho ra nhiều hơn những sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Quảng Ninh: Khai trương hệ thống siêu thị Aloha Mall đầu tiên tại Đầm Hà Vừa qua, hệ thống siêu thị Aloha Mall đã chính thức khai trương tại phố Hoàng Văn Thụ, huyện Đầm Hà. Đây là siêu thị đầu tiên tại Quảng Ninh của hệ thống Aloha Mall (gồm 9 siêu thị tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh). Tọa lạc tại ví trí giáp với đường Quốc lộ 18A, Aloha Mall Đầm Hà...