Xây dựng làng hoa Sa Đéc trở thành làng văn hóa du lịch ấn tượng
UBND TP Sa Đéc, Đồng Tháp vừa làm việc với Trung tâm Phát triển nông thôn- Saemaul Undong, Đại học KHXH-NV TP.HCM thông qua đề án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc.
Với định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đề án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc được xây dựng với dấu ấn đặc trưng riêng của địa phương trên diện tích khoảng 510 ha, vùng lõi thuộc phường Tân Quy Đông làm tiền đề lan tỏa ra các vùng lân cận.
Đơn vị tư vấn trình bày đề án với các ngành và lãnh đạo thành phố Sa Đéc
Bốn thành tố cốt lõi để xây dựng làng văn hóa du lịch Sa Đéc chính là sự kết hợp giữa nhà nước, nhà dân, nhà đầu tư và nhà khoa học. Theo đó, trong làng văn hóa du lịch sẽ được quy hoạch thành các khu vực đặc trưng riêng như: khu nhà điều hành làng văn hóa; khu trưng bày sản phẩm OCOP của địa phương; khu nhà tiêu bản các giống hoa; khu trải nghiệm ẩm thực các món dân gian từ bột và mắm; khu tổ chức lễ hội truyền thống; khu bungalo nghỉ dưỡng; khu spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp từ chiếc xuất hoa; khu nhà trồng hoa thủy canh; khu chế biến chiếc xuất tinh dầu hoa; bãi đậu xe…
Đồng thời phục chế vườn hồng Tư Tôn; xây dựng khu trung tâm thương mại hoa kiểng Đồng Tháp; khai thác giá trị của các cây cầu bằng cách thiết kế mỗi cây cầu mang tên các doanh nhân, nhân vật nổi tiếng gắn với vùng đất Sa Đéc…
Video đang HOT
Những năm qua, làng hoa Sa Đéc luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Về cơ cấu tổ chức, sẽ có ban quản lý làng du lịch gồm: ban quản lý, ban giám sát, ban thư ký, ban vận hành, ban tài chính và ban kinh doanh tiếp thị, đồng thời xây dựng bộ quy tắc ứng xử riêng trong làng văn hóa.
Mục đích chính của đề án là tạo điểm nhấn, quảng bá các giá trị truyền thống của địa phương và làng nghề, tạo liên kết tour kích thích du lịch Đồng Tháp phát triển, Qua đó, nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp từ du lịch, phát triển các giá trị văn hóa và làng nghề tại địa phương gắn với việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án này là gần 600 tỷ đồng.
Tên gọi Sa Đéc có nghĩa gì?
Sa Đéc có thể là chợ sắt/chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi.
Sa Đéc hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngoài Sa Đéc, tỉnh này còn có TP Cao Lãnh (tỉnh lỵ), thị xã Hồng Ngự cùng 9 huyện: Cao Lãnh (cùng tên thành phố), Hồng Ngự (cùng tên thị xã), Tam Nông, Tân Hồng, Tháp Mười, Thanh Bình, Châu Thành, Lai Vung và Lấp Vò.
Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa địa danh Sa Đéc. Địa chí Đồng Tháp cho biết Sa Đéc có thể là chợ sắt/ chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi. Cách lý giải Sa Đéc là tên một vị thần được nhiều người ủng hộ hơn cả.
Làng hoa Sa Đéc được biết đến là thủ phủ hoa, kiểng của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có truyền thống hơn 100 năm. Nơi đây chuyên cung cấp đủ loại hoa, kiểng cho khắp các địa phương lân cận. Những ngày giáp Tết, làng hoa Sa Đéc trở nên nhộn nhịp, rực rỡ hơn bao giờ hết, thu hút đông du khách tìm đến.
Theo Cổng TTĐT Đồng Tháp, di tích quốc gia nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc được xây dựng năm 1895, trùng tu lớn vào năm 1917, có lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp. Nơi đây còn được nhiều người biết đến với mối tình giữa ông Huỳnh Thủy Lê và nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết "Người tình" (L'Amant) nổi tiếng.
Nằm tại TP Sa Đéc, chùa Kiến An Cung, hay chùa Ông Quách, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, có lối kiến trúc độc đáo, trang nghiêm. Cổng TTĐT Đồng Tháp cho biết chùa được khởi công xây dựng năm 1924, đến năm 1927 thì khánh thành.
Ngoài chùa Ông Quách, Sa Đéc còn có chùa Bà Thiên Hậu, hay Thất Phủ Thiên Hậu Cung, là địa điểm văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách. Theo Địa chí Đồng Tháp, cùng với tín ngưỡng thờ Quan Công, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở đất Gia Định xưa đã có từ cuối thế kỷ 17. Chùa Bà Thiên Hậu ở Sa Đéc là một trong những di tích phản ánh tín ngưỡng này.
Từ lâu, địa danh Sa Đéc còn được nhiều người nhắc đến với đặc sản hủ tiếu Sa Đéc trứ danh. Những sợi hủ tiếu trong món ngon này được làm từ bột gạo Sa Đéc theo truyền thống trăm năm, kết hợp với nước dùng hầm xương ngọt thanh, những miếng thịt, tôm, lòng... hấp dẫn, cuốn hút người ăn.
Những trải nghiệm du khách không thể bỏ qua khi khám phá Đồng Tháp Bất kỳ tháng nào trong năm, đến với làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp du khách cũng có thể ngắm hoa và chụp ảnh. Bất kỳ tháng nào trong năm, đến với làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp du khách cũng có thể ngắm hoa và chụp ảnh. Đây là làng hoa nổi tiếng của miền Tây Nam bộ với làng...