Xây dựng kịch bản đến 50.000 ca nhiễm ở TP.HCM
Thủ tướng yêu cầu TP.HCM phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản đến 50.000 ca nhiễm để bố trí đủ nguồn lực.
Tại cuộc họp trực tuyến với TP.HCM về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 ngày 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với ý kiến của Bộ trưởng Y tế là cần chuẩn bị cho phương án cao hơn, có thể đến 50.000 ca mắc; đồng thời lưu ý bệnh viện là pháo đài chống dịch, không để lây lan dịch từ bệnh viện.
Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế phải tháo gỡ ngay vướng mắc trong khâu thẩm định, đánh giá trang thiết bị y tế nhập khẩu phục vụ chống dịch, xem lại toàn bộ quy trình công nhận trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”.
TP.HCM cần phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản đến 50.000 ca nhiễm để bố trí đủ nguồn lực.
Người đứng đầu Chính Phủ yêu cầu chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, giữ đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, lấy hệ thống chính trị cơ sở làm pháo đài chống dịch, vận động người dân hợp tác, hưởng ứng, chia sẻ, phát huy tốt đa vai trò của các tổ COVID-19 cộng đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp ngày 8/7. (Ảnh: Nhật Bắc)
Thủ tướng nhấn mạnh cần đặc biệt quan tâm tới người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế ở TP.HCM theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ nhưng triển khai hết sức linh hoạt để không ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu cầu thiết yếu tối thiểu.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM cần khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả hơn ở các cấp, các ngành. Với các ổ dịch lớn, trên cơ sở các kinh nghiệm đã tích lũy được, phải có biện pháp, giải pháp khoanh vùng thật nhanh, thật gọn, giải quyết dứt điểm, nghiên cứu các cách làm mới trên cơ sở khoa học, thực tiễn, bảo đảm an toàn cho người dân.
Chính quyền đẩy mạnh công tác vận động, khuyến cáo người dân tích cực thực hiện đúng các giải pháp phòng chống dịch; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong phòng chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Ông giao Bộ trưởng Bộ GTVT chủ trì, phối hợp tỉ mỉ với TP.HCM để phân luồng, phân tuyến căn cứ vào tình hình dịch tễ từng khu vực, bảo đảm giãn cách xã hội nhưng không gây ách tắc giao thông.
Lực lượng công an đóng vai trò nòng cốt, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ COVID-19 cộng đồng để giữ vững an ninh trật tự, bảo đảm an toàn xã hội, thực hiện đúng yêu cầu của Chỉ thị 16, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.
Các đơn vị cần kêu gọi, vận động nhân dân tự giác thực hiện các biện pháp: Hành chính, biện pháp kỹ thuật và các biện pháp khác để quản lý thật chặt, “đã giãn cách phải thực hiện nghiêm”. TP.HCM cần rà soát thật kỹ các địa bàn, cơ sở còn yếu để tăng cường lực lượng chuyên trách.
Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện Chỉ thị 16 với TP.HCM là một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết và phù hợp trong lúc này, đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trao đi đổi lại nhiều lần. (Ảnh Nhật Bắc)
Coi trọng vai trò truyền thông trong tổ chức thực hiện Chỉ thị 16, Thủ tướng nhấn mạnh, vào thời điểm này, đây là lực lượng tuyến đầu, phải được ưu tiên trong tác nghiệp để phản ánh đúng tình hình, thông tin khách quan, trung thực, thuyết phục. TP.HCM cần nghiên cứu tổ chức họp báo hằng ngày để thông tin kịp thời, chính xác, đúng định hướng đến người dân.
Nhấn mạnh việc chi viện, hỗ trợ phải tập trung, thống nhất, ông đề nghị TP.HCM cử một cán bộ làm đầu mối chỉ đạo để điều phối công tác này, “khi nào cần hỗ trợ, cần cái gì, bao nhiêu phải rất rõ ràng”.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo việc bảo đảm lưu thông, cung ứng hàng hóa, bám sát tình hình, không gây xáo trộn cuộc sống của nhân dân do thiếu các nhu yếu phẩm.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Đài Truyền hình, Đài phát thanh của Thành phố nghiên cứu có chương trình văn hóa phục vụ nhân dân trong lúc giãn cách xã hội để người dân được thưởng thức “món ăn” tinh thần.
Thủ tướng nêu rõ, nơi nào đủ điều kiện, bảo đảm an toàn thì tiếp tục tổ chức sản xuất, khuyến khích các nhà máy cho công nhân ăn nghỉ tại chỗ để duy trì hoạt động trong 15 ngày giãn cách, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. Tăng cường hình thức làm việc trực tuyến.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình cách ly tại nhà, trên tinh thần tự nguyện; thiết lập các đường dây nóng để người dân gọi khi cần thiết.
KHẨN: TP.HCM tìm 2 tài xế chở nữ bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh chui
Nữ bệnh nhân 2580 (V.T.T., quê Vĩnh Long) từng đi taxi từ Rạch Giá, Kiên Giang về TP.HCM rồi bắt xe ôm đến khách sạn tại huyện Bình Chánh. Cơ quan y tế TP.HCM thông báo khẩn tìm 2 tài xế từng chở bệnh nhân này.
Căn nhà trọ trong hẻm 102 Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp tạm thời bị phong tỏa để phòng chống COVID-19 - Ảnh: NHẬT THỊNH
Trưa 26-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo khẩn tìm người liên quan đến bệnh nhân 2580 (V.T.T., 25 tuổi, quê Vĩnh Long) nhập cảnh trái phép từ Campuchia.
Ngày 22-3, T. đi taxi từ Rạch Giá, Kiên Giang về TP.HCM rồi bắt xe ôm đến khách sạn tại huyện Bình Chánh.
Lúc 13h30, tại bến tàu Rạch Giá, cô đón taxi không rõ biển số, tài xế thân hình mập, mặc áo sơmi trắng, quần tây đen... đi đến đường Nguyễn Văn Linh hướng quận 7, TP.HCM (đoạn gần khu dân cư Trung Sơn).
Đến khoảng 18h, cô đi xe ôm (xe Wave RSX màu đen) từ đường Nguyễn Văn Linh đến khách sạn Quốc Thái, số 90 đường số 7, khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.
HCDC đề nghị hai tài xế chở bệnh nhân 2580 trong khung giờ và địa điểm nêu trên liên hệ khai báo với cơ quan y tế địa phương. Riêng các trường hợp sinh sống tại TP.HCM hãy gọi số điện thoại đường dây nóng của trung tâm y tế quận, huyện nơi cư trú để khai báo y tế và được hướng dẫn phòng bệnh theo quy định.
Liên quan đến các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân 2580, HCDC cho biết đã xác định được 8 trường hợp F1, 23 trương hợp F2. Tất cả đều có kết quả âm tính lần 1.
Danh sách số điện thoại đường dây nóng của các trung tâm y tế tại TP.HCM - Ảnh: HCDC cung cấp
TP.HCM đề xuất 7.000-8.000 liều vắc xin tiêm cho nhân viên sân bay, hải quan, khách sạn Ngành y tế TP.HCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia phân bổ thêm 7.000-8.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 để tiêm cho người làm việc trong sân bay, hải quan và nhân viên phục vụ tại các khách sạn cách ly có thu phí. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Ảnh: HOÀNG LỘC Sáng 26-3, Thứ...