Xây dựng ít nhất 2.200 mô hình KHCN cho vùng nông thôn, miền núi
Sau 15 năm, Chương trình KHCN phục vụ nông thôn miền núi đã triển khai thực hiện 845 dự án tại 62 tỉnh, thành phố. Thông qua chương trình đã tạo được nhiều công nghệ tiên tiến góp phần xây phát triển kinh tế – xã hội vùng nông thôn miền núi.
Tiếp nối những thành công trong giai đoạn trước, Bộ KHCN đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025″.
Chương trình này có 3 sự khác biệt cơ bản so với giai đoạn trước. Thứ nhất là chủ trương về tăng cường tập trung, hỗ trợ cho những vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Vùng này sẽ được ưu tiên trong việc tăng cường các dự án. Có những ưu tiên tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước cao hơn dành cho những dự án thuộc vùng này.
Mô hình trồng cây chanh đào áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên vùng đất đồi huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ảnh: Thu Thủy
Video đang HOT
Thứ 2 là thúc đẩy, tăng cường dự án có liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trực tiếp sản xuất, để doanh nghiệp thành hạt nhân phát triển từ đó giúp nông dân cùng phát triển trong mối liên kết chuỗi giá trị hàng hóa. Cuối cùng là quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin truyền thông thúc góp phần đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.
Lãnh đạo Bộ KHCN cho rằng, cần phải chú trọng đúng mức đến khâu truyền thông phổ biến kiến thức về KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Chương trình có các mục tiêu chính như: Xây dựng được ít nhất 2.200 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN có hiệu quả, có quy mô phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số; chuyển giao được ít nhất 3.000 lượt công nghệ mới, tiên tiến; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho ít nhất 1.500 cán bộ quản lý, 4.000 kỹ thuật viên cơ sở, 140.000 lượt nông dân.
Theo Danviet
Miền Bắc mưa rét dịp 20/11
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 20/11, không khí lạnh tiếp tục được bổ sung nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa diện rộng, trời rét, riêng vùng núi và trung du phía Bắc có nơi rét đậm...
Dịp 20/11, miền Bắc mưa rét, miền núi có nơi rét đậm (Ảnh: Nguyễn Dương)
Hiện nay (16/11), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, chiều và đêm 18/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa diện rộng. Gió trong đất liền chuyển hướng Đông Bắc cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Từ ngày 19/11, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ C, vùng núi 11-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Hà Nội từ chiều và đêm 18/11 có mưa, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất vào đêm và sáng sớm phổ biến 15-17 độ C.
Từ đêm 18/11, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 7-8; riêng khu vực Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9; biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Cảnh báo, từ ngày 20/11, không khí lạnh tiếp tục được bổ sung nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục có mưa diện rộng; trời rét, riêng vùng núi và trung du phía Bắc có nơi rét đậm. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Vùng biển ngoài khơi Trung Bộ (trong đó có vùng biển tỉnh Bình Định) và khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 1,5-2,5m.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Thủ tướng nhắc các Bộ chấm dứt tình trạng "của anh, của tôi" "Ví dụ một dây chuyền sản xuất ô tô, đã kiểm tra khi nhập khẩu rồi nhưng khi lắp ráp xong ở nhà máy thì Bộ khác lại đến kiểm tra lần nữa. Rồi với cần cẩu thì phần dưới thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, phần trên của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Như vậy không...