Xây dựng Hoài Khao thành Làng du lịch cộng đồng
Đến Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) – vùng đất nổi tiếng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao Tiền.
Du khách được đắm chìm trong làn điệu Páo dung, những bộ trang phục được thêu một cách cầu kì, được thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.
Với những tiềm năng sẵn có, huyện Nguyên Bình xác định xây dựng xóm Hoài Khao trở thành làng du lịch cộng đồng – đây là chương trình trọng tâm của địa phương trong năm 2020.
Xóm Hoài Khao nhìn từ trên cao.
Ấn tượng ban đầu đối với du khách khi đến Hoài Khao là những nếp nhà nép mình bên sườn núi. Nhà của đồng bào Dao tiền ở Hoài Khao được lợp bằng ngói âm dương, tạo nên vẻ đẹp vừa giàu bản sắc dân tộc, vừa mang nét hoài cổ thơ mộng.
Chị Bàn Thị Liên (36 tuổi, xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) cho biết, chị sinh ra và lớn lên trong những nếp nhà gỗ, lợp bằng ngói âm dương. Những nếp nhà đã trở thành kí ức tuổi thơ không thể quên với bản thân chị và những người dân xóm người Dao này. Ngoài những nếp nhà, mỗi gia đình ở Hoài Khao có một kho chứa thóc làm bằng gỗ để tách biệt với nhà chính. Những kho chứa thóc cũng là nét riêng độc đáo chỉ có Hoài Khao…
Chị Hiền cho biết thêm, tất cả phụ nữ ở Hoài Khao đều thành thạo kĩ thuật in hoa văn bằng sáp ong trên vải để làm ra những bộ trang phục cầu kì và lộng lẫy của người phụ nữ Dao Tiền.
Ở Hoài Khao, các bé gái từ 10 – 12 tuổi đã được các mẹ, các bà dạy thêu các hoa văn đặc trưng trên trang phục và dần dần thế hệ trẻ sẽ được học các kĩ thuật thêu, in hoa văn bằng sáp ong… Du khách khi đến Hoài Khao sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa khó quên này bằng sự cởi mở và thân thiện của mỗi người dân.
Video đang HOT
Người dân xóm Hoài Khao vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Dao Tiền.
Điểm khác biệt nữa tạo nên sức hút của du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao chính là những tổ ong khoái ở 2 hang động quanh xóm. Người dân xóm Hoài Khao có tục cấm phá tổ ong lấy mật nên một hang động có hàng trăm đàn ong bay về làm tổ. Những tổ ong khoái to như tấm chiếu với hàng triệu con ong bám vào, tạo nên một cảnh tượng kỳ vỹ hiếm thấy.
Mùa Xuân ong khoái về làm tổ, lập Thu lại bay đi. Khi bay đi, những con ong khoái để lại vỏ sáp là nguyên liệu để những người phụ nữ nơi đây đun nấu thành sáp ong sử dụng in trên vải, tạo nên những hoa văn độc đáo trên bộ trang phục truyền thống.
Đến Hoài Khao vào những mùa khác nhau, du khách đều có những trải nghiệm khó quên với mảnh đất giàu bản sắc này. Mùa Hè đến Hoài Khao, du khách được cảm nhận không khí trong lành của miền sơn cước, phóng tầm mắt cùng cánh đồng lúa xanh mượt. Mùa Thu, Hoài Khao khoác lên mình diện mạo rực rỡ với thung lũng lúa vàng nặng trĩu bông. Thời điểm này, du khách sẽ được chứng kiến lễ cúng ong khoái trở về của đồng bào Dao Tiền nơi đây…
Tại Hoài Khao, du khách cũng được nhâm nhi chén rượu gạo thơm nồng cùng những món ăn chứa đựng cả hương đất, hương trời nơi đây; cảm nhận được tình cảm nồng ấm của người dân miền sơn cước, nhất là khi được cùng họ quây quần bên bếp lửa, cùng nghe họ kể về cuộc sống, phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao Tiền…
Những nếp nhà lớp bằng ngói âm đương và kho chứa thóc tạo nên nét riêng biệt chỉ có ở xóm Hoài Khao.
Theo ông Hoàng Quốc Chấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng), để thực hiện Chương trình trọng tâm năm 2020 của huyện Nguyên Bình về xây dựng Làng du lịch cộng đồng Hoài Khao, xã đang vận động người dân trong xóm chỉnh trang nhà cửa, gìn giữ và tu sửa những nếp nhà bằng gỗ riêng biệt, mang đậm bản sắc của đồng bào Dao; vận động người dân di dời chuồng trại gia súc ra khỏi khu dân cư, góp sức giữ gìn vệ sinh môi trường; hiến đất để xây dựng các công trình đảm bảo tiêu chí một làng du lịch cộng đồng…
Cùng với đó, xã Quang Thành có những giải pháp để người dân xóm Hoài Khao lưu giữ và phát huy những nét đặc sắc của đồng bào Dao tiền như Lễ cấp sắc, làn điệu Páo dung, nghề in hoa văn trên váy bằng sáp ong, nghề chạm khắc bạc làm đồ trang sức cho đồng bào…
Ông Nông Quốc Hùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyên Bình cho biết: Để xây dựng chương trình Làng du lịch cộng đồng Hoài Khao, huyện Nguyên Bình đã đầu tư trên 18 tỷ đồng để hoàn thiện các hạng mục đầu tư về đường giao thông, xây dựng các mô hình về phát triển nông nghiệp, tạo cảnh quan và công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, vệ sinh nơi công cộng; gắn các biển báo, biển chỉ dẫn tham quan du lịch.
Cùng với đó, huyện Nguyên Bình chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh phát triển các làn điệu dân ca, sưu tầm các mẫu vật để hướng dẫn các hộ dân thêu, đan lát sản xuất các đồ lưu niệm… Lễ công bố Làng du lịch cộng đồng Hoài Khao sẽ được huyện Nguyên Bình tổ chức vào tháng 10/2020.
Xóm Hoài Khao - nơi bảo tồn văn hóa cổ của người Dao Tiền
Nhiều du khách đã tìm đến xóm Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để được đắm mình vào thiên nhiên hoang dã, trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Dao Tiền.
Những mái nhà ngói âm dương cổ kính ở xóm Hoài Khao. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)
Người dân xóm Hoài Khao vệ sinh sinh đường làng ngõ xóm, giữ môi trường sạch đẹp. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)
Người dân Hoài Khao có cuộc sống gần gũi thiên nhiên và được thiên nhiên ban tặng nhiều món quà quý giá. Chè dây là một trong những món quà quý đó. Chè dây được hái từ rừng, phơi khô, pha nước uống rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh dạ dày.
Người dân Hoài Khao vẫn giữ được những sàn gỗ dựng giữa đồng dùng làm nơi thực hiện nghi lễ cấp sắc cho những công dân mới trưởng thành.
Người dân xóm Hoài Khao không dùng bồ để chứa thóc, họ dựng những căn nhà gỗ nhỏ làm kho chứa, trông rất độc đáo, lạ mắt. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)
Du khách thích thú khám phá kho thóc của người Dao Tiền ở xóm Hoài Khao. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)
Với lối sống gần gũi thiên nhiên, bảo vệ môi trường, người dân xóm Hoài Khao vẫn giữ được những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát lịm.
Người dân xóm Hoài Khao có tục cấm phá tổ ong lấy mật nên vẫn giữ được một hang núi có hàng trăm đàn ong làm tổ. Những tổ ong khoái to cỡ như tấm chiếu với hàng triệu con ong bám vào tạo nên một cảnh tượng kỳ vỹ hiếm thấy.
Lễ tế thần Yadnya Kasada độc đáo của người Indonesia Yadnya Kasada được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất và mang đậm bản sắc dân tộc của người Indonesia. Ảnh: AFP. Lễ hội Yadnya Kasada là phong tục lâu đời của tộc người Tengger. Với dân số khoảng 600.000, người Tengger chủ yếu theo đạo Hindu và sinh sống gần núi lửa Bromo, thuộc Công viên Quốc gia Bromo...