Xây dựng hồ sơ sức khỏe cá nhân còn lắm khó khăn
Đó là một trong nhiều ý kiến của PGS.TS.BS Phạm Xuân Đà – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, tại hội nghị khoa học ‘Ứng dụng công nghệ sinh – y sinh trong điều trị y khoa lâm sàng’ năm 2019.
PGS.TS.BS Phạm Xuân Đà trình bày báo cáo tại buổi hội nghị khoa học – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Theo ông Đà, ngày nay những bước đột phá trong công nghệ có tác động rất lớn đến các phương pháp chăm sóc sức khỏe, từ những app đếm số bước chân đi bộ đơn giản đến các chương trình thực hiện kỹ thuật nội soi tân tiến.
Trong đó, đỉnh cao của ứng dụng công nghệ, nhất là dữ liệu lớn (big data), là xây dựng được hồ sơ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, dựa trên những cơ sở thực tế, ông đánh giá việc này còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Đà cho biết làm hồ sơ sức khỏe cá nhân đòi hỏi một hệ thống rất tốt, nhất là về mặt thu thập thông tin và quản lý thông tin, đảm bảo vừa đầy đủ vừa trung thực và chính xác từ khi còn trong bào thai đến lúc trưởng thành.
“Từ bệnh án điện tử đến hồ sơ sức khỏe cá nhân có 7 bước, ngay cả Nhật Bản bây giờ đang ở cuối mức thứ 4 đầu thứ 5, chưa lên được mứa 7″ – ông Đà thông tin.
Ông cho rằng cần có thêm cơ sở hạ tầng, quy chế và những nội dung cụ thể quy định ai là người đưa ra thông tin và kiểm soát những hồ sơ này bởi nếu thông tin trong hồ sơ không chính xác có thể rất nguy hiểm.
Hội nghị còn nhận được 40 báo cáo khoa học của 22 đơn vị và các nhà khoa học thuộc lĩnh vực y – y sinh trên cả nước.
Video đang HOT
Một số công trình đáng chú ý như Nghiên cứu liệu pháp Nano oxy hóa khử ứng dụng trong kháng khuẩn và kháng ung thư, Nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knwolesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt – Lào, Phân tích ảnh não người và tìm điểm bất thường bằng phương pháp PSO – EM…
Hội nghị do Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ thuộc Thành đoàn TP.HCM, Bệnh viên Quân y 7A và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM phối hợp tổ chức lần đầu tiên nhằm hướng tới xây dựng một đội ngũ nghiên cứu có năng lực và tạo ra những sản phẩm khoa học đạt chuẩn mực, ngang tầm quốc tế.
Trước đó, ngày 14-6-2018, tại Hà Nội, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) tổ chức khởi động xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử. Theo lộ trình, hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được triển khai và từng bước hoàn thiện tại 8 tỉnh, TP từ tháng 1-2019 trước khi triển khai nhân rộng trên toàn quốc từ tháng 7-2019.
Theo tuoitre
Phát hiện bào thai phát triển trong bụng cô bé sơ sinh
Các bác sĩ Colombia đã choáng váng khi phát hiện một bào thai phát triển bên trong bụng của một cô bé sơ sinh.
Phát hiện bào thai trong bụng cô bé sơ sinh ở Colombia
Cô bé Colombia có tên Itzamara, sinh ngày 22 tháng 2 tại Barranquilla là trường hợp cực kỳ hiếm hoi về hiện tượng thai trong thai vừa được phát hiện.
Theo đó, các bác sĩ đã phát hiện một bào thai có tay, chân nhưng không có tim và não bên trong bụng cô bé này. Điều đáng ngạc nhiên là bào thai này phát triển nhờ dây rốn của chính mình nối liền với ruột của cô bé.
Một bào thai rất nhỏ hình thành trong bụng của cô bé 35 tuần tuổi. Ảnh: Dr. Miguel Parra-Saavedra/ nytimes
Trước đó, chị Monica Vega, mẹ bé Itzamara, khi mang thai đến tuần thứ 35 đã được các bác sĩ thông báo rằng họ phát hiện một khối u ở gan của con chị. Nhưng sau đó, kết quả siêu âm Doppler màu cho thấy đó không phải là một khối u mà là một bào thai rất nhỏ đang phát triển bên trong bụng của thai nhi.
Ban đầu, các bác sĩ muốn cầm cự càng lâu càng tốt để tránh những rủi ro liên quan đến sinh non. Tuy nhiên, sau theo dõi trong vòng 2 tuần, bào thai này đã phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc lên mức 20-30% và có khả năng sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng của thai nhi.
Chị Monica cũng được chẩn đoán mắc tiền sản giật và huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ khi sinh con. Do đó, chị đã được các bác sĩ chỉ định sinh mổ khẩn cấp ở tuần thứ 37, cô bé sinh ra nặng 7 pound (khoảng 3kg).
Chị Monica được theo dõi chặt chẽ vì được chẩn đoán mắc tiền sản giật, huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ khi sinh con. Ảnh: Pinterest
Một ngày sau, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi lấy bào thai ra khỏi người bé sơ sinh. Bào thai có khích thước 45mm, nặng 14g, có đầu và chân tay chưa hoàn chỉnh đồng thời thiếu tim và não. Bào thai này đã chết khi bị cắt dây rốn.
Các bác sĩ tiến hành lấy bào thai ra khỏi cô bé sơ sinh. Ảnh: Pinterest
Hiện tại, sau 1 tháng, sức khỏe của bé Itzamara rất tốt và hầu như không có bất kỳ di chứng tổn thương nào, ngoài một vết sẹo nhỏ trên bụng.
Tiến sĩ Miguel Parra-Saattedra, một chuyên gia từng làm việc về các vấn đề nghiêm trọng trong thai kì đồng thời là bác sĩ theo dõi trường hợp trên cho biết: "Đây là một trong những trường hợp kì lạ và hấp dẫn nhất trong ngành sản khoa."
Một tháng sau phẫu thuật, tinh trạng sức khỏe hiện tại của Itzamara rất tốt. Ảnh: Pinterest
Thai trong thai (Fetus in fetus) - hiện tượng hiếm của y khoa
Thai trong thai (Fetus in fetus) là hiện tượng kì lạ và hiếm gặp trong lịch sử y khoa thế giới với tỉ lệ xảy ra là 1/500.000. Những thông tin đầu tiên về hiện tượng này được đăng trên Tạp chí Y học Anh năm 1808.
Hiện tượng kì lạ này xảy ra do sự phân chia tế bào muộn, nghĩa là cặp song sinh không tách rời hoàn toàn. Sẽ có một bào thai chính được kết nối với mẹ qua nhau thai, trong khi bào thai còn lại nhỏ hơn bị "giam giữ" trong bào thai chính và phát triển dựa vào bào thai này.
Một vài trường hợp thai trong thai trên thế giới đã được phát hiện ở Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ,...
Ở Việt Nam mới đây cũng ghi nhận một trường hợp thai trong thai của một bé trai 4 tuổi, quê ở Trà Vinh. Theo dó, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thực hiện phẫu thuật lấy ra một bào thai có đường kính khoảng 12 cm, nặng 1,5 kg gồm mô đặc, mô mỡ, mô xương sườn, mô xương kèm với hộp sọ, cột sống và xương sườn.
Theo giadinhvietnam
Gene đặc biệt khiến phụ nữ cấy que tránh thai vẫn có bầu Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện một số phụ nữ mang gene CYP3A7*1C khiến hormone trong thuốc hoặc que tránh thai bị phá vỡ. Hầu hết phụ nữ nghĩ sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn mang bầu là do sai sót nào đó, ví dụ quên uống thuốc. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân còn do...