Xây dựng hệ thống thuế ASEAN thống nhất, bình đẳng và có hiệu quả
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, Hội nghị Thuế ASEAN lần thứ 19 (WG-AFT 19) và Hội nghị Thuế tiêu dùng ASEAN lần thứ 16 (SF-ET 16) diễn ra từ ngày 14-16/10 tại tỉnh Luang Prabang (Bắc Lào) dưới sự chủ trì của ông Boun Praseuth Sikumlabout, Cục trưởng Cục Thuế thuộc Bộ Tài chính Lào, cùng sự tham gia của các đại biểu đến từ các nước thành viên ASEAN; Ban Thư ký ASEAN; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD); Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hội nghị Thuế ASEAN lần thứ 19 diễn ra tại thành phố Luang Prabang (Bắc Lào). Ảnh: TTXVN phát
Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng thảo luận, trao đổi các vấn đề về tiến độ của các hội nghị cấp cao gắn với Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025, Chiến lược của Cộng đồng kinh tế ASEAN giai đoạn 2026-2030 và các vấn đề liên quan tại hội nghị cấp cao, việc thực hiện cơ chế chính sách về thuế, tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) và vai trò của ngành thuế mỗi nước trong cạnh tranh sau khi áp dụng trụ cột thứ 2.
Ngoài ra, các đại biểu còn thảo luận, trao đổi về các thỏa thuận, chính sách thuế, thông báo nợ thuế, thực hiện nghĩa vụ khấu trừ thuế, thu thuế tài sản tiền điện tử, quản lý thuế kỹ thuật số…, nhằm tập trung xây dựng hệ thống ngành thuế ASEAN thống nhất, bình đẳng và hiệu quả cao hơn.
Video đang HOT
Thông qua các cuộc thảo luận, các đại biểu hướng tới phát triển, xây dựng mối quan hệ làm cơ sở cho việc hợp tác phối hợp trong tương lai, giúp xác định phương hướng quản lý thuế bình đẳng, hiệu quả và bền vững, tiến tới hội nhập và vững mạnh trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Hội nghị Thuế ASEAN và Thuế tiêu dùng ASEAN lần này là dấu mốc quan trọng của các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là đối với các chuyên gia về thuế, được trao đổi về cạnh tranh thuế, chính sách thuế sau khi thực hiện trụ cột thứ 2, việc quản lý thu nguồn thu từ thuế bằng kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI), tiến độ trong việc sửa đổi Hiệp định Thuế DTA trong ASEAN, khấu trừ thuế, quản lý thuế VAT trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ quốc tế, bao gồm cả phương hướng kế hoạch trong tương lai về chính sách thuế trực tiếp trong khu vực ASEAN và rà soát lại các ưu tiên năm 2024 của Hội nghị AFT và SF-ET.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43: Thảo luận 16 sáng kiến ưu tiên kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trước thềm Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 tại Jakarta, ngày 3/9, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 23 đã tập trung thảo luận về 16 sáng kiến ưu tiên kinh tế (PED) của Chủ tịch Indonesia năm 2023.
Quang cảnh Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 23.
Năm nay, trụ cột kinh tế bao gồm 16 PED thuộc 3 "động lực chiến lược", cụ thể là Tái thiết và Phục hồi (tái thiết tăng trưởng khu vực thông qua việc kết nối thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh), Kinh tế kỹ thuật số (đẩy nhanh chuyển đổi số và tham gia kinh tế số một cách bao trùm), và Phát triển bền vững (thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững với một tương lai bền bỉ).
Tới thời điểm này, 6 PED thuộc "động lực chiến lược" Tái thiết và Phục hồi đều đã hoàn thành, bao gồm Khung thuận lợi hóa dịch vụ ASEAN (ASFF); Khuyến khích phục hồi, đảm bảo ổn định, khả năng phục hồi kinh tế và tài chính; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng ứng phó với khủng hoảng; ký kết Nghị định thư thứ 2 sửa đổi Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA); thành lập Bộ phận hỗ trợ thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nằm trong tại Ban Thư ký ASEAN; và Khuôn khổ trao đổi các sáng kiến về dự án công nghiệp trong ASEAN.
Ngoài ra, 5 PED thuộc "động lực chiến lược" Kinh tế kỹ thuật số bao gồm thực hiện đầy đủ Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử mẫu D (e-Form D) thông qua Cơ chế một cửa ASEAN; Tăng cường kết nối thanh toán, phổ biến kiến thức và hòa nhập tài chính kỹ thuật số nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bao trùm và tăng cường khả năng phục hồi trong lĩnh vực tài chính; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo về xây dựng Hiệp định khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA); Không gian thí điểm quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng dữ liệu kỹ thuật số xuyên biên giới nhằm tạo điều kiện xe tự lái ở ASEAN; và Khung logistics ASEAN cho Chuỗi cung ứng kinh tế số ở khu vực nông thôn. Hiện 2 trong số 5 PED này đã hoàn thành, trong khi số còn lại vẫn đang tiếp tục được triển khai.
Trong khi đó, "động lực chiến lược" thứ ba - Phát triển bền vững gồm 5 PED là Lộ trình hài hòa hóa các tiêu chuẩn ASEAN để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG); Phát triển hệ sinh thái xe điện, xây dựng Khung kinh tế biển xanh ASEAN; Thúc đẩy tài trợ chuyển đổi nhằm hỗ trợ tài chính bền vững và kinh tế xanh; và Tuyên bố về an ninh năng lượng bền vững thông qua kết nối liên thông. Hiện 3 trong 5 PED này đã hoàn thành, trong khi 2 PED còn lại vẫn đang được triển khai.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Theo Thư ký Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia Susiwijono Moegiarso, dự kiến 11 PED trong tổng số 16 PED nói trên sẽ được hoàn tất tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 này. Trong khi đó, 5 PED còn lại sẽ sớm được hoàn tất trong quý 4/2023. Ông Susiwijono cũng tiết lộ thêm về những tiến triển liên quan đến hệ sinh thái xe điện (EV) và Khung Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (DEFA). Theo quan chức này, để phát triển hệ sinh thái EV, ASEAN đang thúc đẩy các tiêu chuẩn chung của khu vực, chẳng hạn như các trạm sạc, cũng như tăng cường hợp tác với các nước khác.
Dự kiến, DEFA sẽ được AECC nhất trí thông qua trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43, qua đó mở ra một chương mới trong hội nhập kinh tế kỹ thuật số khu vực.
Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường thu hút đầu tư, khuyến khích đổi mới, gia tăng năng suất, tạo việc làm có chất lượng và thúc đẩy các doanh nghiệp ssieeu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).
Tổng thư ký ASEAN nêu giải pháp thúc đẩy thực chất quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc Hành trình 3 năm nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Trung Quốc đã mang lại cho cả ASEAN và Trung Quốc nhiều thành tựu đáng kể. Trong tương lai, việc tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gắn bó này đi vào hợp tác thực chất và ý nghĩa hơn là một trong những nhân tố chính...