Xây dựng hạ tầng để xe buýt phát triển
Dù đã có nhiều chính sách ưu đãi và thường xuyên nâng cao chất lượng phương tiện nhưng xe buýt tại Hà Nội vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng như mong muốn, đòi hỏi các cấp, ngành của thành phố cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) thật sự thu hút người dân.
Các tuyến xe buýt hiện vẫn sử dụng chung đường với các phương tiện khác nên rất dễ gây xung đột giao thông.
Còn nhiều rào cản
Chủ tịch Hiệp hội VTHKCC thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Thông đánh giá, những năm qua, tốc độ vận hành của xe buýt ngày càng giảm. Nếu như vào năm 2013, tốc độ bình quân của xe buýt đạt 23 km/giờ thì nay chỉ còn khoảng 17 km/giờ. iều này là do thiếu hạ tầng dành riêng cho xe buýt. Bên cạnh đó, hạ tầng điểm dừng đỗ, đầu – cuối của xe buýt cũng đang rất thiếu và yếu. Hầu hết các quy hoạch không gian và giao thông đô thị đều chưa tính đến hạ tầng dành riêng cho xe buýt, dẫn đến nhiều bất cập. Trong đó, nhiều tuyến đường nối trung tâm với ngoại thành như quốc lộ (QL) 1 cũ, QL 21B, QL 32… không có vị trí cắm điểm dừng chờ xe buýt an toàn hoặc đủ điều kiện làm nhà chờ che mưa nắng cho người dân. Mặt khác, phần lớn điểm dừng chờ xe buýt trong nội thành đều chưa có điểm gửi xe, chưa đáp ứng nhu cầu kết nối, chuyển từ xe cá nhân sang xe buýt của người dân.
Video đang HOT
Cần một “lối riêng”
Trước những rào cản hạn chế sự phát triển của xe buýt, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, trước hết cần tháo gỡ vướng mắc về hạ tầng. Theo ông Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Hạ tầng kỹ thuật ( Bộ Xây dựng), cần có cơ chế, chính sách ưu tiên để nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt như ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông, lựa chọn một số tuyến đường xây dựng đường dành riêng cho xe buýt để nâng cao tốc độ chạy xe, bảo đảm an toàn cho vận hành xe buýt. ồng thời khuyến khích người dân đi xe buýt bằng cách ưu tiên về giá vé, phát hành vé miễn phí cho các đối tượng chính sách xã hội, gia tăng tiện ích tại các nhà chờ, điểm dừng, điểm đỗ, điểm trung chuyển tạo thuận lợi cho hành khách.
Giám đốc Trung tâm Quản lý và iều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, việc tổ chức làn đường riêng là mô hình khá phổ biến ở nhiều đô thị trên thế giới nhằm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả cho xe buýt. Tới đây, nguyên tắc lựa chọn hành lang ưu tiên của Hà Nội bao gồm: đủ chiều rộng mặt cắt đường; có lượng xe buýt hoạt động lớn; lưu lượng giao thông phù hợp để không tạo áp lực quá lớn khi có làn đường riêng. ặc biệt thành phố sẽ không tổ chức tràn lan mà thực hiện từng đoạn tuyến, từng thời điểm khi đủ điều kiện; tổ chức linh hoạt phối hợp các hình thức ưu tiên (tạo làn riêng kết hợp với giải pháp ưu tiên qua nút giao thông; ưu tiên trong khung giờ cao điểm). Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ khảo sát cẩn trọng và cân nhắc thời điểm phù hợp. Dự kiến, thành phố sẽ tổ chức phân làn riêng cho xe buýt trên bốn tuyến đường gồm: Nguyễn Trãi – Trần Phú (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng – Hà ông dài 5 km), tuyến Pháp Vân – Giải Phóng – ại Cồ Việt (4,7 km), tuyến Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự (5,9 km), tuyến Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Linh àm (9,6 km)…
Với các giải pháp đồng bộ, nhất là ưu tiên hơn về hạ tầng, hy vọng xe buýt sẽ trở thành phương tiện di chuyển tiện lợi với nhiều người dân, góp phần giảm ùn tắc, cải thiện năng lực giao thông cho Thủ đô.
Đồng chí Trần Kim Yến tiếp tục giữ chức Bí thư Quận ủy quận 1
Ngày 24-7, Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận 1 lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 bế mạc sau hai ngày làm việc, với kết quả thành công tốt đẹp.
Ban Chấp hành Đảng bộ quận 1 nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt tại Đại hội
Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 41 đồng chí. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban chấp hành đã bầu đồng chí Trần Kim Yến tiếp tục giữ chức Bí thư Quận ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết, xác định mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất khu vực thương mại dịch vụ bình quân hàng năm tăng 15%; đến cuối nhiệm kỳ vận động tăng 30% cơ sở thuộc các loại hình dịch vụ du lịch khác (dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,...) đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Quận phấn đấu tỷ lệ giải ngân từng công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hàng năm đạt từ 90% trở lên và đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án.
Trong lĩnh vực quản lý đô thị - môi trường, quận đặt mục tiêu hoàn thành theo thẩm quyền được giao trong công tác xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ đối với chung cư số 128 đường Hai Bà Trưng; số 23 đường Lý Tự Trọng; số 155-157 đường Bùi Viện. Đồng thời đầu tư, nâng cấp 71 hẻm, 45 vỉa hè.
Về an ninh trật tự, quận 1 đề ra mục tiêu kiềm chế và kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự hàng năm từ 3% đến 5%; tỷ lệ phá án đạt 75% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 95% trở lên. Bảo đảm 100% tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý đúng quy định; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%.
Về xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, quận phấn đấu 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn; tỷ lệ người dân, tổ chức tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên từng lĩnh vực tại quận, phường đạt trên 50% và phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt 90%.
Đặc biệt, quận sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Đề án "Xây dựng Đô thị thông minh" tại quận 1. Giai đoạn 2020 - 2021 hoàn thành đầu tư các hạng mục như xây dựng hệ thống cảnh báo cháy thông minh; nâng cấp hệ thống camera an ninh thông minh; xây dựng hạ tầng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; xây dựng hệ thống quảng bá du lịch thông minh; xây dựng hệ thống cảnh báo an ninh mạng.
Giai đoạn 2022 - 2025 hoàn thành đầu tư các hạng mục như xây dựng hệ thống phản ánh hiện trường; xây dựng hệ thống giám sát chỉ tiêu - BOC; xây dựng hệ thống giám sát thông tin báo chí; nâng cấp hạ tầng hệ thống máy chủ, ứng dụng nền tảng Data WareHouse.
Quận cũng phấn đấu kết nạp 800 đảng viên mới trong nhiệm kỳ; trong đó, quan tâm công tác kết nạp đảng viên trong lực lượng giáo viên, dân quân, thanh niên tại khu dân cư, người lao động trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước...
Gần 500 tỷ sửa 'rốn ngập', chậm tiến độ phải thuê siêu máy bơm Nếu thi công dự án 472 tỷ đồng ở 'rốn ngập' Nguyễn Hữu Cảnh chậm tiến độ thì TP.HCM buộc chủ đầu tư, nhà thầu phải chịu trách nhiệm chi trả giá thuê siêu máy bơm. UBND TP.HCM vừa chấp thuận ý kiến của Sở GTVT và Sở Xây dựng trong việc phối hợp giám sát quá trình thi công thực hiện dự...