Xây dựng đồ án quy hoạch tỉnh phải mang tầm chiến lược lâu dài
Chiều 23.12, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị tư vấn quy hoạch Công ty EAI (Pháp) – Viện Nghiên cứu phát triển Mê Kông – Công ty Angkora để thảo luận một số nội dung liên quan đến quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050.
Tại buổi làm việc, bằng hình thức ttrực tuyến từ Pháp, các chuyên gia Công ty EAI nhận định tỉnh Quảng Ngãi là một lãnh thổ sống động và đa diện mạo với 5 trụ cột chính là tổ hợp công nghiệp Dung Quất, không gian biển đảo Lý Sơn, TP.Quảng Ngãi, hành lang duyên hải và khu vực miền núi nội địa.
Các chuyên gia đề xuất, quy hoạch phát triển đồng bộ tỉnh Quảng Ngãi cần dựa trên nền tảng kinh tế hàng hải bao gồm: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hóa, khai thác và chế biến hải sản, hạ tầng cảng biển, hậu cần. Trong đó, quy hoạch và đầu tư phát triển các khu đô thị, dịch vụ, du lịch ven biển có chất lượng dọc tuyến đường Dung Quất – Sa Huỳnh song hành với phát triển bền vững huyện đảo Lý Sơn.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh chủ trì buổi làm việc
Hướng tới một chiến lược phát triển cân bằng và bền vững, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thúc đẩy liên kết phát triển hài hòa giữa các cấu phần không gian biển đảo, đồng bằng và vùng miền núi.
Về phương pháp tiếp cận, các chuyên gia nhận định việc xây dựng một chiến lược phát triển lãnh thổ mang tính chia sẻ là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực thi chiến lược.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đánh giá cao ý tưởng đóng góp của các chuyên gia, các nhà quy hoạch đã mở mang thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức để Quảng Ngãi xây dựng bản quy hoạch tốt hơn.
Về việc xây dựng đồ án quy hoạch lần này, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các sở ngành, đơn vị tư vấn khi thực hiện cần phải thay đổi cách làm và tư duy quy hoạch. “Làm quy hoạch không chịu bất kỳ sự tác động từ ai, không làm theo ý chí của tư vấn hay cá nhân nào, tất cả cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một đồ án quy hoạch mang tầm chiến lược dài hạn cho sự phát triển bền vững của tỉnh”- Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đề nghị.
Hỗ trợ gần 600 ngư dân vào tránh, trú bão số 14 tại huyện đảo Trường Sa
Tính đến 15 giờ 00 ngày 20/12, các âu tàu, làng chài do Hải đoàn 128 và Hải đoàn 129 thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý, vận hành trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã đón 84 lượt tàu với gần 600 ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Định vào tránh, trú bão số 14.
Cán bộ, nhân viên Trung tâm dịch vụ hậu cần - kỹ thuật đảo Sinh Tồn hỗ trợ ngư dân gia cố dây buộc tàu (Ảnh: Đình Hoàng)
Tại các âu tài, làng chài do Hải đoàn 129 quản lý, theo ghi nhận từ các trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Trường Sa, Sinh Tồn và hai làng chài Tốc Tan, Núi Le; hiện nay do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành cơn bão số 14, khu vực quần đảo Trường Sa gió đang mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10, sóng cao 3 đến 4m, biển động mạnh.
Tính đến 15 giờ 00 ngày 20/12, các âu tàu, làng chài do Hải đoàn 129 quản lý, vận hành trên các đảo Trường Sa, Sinh Tồn, Tốc Tan, Núi Le thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã đón 78 lượt tàu với hơn 500 ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Định vào tránh, trú áp thấp nhiệt đới
Tại âu tàu đảo Song Tử Tây do Hải đoàn 128 quản lý có 05 tàu cá của tỉnh Bình Định vào tránh trú bão số 14. Cán bộ, nhân viên tại âu tàu Song Tử tây đã hướng dẫn, bố trí chỗ neo đậu an toàn cho 35 ngư dân
Trước tình hình diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 14, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã chỉ đạo cho Hải đoàn 128 và Hải đoàn 129 triển khai cho các âu tàu và làng chài trên quần đảo Trường Sa phối hợp với các lực lượng, nhất là cán bộ, chiến sĩ trên các đảo Trường Sa, Sinh Tồn, Tốc Tan, Núi Le, Song Tử Tây triển khai đồng bộ, chặt chẽ các phương án đối phó khi bão đổ bộ vào đảo; tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các tàu cá hoạt động trong khu vực kịp thời vào neo đậu tại lòng hồ các âu tàu, làng chài, đảm bảo an toàn, đồng thời triển khai thực hiện tốt các phương án ứng phó khi có tình huống, sẵn sàng tham gia nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, sơ tán ngư dân lên đảo khi có lệnh.
VEC ngày càng "lầy"! Cam kết sẽ hoàn trả đường sau khi thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhưng VEC nuốt lời, để các địa phương "kêu cứu" trong vô vọng Nói đến dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, người ta nghĩ ngay đến con đường được đầu tư hơn 34.000 tỉ đồng chưa kịp đi đã hỏng, khiến...