Xây dựng đảo tiền tiêu vững chắc về quốc phòng
Giữ vững quốc phòng, an ninh (QPAN); phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội; khắc phục nhận thức tư duy kinh tế đơn thuần dẫn tới thiếu quan tâm đến QPAN.
Đó là quan điểm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QPQSĐP) trên địa bàn huyện Lý Sơn trong thời gian đến.
Là địa bàn trọng yếu, chiến lược về QPAN, trong những năm qua, huyện Lý Sơn đã dành nhiều nguồn lực cho lĩnh vực QPQS. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhanh chóng của huyện đảo, lĩnh vực này đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể là việc phối hợp, tham mưu thẩm định các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế gắn với QPAN và QPAN với kinh tế có dự án chưa chặt chẽ. Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin, nắm tình hình địa bàn có thời điểm chưa kịp thời… Do đó, vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ QPAN trong những năm đến đã được LLVT huyện nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp phù hợp với tình hình mới.
Lực lượng vũ trang huyện Lý Sơn diễn tập thực binh.
Video đang HOT
Theo Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lý Sơn, Thượng tá Hồ Ngọc Hiên, trên cơ sở quy hoạch tổng thể của huyện, mỗi dự án phát triển kinh tế – xã hội gắn với QPAN phải đảm bảo các điều kiện cơ bản về yêu cầu phát triển bền vững; tính lưỡng dụng; không phá vỡ thế trận phòng thủ và phải giữ được cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa… Huyện Lý Sơn phải thực hiện tốt phương châm “mỗi bước phát triển kinh tế là một bước củng cố tiềm lực QPAN” và ngược lại.
Tuy diện tích nhỏ và dân số không nhiều, nhưng huyện Lý Sơn có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng về QPAN; được xem là lá chắn, phên dậu vững chắc trên Biển Đông để bảo vệ khu vực duyên hải miền Trung của Việt Nam. Dự báo tình hình thế giới, khu vực, nhất là trên Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… là những thách thức lớn, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu cao hơn trong nhiệm vụ quốc phòng.
“Để thực hiện có hiệu quả công tác QPQSĐP trong giai đoạn mới, huyện Lý Sơn sẽ quán triệt sâu sắc Kết luận 57 của Bộ Chính trị về “Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh”; Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″… Từ đó, xác định rõ QPAN là chủ thể để kết hợp. Tuy nhiên, không tuyệt đối hóa, để đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư; khắc phục nhận thức, tư duy kinh tế đơn thuần dẫn tới thiếu quan tâm QPAN”, Thượng tá Hồ Ngọc Hiên nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, huyện Lý Sơn cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng trong khu vực phòng thủ và các cơ quan chức năng trong dự báo, chia sẻ thông tin… để kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, xử lý hiệu quả các tình huống, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ. Điều đặc biệt là, cần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng về chủ quyền biển đảo; cốt cách, phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân Lý Sơn để tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc.
Bí thư Huyện ủy Lý Sơn Nguyễn Viết Vy cho biết: Trong những năm đến, huyện chú trọng phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. Qua đó, tăng cường đối ngoại nhân dân để du khách quốc tế hiểu thêm về lịch sử biển đảo, về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Huyện xác định đảm bảo QPAN là nhiệm vụ hàng đầu. Các dự án đầu tư phải được xem xét một cách kỹ lưỡng về thủ tục pháp lý, quy mô, lĩnh vực… không được ảnh hưởng đến đất quốc phòng, đến việc thực hiện nhiệm vụ QPQSĐP và công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn…
Huyện Quan Hóa thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở huyện Quan Hóa đã, đang mang lại hiệu quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, được đông đảo các tầng lớp Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương.
Huyện Quan Hóa luôn duy trì, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao để người dân tham gia.
Nhận thức rõ vai trò của việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", ban chỉ đạo phong trào từ huyện đến cơ sở đã tập trung nâng cao chất lượng làm tiền đề quan trọng thực hiện tốt những nội dung khác. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, làm cho mọi người dân, từng gia đình, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của phong trào; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của phong trào vào các nghị quyết của cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương để chỉ đạo thực hiện. Huyện Quan Hóa cũng triển khai xây dựng, sửa đổi hương ước, quy ước bản, khu phố để phù hợp với tình hình phát triển chung; đồng thời phổ biến, triển khai những tiêu chí của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản, khu phố văn hóa tới từng bản, khu phố, từng gia đình... Việc đăng ký, bình xét, đề nghị công nhận gia đình văn hóa được thực hiện công khai, dân chủ, đúng chuẩn nên số lượng, chất lượng gia đình văn hóa ngày càng được nâng lên...
Nhờ những cách làm phù hợp nên thời gian qua các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện Quan Hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn huyện có 3 xã, 34 bản, 51 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 55% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 27% dân số luyện tập thể dục - thể thao thường xuyên. Di tích lịch sử Hang Co Phường được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Huyện Quan Hóa cũng chú trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố và hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao; giúp nhau phát triển kinh tế; tạo lập cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; xóa bỏ các hủ tục, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng nếp sống văn minh; hình thành môi trường văn hóa lành mạnh. Đến nay, toàn huyện có 1 trung tâm văn hóa huyện; 18/18 nhà văn hóa xã, thị trấn; 50% có nhà văn hóa bản; toàn huyện có 107 câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, 36 câu lạc bộ thể dục - thể thao. Từ các câu lạc bộ này những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của từng dân tộc được gìn giữ và phát huy, như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bắn nỏ, khua luống, nhảy sạp, cồng chiêng...
Để phong trào ngày càng phát triển sâu rộng, huyện Quan Hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung, không ngừng nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, khu phố văn hóa; tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, gắn kết việc phát triển phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" với phong trào xây dựng nông thôn mới...
6 ý tưởng xuất sắc về bảo vệ chủ quyền và phát triển biển đảo Kết thúc cuộc thi "Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc", T.Ư Hội SVVN quyết định trao giải cho 6 ý tưởng xuất sắc nhất, với 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Sinh viên tình nguyện tại Đảo Phú Quý, Bình Thuận. Cuộc thi "Ý tưởng sinh viên bảo vệ...