Xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm vùng đô thị
Ngày 22/10, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo dự án Tầm nhìn mới, xây dựng TP Đà Nẵng thành trung tâm vùng đô thị và khung chiến lược phát triển Khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Theo đó mục tiêu, chiến lược của Đà Nẵng là xây dựng thành phố 3 triệu dân, thành phố tri thức, thành phố cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á và là thành phố quốc tế.
Để thực hiện, TP Đà Nẵng chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 phát triển thành trung tâm của vùng, TP sẽ tái đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, giao thông và mở rộng thị trường tiêu thụ. Giai đoạn 2 là phát triển thành trung tâm quốc gia, xây dựng hệ thống giao thông tốc độ cao và phát triển các tính năng mới (hậu cần, kinh tế, nghiên cứu….). Giai đoạn 3 sẽ xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần tiêu chuẩn quốc tế và tiếp cận các chức năng mang tầm quốc tế (hội nghị, tài chính…).
Quang cảnh buổi hội thảo
Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng quy hoạch đến 2030, tầm nhìn 2050 với 5 định hướng: phát triển dịch vụ chất lượng cao; công nghiệp – công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho Đà Nẵng mà cho cả miền Trung-Tây nguyên, trục hành lang Kinh tế Đông Tây; là thành phố có hạ tầng hiện đại, đặc biệt là hạ tầng giao thông tĩnh, giao thông ngầm và vận tải logictis; có một nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
Video đang HOT
Với những thành tựu nghiên cứu từ dự án trên, Đà Nẵng sẽ từng bước phát triển thành một trung tâm vùng đô thị rộng lớn, có tính liên kết cao nhằm đem lại lợi ích chung, thiết thực cho đông đảo người dân.
Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm vùng đô thị
G.S Donhyun Kim, Đại học Sungkyunkwan cho rằng: Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm du lịch và sản xuất quốc tế quan trọng, đây là cơ hội lớn cho TP Đà Nẵng.
Đà Nẵng là thành phố được quy hoạch tốt, nếu trên đà phát triển này Đà Nẵng không chỉ là đô thị lớn của miền Trung mà cả khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Dương.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Tìm giải pháp tốt nhất cho xử lý rác thải đô thị
Rác thải chính là tài nguyên mà hiện nay hầu như các đô thị lớn của Việt Nam không khai thác được. Đã có hàng trăm dự án với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng nhưng rất ít dự án thành công, không phát huy hiệu quả. Trước thực tế đó, ngày 14.10, Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Giới thiệu, trình diễn công nghệ xử lý rác thải đô thị" tại TPHCM.
Ảnh: Trường Sơn
TS Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, tính riêng tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, mỗi ngày lượng rác thải lên đến 8.000 tấn trong khi chưa có một nhà máy xử lý rác thải nào có đầy đủ dây chuyền thiết bị với công nghệ tiên tiến đảm bảo 100% quy trình xử lý và tận dụng rác thải thành những sản phẩm khác cho xã hội.
Công ty TNHH thiết bị nhiệt Đồng Tâm giới thiệu sản phẩm lò đốt rác của mình. Ảnh: Trường Sơn
Công nghệ xử lý chính của Việt Nam hiện nay vẫn là chôn lấp, cho dù chôn lấp hợp vệ sinh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến môi trường. Đã có nhiều phương pháp xử lý rác tiên tiến trên thế giới được áp dụng tại Việt Nam nhưng không phù hợp nên không mang lại hiệu quả cao.
Trước thực tế đó, hội thảo nhằm tạo diễn đàn, tạo cơ hội cho 8 công ty, đơn vị của Việt Nam trình bày, giới thiệu một số công nghệ xử lý rác thải do chính họ áp dụng để tìm ra một công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đem lại hiệu quả về môi trường, kinh tế và xã hội. Các vấn đề được thảo luận trong hội thảo tập trung nhiều như có phân loại rác trước khi đốt hay không? Có đốt được bùn thải, chất thải lỏng hay không? Xử lý khói khi đốt như thế nào?...
Theo TS Nguyễn Văn Lạng, Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam khuyến khích tìm kiếm những giải pháp mới, thiết bị công nghệ phù hợp để tham mưu cho Bộ Khoa học công nghệ và Chính phủ tiến tới việc kiến nghị cấm áp dụng công nghệ chôn lấp tập trung. Trên cơ sở đó, đề xuất ban hành một bộ quy chuẩn công nghệ thiết bị xử lý rác, đồng thời ban hành quy định suất vốn đầu tư và mức chi phí xử lý rác hợp lý.
Theo LDO
"Một cửa" cấp phép đường dây, cáp đi nổi - ngầm Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, từ giữa tháng 9-2014, thu tục "Cấp giấy phép sử dụng công trình ngầm kỹ thuật đô thị để lắp đặt các đường dây, cáp" và thủ tục "Cấp giấy phép xây dựng, cải tạo đường dây, cáp đi nổi" se giải quyết theo cơ chế "một cửa". Việc cấp phép này được...