Xây dựng Côn Đảo thành Khu du lịch sinh thái biển
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia (KDLQG) Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030, với định hướng đưa Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hoá, lịch sử, tâm linh.
Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích đất nổi hơn 75km2 và diện tích mặt nước 14.000km2, cách TP Vũng Tàu 185km về phía Nam, cách TP HCM 250 km về phía Đông Nam, cách cửa sông Hậu Giang hơn 80km. Diện tích khu vực dự kiến phát triển trở thành Khu du lịch QG khoảng 1.000 ha, tương đương 10km2.
Việc phát triển Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo phải phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Đông Nam bộ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu… trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về tài nguyên biển, rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo, Khu di tích lịch sử đặc biệt Côn Đảo.
Trong đó ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, văn hoá-lịch sử-tâm linh. Đồng thời gắn kết với thị trường quốc tế và nâng cao tính cạnh tranh với du lịch các đảo khác ở trong nước và khu vực.
Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo gồm: Trung tâm Thị trấn Côn Sơn, khu phố Pháp tại Thị trấn Côn Sơn, khu vực lịch sử-văn hoá-tâm linh, cảng biển Bến Đầm, dải bờ biển hoang sơ, dải bờ biển cảnh quan, vùng núi Côn Đảo và hệ thống các đảo nhỏ.
Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn đi các điểm tham quan: mũi Chim Chim Cỏ Ống vịnh Đầm Tre, bãi Ông Đụng bãi Ông Câu núi Thánh Giá, mũi Cá Mập vịnh Bến Đầm. Khai thác các tuyến du lịch đi bộ, đi xe đạp trên hònBảy Cạnh.
Video đang HOT
Hình thành các tuyến du lịch liên vùng, kết nối Côn Đảo với các thành phố khác. Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu du lịch QG Côn Đảo, trong đó ưu tiên thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch.
Khánh An
Theo_VnMedia
Đà Nẵng quy hoạch tổng thể hai bên bờ sông Hàn
"Lâu nay chúng ta phát triển khu vực hai bên bờ sông Hàn còn mang tính chất tự phát. Gần đây lãnh đạo thành phố mới quyết tâm phát triển tổng thể khu vực này thành một cốt lõi của kiến trúc thành phố không chỉ cho bây giờ mà còn cho thế hệ mai sau".
Sáng 12/6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có buổi nghe đơn vị thiết kế báo cáo quy hoạch tổng thể khu vực hai bên bờ sông Hàn.
Theo công ty Jina (Hàn Quốc) - đơn vị thiết kế, Đà Nẵng nằm ở bên bờ phía Đông và phía Tây sông Hàn, "Da Nang The White Sand Beach" là một trong những khu nghĩ dưỡng được xây dựng gần đây khi bờ biển kéo dài và liên tục thu hút nhiều khách du lịch. Dù Đà Nẵng có một dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố nhưng do chưa có một quy hoạch tổng thể khu vực xung quanh nên thật khó có thể cho rằng khu vực này có sự hòa hợp. Do vậy dự án này sẽ lập ra một bản quy hoạch tổng thể và định hướng cho việc phát triển khu vực bờ sông Hàn. Điều này sẽ làm cho khu vực sông Hàn trở thành điểm mốc và một địa điểm hấp dẫn du khách.
Theo thiết kế, toàn bộ vệt ven sông Hàn được chia làm 4 khu: A, B, C, D. Khu A là khu công viên sinh thái. Khu B là khu công viên năng động. Khu C là công viên trung tâm. Và khu D là công viên xanh.
Quang cảnh buổi làm việc
Trong đó, sông Hàn sẽ có một "trục biểu tượng" bắt đầu từ đài quan sát ở phía Bắc và kết thúc ở Vòng quay mặt trời. Và những tòa tháp cao tầng tạo điểm nhấn sẽ được đặt ở đầu sông Hàn (cạnh cầu Thuận Phước) và điểm cuối là cầu Trần Thị Lý, sẽ đóng vai trò là như là cửa ngõ vào sông Hàn.
Theo ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: "Trong tổng thể chung của thành phố, ngoài điểm nhấn là các khu vực: ven biển, Bà Nà, Sơn Trà... thì có sông Hàn. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta phát triển khu vực này còn mang tính chất tự phát, bị chia cắt bởi những dự án riêng lẻ của từng chủ đầu tư. Gần đây lãnh đạo thành phố mới quyết tâm làm thế nào đó có một kế hoạch tổng thể phát triển khu vực ven sông Hàn thành một cốt lõi của kiến trúc thành phố không chỉ để cho bây giờ mà còn cho thế hệ mai sau. Đây là một trong những việc làm hết sức lớn, một kế hoạch lâu dài, đòi hỏi phải có sự nỗ lực không những huy động các nhà đầu tư, tìm kiếm ngân sách mà còn đòi hỏi có những giải pháp, chính sách quản lý rất phù hợp".
Thành phố có giao cho Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng và đơn vị tư vấn phác thảo ra ý tưởng. Nổi bật lên về mặt ý tưởng là biến khu vực này thành một khu vực ven sông xanh, một khu vực ưu tiên cho công cộng, ưu tiên để có những hệ thống giao thông và các điểm kết nối với những khu vực khác. Xuyên suốt ý tưởng đó, đơn vị tư vấn có trình bày chia ra các phân khu, các giai đoạn phát triển, các gợi ý về mặt cảnh quan và xây dựng.
Đà Nẵng sẽ quy hoạch tổng thể khu vực ven sông Hàn trở thành điểm mốc và một địa điểm hấp dẫn du khách
Kết luận tại buổi làm việc, ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo: "Quy hoạch cái này phải làm cho bài bản. Muốn vậy Sở Xây dựng cập nhật và cung cấp mọi thông tin cho đơn vị tư vấn thiết kế, có nhiều cái mình chưa cập nhật hết. Một số dự án mà mình đã cấp phép, các nhà đầu tư đang triển khai, mình đã phê duyệt quy hoạch rồi, phê duyệt kiến trúc rồi, mới đây mình có điều chỉnh rồi thì cái quy hoạch này phải đồng bộ với các kia, đừng để gây ra xung đột, rắc rối, nói qua nói lại".
Ông Thọ cũng yêu cầu, sau buổi nghe sơ bộ sáng hôm nay, bên thiết kế về nghiệm thu, hoàn chỉnh; Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng phải dành thời gian thỏa đáng, mời hết những anh em chuyên môn của Sở và Viện lại, nghe cho nó kỹ lưỡng và phản biện đầy đủ để tìm ra phương án tốt nhất. Nội bộ thảo luận trước, xong xuôi báo cáo lên UBND TP. UBND TP dành một khoản kinh phí giao cho Sở Xây dựng hoặc Hội quy hoạch kiến trúc tổ chức phản biện. Cái này lớn, không phải bây giờ mà còn lâu dài. Mời những hội viện Hội kiến trúc sư công khai, phản biện. Có cầu đi bộ hay không? Hay cầu bình thường. Ví dụ như thế. Tổ chức phản biện cho tới nơi tới chốn. Rồi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, lấy ý kiến người dân bởi mục tiêu của đồ án này là phục vụ người dân và thành phố. Sau đó, báo lại một lần nữa cho UBND TP để chúng ta kết luận trình UBND thành phố phê duyệt. Sau khi đã phê duyệt rồi thì dứt khoát quản lý cho tốt. Dù ai có làm thì cũng phải tôn trọng cái quy hoạch này.
"Còn phân kỳ, nếu như chúng ta phê duyệt sớm thì tập trung làm ngay cảng sông Hàn vì hiện nay nhếch nhác quá. Cái này không khó đâu vì chúng ta đã quy hoạch rồi. Nếu làm kịp thì đưa vào 6 tháng cuối năm", Bí thư Trần Thọ nói thêm.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bán đảo Sơn Trà trở thành điểm đến cao cấp được ưa chuộng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam phối hợp với Dự án EU vừa tổ chức hội thảo chuyên đề "Hướng tới giai đoạn mới trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch". Tại hội thảo, GS.TS Martin Fontanari, chuyên gia Dự án EU khẳng định, định hướng thị trường là cơ sở cho chiến lược quy hoạch...