Xây dựng cơ sở dữ liệu về Trường Sa và Hoàng Sa
Trong năm 2013, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản kết hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, triển khai hiệu quả Chương trình Tây Nguyên 3, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Lá cờ Tổ quốc làm bằng gốm trên nóc nhà văn hóa của đảo Trường Sa lớn – Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Thông tin này được giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam cho biết tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013, tổ chức ngày 17/1.
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, năm 2013, Viện sẽ đổi thành Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử trong lộ trình phát triển của Viện, là thành quả nỗ lực của các thế hệ cán bộ của Viện, là sự kiện hết sức có ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Viện, khẳng định vị thế của Viện trong hệ thống các cơ quan trực thuộc Chính phủ và các viện nghiên cứu của cả nước.
Để chuẩn bị cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/2, các đơn vị trực thuộc rà soát lại nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị, nỗ lực hoàn thành các công việc được giao, chuẩn bị tốt và đồng bộ các công việc hành chính liên quan đến việc đổi tên Viện.
Trong năm 2013, Viện cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình nghiên cứu tổng thể về Gia đình trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, thực hiện đúng tiến độ Đề án khai quật khảo cổ đối với khu vực công trình nhà Quốc hội.
Trong năm 2012, Viện đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ gồm Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên,” “Nghiên cứu tổng thể tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa.”
Viện cũng chỉ đạo tiếp tục triển khai và bàn giao theo lộ trình dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, bảo quản và phát huy giá trị di tích Hoàng thành Thăng Long,” dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội”… đồng thời hoàn thành 29 Chương trình cấp bộ và 49 đề tài thuộc các chương trình Tây Nguyên 3, Chương trình Nghị định thư, Quỹ Nafosted…
Phát biểu tại hội nghị, ông Đinh Thế Huynh – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng Viện Khoa học xã hội Việt Nam trở thành Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo Nghị định số 109/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là dấu mốc khẳng định vị thế, tầm nghiên cứu cơ bản và chiến lược của Viện.
Video đang HOT
Nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những kết quả hoạt động trong năm 2012 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh nêu rõ, Viện đã tập trung sức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác theo phương châm “Kỷ cương-trách nhiệm-chất lượng-hiệu quả.”
Đánh giá cao những nỗ lực của Viện trong đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và công tác tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước, ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh đây là những nhiệm vụ chính của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và cũng là trách nhiệm của các nhà khoa học xã hội Việt Nam với phương châm nghiên cứu cơ bản phải xuất phát từ thực tiễn, tổng kết các vấn đề thực tiễn phát triển thành lý luận, đồng thời đưa các kết quả nghiên cứu cơ bản vào kiểm chứng qua thực tiễn, góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Viện đã tham gia tư vấn cho Đảng và Nhà nước về nhiều vấn đề lý luận, cũng như tư vấn cho Quốc hội và Chính phủ trong việc xây dựng và thẩm định nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, góp phần tích cực vào việc tổng kết, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và trở thành một địa chỉ tư vấn có uy tín đối với nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước…
Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, để có được những thành tựu và chuyển biến tích cực trong năm qua, một nhân tố rất quan trọng là có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Đảng ủy và các cấp ủy trực thuộc của Viện. Tổ chức Đảng phấn đấu làm tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo đơn vị về chính trị, tư tưởng, nắm chắc công tác tổ chức, cán bộ triển khai kịp thời các nghị quyết và chỉ đạo của cấp trên, triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” đoàn kết, tập hợp được sức mạnh của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong Viện, đề cao kỷ cương, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2012.
Tuy nhiên, ông Đinh Thế Huynh cũng chỉ ra những hạn chế mà Viện cần khắc phục để nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học nồng nàn yêu nước, vững vàng về bản lĩnh chính trị, uyên thâm về trình độ chuyên môn, ngang tầm với chức năng nhiệm vụ và vị trí của một Viện Hàn lâm khoa học xã hội.
Xác định năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và cũng là năm có sự kiện lịch sử quan trọng – kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ban Sử-Địa-Văn – tiền thân của Viện Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay, ông Đinh Thế Huynh yêu cầu Viện Khoa học xã hội Việt Nam tập trung kiện toàn tổ chức của Viện theo tinh thần Nghị định 109/2012/NĐ-CP của Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, nhất là gắn giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai, thực hiện tốt chức năng tư vấn chính sách và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội.
Viện cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận chính trị, tổng kết và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mới về chủ nghĩa xã hội, những nhận thức mới về đặc điểm của thời đại ngày nay tham gia nghiên cứu tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới ở Việt Nam tiếp tục làm rõ đặc trưng và phương thức đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn tới cần đề xuất rõ hệ tiêu chí về một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và nước công nghiệp hiện đại đến giữa thế kỷ XXI.
Cùng với làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững, về đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nghiên cứu về đổi mới thể chế phát triển, Viện nghiên cứu làm sâu sắc hơn các vấn đề về đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển văn hóa, xã hội, con người, phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Viện tiếp tục nghiên cứu, góp phần làm rõ 8 mối quan hệ cơ bản mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra đồng thời tham gia tích cực vào việc chắt lọc các kết quả nghiên cứu cùng Hội đồng lý luận Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu về khoa học xã hội nói chung, về nghiên cứu lý luận chính trị nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả tư vấn của Hội đồng lý luận Trung ương cho Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đúng tầm của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – cơ quan nghiên cứu hàng đầu về khoa học xã hội của đất nước./.
Theo TNO
Hacker đấu tranh cho tự do internet tự vẫn, giới công nghệ nổi sóng
Một giáo sư gọi Aaron Swartz, người đồng sáng lập website Reddit nổi tiếng, là thiên tài máy tính, cộng đồng tin tặc Mỹ viết cái chết của anh cuối tuần qua là "sự mất mát đối với nhân loại".
Hacker, nhà hoạt động xã hội Aaron Swartz. Ảnh: Atlantic Wire.
Giáo sư Lawrence Lessig tại Đại học Luật Harvard (Mỹ), Giám đốc Trung tâm Đạo đức Edmond J. Safra của trường này, từng viết rằng Swartz là một "thiên tài web".
Nhưng sau khi Swartz chết, ông Lessig cân nhắc dùng một tên gọi khác để miêu tả hacker này. "Câu hỏi mà chính phủ Mỹ cần giải đáp là tại sao cần phải gán cho Swartz danh hiệu người phạm tội nghiêm trọng", ông nói.
Aaron Swartz là một tin tặc, một nhà hoạt động, một người kiên trì đấu tranh cho tự do internet, tự do thông tin. Đối mặt nguy cơ bị phạt tù tới 35 năm và 1 triệu USD vì download các tài liệu học thuật dành riêng cho thuê bao với ý định phân phát cho nhiều người, Swartz treo cổ tự tử tại căn hộ của mình ở thành phố New York ngày 12-1, ở tuổi 26.
"Aaron bị trầm cảm vì phiên tòa sắp tới (diễn ra vào tháng sau). Nhưng chúng tôi không biết được điều mà nó sắp phải trải qua lại đau đớn thế này", bà Susan Swartz, mẹ của tin tặc Swartz, viết trên trang web Ycombinator.
Thông báo mà gia đình Swartz phát đi ngày 13-1 viết rằng, anh cam kết một cách mạnh mẽ đối với công bằng xã hội, trong khi hệ thống tư pháp có vấn đề.
"Cái chết của Aaron không đơn giản là một bi kịch cá nhân. Nó là sản phẩm của một hệ thống tư pháp hình sự đầy rẫy sự hăm họa và sự truy tố quá đà", thông báo viết.
Cái chết của Swartz khiến bạn bè và người hâm mộ cảm thấy đau buồn vô hạn, đồng thời cũng làm họ giận dữ. Dù việc Swartz tự sát có nhiều nguyên nhân, nhưng không ít người cho rằng, anh đã quên mình vì một phong trào chính trị, đã đấu tranh không mệt mỏi cho tự do thông tin.
Hiệp sĩ Anh Tim Berners-Lee, người tạo ra world wide web, viết trên mạng xã hội Twitter post: "Aaron chết. Với những người lang thang trên thế giới, chúng ta mất một người thông thái, từng trải. Với những hacker vì chính nghĩa, chúng ta có một người nằm xuống. Với các bậc cha mẹ, chúng ta mất đi một người con. Hãy để chúng tôi nhỏ nước mắt khóc thương".
Applebaum, người từng bị điều tra vì liên quan website chuyên tiết lộ thông tin mật Wikileaks, nói: "Tôi không hiểu rõ tại sao Swartz quyên sinh. Nếu liên quan đến ý nghĩ về nỗi đau gần như vô tận của việc bị tống giam, vì đã gắng sức cho một nền văn hóa mở, tôi đồng cảm với mục tiêu đó, cũng như chắc chắn hiểu được sự căng thẳng đó".
Tinh thần Robinhood
Trong số tài liệu kỹ thuật số mà Swartz định phân phát miễn phí có John Berryman: The Poetics of Martyrdom (John Berryman: Thi pháp tử vì đạo) và Mapping the Niger, 1798-1832: Trust, Testimony and "Ocular Demonstration" in the Late Enlightenment (Vẽ bản đồ Niger 1798-1832: Niềm tin, chứng nhận và "trình bày thị giác" cuối kỷ Khai sáng). JSTOR, đơn vị lưu trữ các tài liệu học thuật này, không bao giờ gây sức ép để Swartz bị truy tố. Tuần qua, JSTOR bắt đầu mời người dùng truy cập miễn phí một phần cơ sở dữ liệu của mình.
Tháng 1-2011, Swartz bị bắt vì phát miễn phí thông tin vốn chỉ dành cho người trả tiền. Năm 2008, thanh niên này xâm nhập website PACER, nơi lưu trữ nhiều tài liệu pháp lý cấp liên bang, do Văn phòng các tòa án Mỹ quản lý.
Sau đó, Swartz tải xuống 4,8 triệu bài viết mang tính học thuật trong cơ sở dữ liệu của JSTOR. Swartz bị truy tố vì hành vi gian lận trực tuyến, lấy thông tin một cách bất hợp pháp từ máy tính được bảo vệ và làm hỏng máy tính được bảo vệ.
Swartz bắt đầu nghiệp lập trình máy tính khi còn nhỏ; năm lên 14 đã trở thành đồng tác giả của kỹ thuật RSS sau này được nhiều website, blog sử dụng.
Sau khi rời Reddit, Swartz trở thành người ủng hộ nhiệt thành đối với tự do internet. Anh đồng sáng lập nhóm Demand Progress chuyên vận động chống lại việc kiểm duyệt internet.
Nhiều người biết đến các thành quả khác của hacker này, trong đó có dự án bảo mật Tor2Web, tuyên ngôn về tiếp cận mở...
Theo Tiền Phong
Oracle "chắp cánh" cho dịch vụ điện toán đám mây Vừa qua, tập đoàn Oracle đồng ý mua lại Eloqua - công ty sản xuất phần mềm quảng cáo tự động (marketing automation) vừa được niêm yết trên sàn Nasdaq tháng 8 vừa qua với giá 810 triệu USD. Mục tiêu của họ chính là tăng cường khả năng cạnh tranh cho dịch vụ điện toán đám mây. Eloqua là một tập đoàn...