Xây dựng chức năng cảnh báo ùn tắc hàng trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia
Chiều 19/1, đại diện Tổng cục Hải quan (TCHQ) cho biết: TCHQ đang phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam ( Bộ Giao thông vận tải) phấn đấu đưa vào ứng dụng chức năng cảnh báo ùn tắc hàng hóa trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia.
Lạng Sơn là địa phương có lượng hàng hóa ùn tắc nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây.
Với ứng dụng này, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện có thể tra cứu theo thời gian thực tình hình ùn tắc tại tất cả các cửa khẩu biên giới. Qua đó, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch xuất nhập khẩu, vận chuyển phù hợp với tình hình thực tế; tránh được tình trạng ùn ứ hàng hóa, phương tiện tại cửa khẩu, tiết kiệm chi phí logistics; giảm thiểu thiệt hại và rủi ro.
Theo TCHQ, thông tin về lưu lượng phương tiện tại cửa khẩu biên giới dự kiến được cập nhật theo thời gian thực; công khai trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https//:www.vnsw.gov.vn. Tình trạng phương tiện tại cửa khẩu biên giới được thể hiện trên nền giao diện trực quan và thân thiện với 4 mức độ gồm mức Đỏ (mức cảnh báo cao nhất với lưu lượng trên 5.000 phương tiện); mức Cam (lưu lượng từ trên 1.000 tới 5.000 phương tiện); mức Vàng (từ trên 500 đến 1.000 phương tiện); mức Xanh (dưới 500 phương tiện). Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện có thể truy cập bằng máy tính hoặc các thiết bị thông minh có kết nối Internet để tra cứu.
Hiện Tổng cục Hải quan đã hoàn thành phiên bản đầu tiên của ứng dụng này trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Mặt khác, TCHQ đã có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam sớm kết nối để trao đổi dữ liệu trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thương mại xuyên biên giới nói riêng. Tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại các cửa khẩu đường bộ biên giới phía Bắc khiến hàng xuất nhập khẩu qua các tuyến này, đặc biệt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam không thể kịp thời thông quan.
Đại diện TCHQ cho biết: Vấn đề này đã tác động tiêu cực đến hoạt động của hàng ngàn doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics; đời sống hàng triệu hộ nông dân cũng bị chịu tác động rất lớn; của cải xã hội bị lãng phí do hàng không thể xuất khẩu bị mất giá, bị hư hỏng, phải đổ bỏ… Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hết sức quyết liệt nhằm giảm tình trạng ùn tắc, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện hàng hóa nhập khẩu được giao thương thuận lợi qua các cửa khẩu đường biên. Bộ Tài chính chỉ đạo TCHQ đã vận dụng sáng tạo các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, tham gia các cuộc hội đàm với các cơ quan chức năng của nước bạn, huy động cán bộ, công chức phục vụ doanh nghiệp với tinh thần “làm hết việc, không làm hết giờ”.
Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu
Chiều 8/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu phía Bắc. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Đây là cuộc họp thứ hai trong vòng 2 tuần qua về vấn đề này, với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ, ngành và các địa phương có cửa khẩu, các địa phương có vùng sản xuất nông sản lớn.
Giảm gần 2.500 xe chờ thông quan tại các cửa khẩu
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sau khoảng 10 ngày kể từ cuộc họp lần trước của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (ngày 26/12/2021), tính đến sáng 7/1/2022, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe (giảm 2.484 xe), trong đó tại tỉnh Lạng Sơn còn tồn 2.015 xe (giảm 2.189 xe), tại tỉnh Quảng Ninh còn tồn 1.260 xe (giảm 295 xe). Số lượng xe giảm phần lớn là chuyển tiêu thụ nội địa nhưng cũng có một phần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch qua Cửa khẩu Hữu Nghị, một phần chuyển qua xuất khẩu theo đường biển.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết thêm, sau nhiều cuộc làm việc tích cực giữa các bộ, ngành, địa phương của hai nước, tình hình đã được cải thiện hơn. Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã tiến hành đánh giá tình hình thực tế công tác phòng, chống dịch tại từng cửa khẩu để khôi phục hoạt động thông quan tại một số cửa khẩu.
Hiện nay, trên tuyến biên giới phía Bắc đã có 10 cửa khẩu, lối mở hoạt động. Trong đó, cửa khẩu quốc tế đang hoạt động là 4/7 cửa khẩu gồm: Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Ga quốc tế đường sắt Đồng Đăng (Lạng Sơn), Ga quốc tế đường sắt Lào Cai, Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai). Cửa khẩu chính đang hoạt động là 4/6 cửa khẩu; cửa khẩu phụ đang hoạt động là 2/21; các lối mở, điểm thông quan vẫn đang tạm thời đóng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết: Mặc dù các tỉnh biên giới đã liên tục khuyến cáo nhưng rải rác vẫn còn tình trạng tiếp tục đưa nông sản (chủ yếu là dưa hấu) lên Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trung bình khoảng 10 xe/ngày. Hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã có những chuyển biến bước đầu. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn, khó khăn vẫn có thể phát sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, sau khi Phó Thủ tướng có kết luận tại cuộc họp trước, tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp kiểm soát nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh, đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch; khuyến cáo các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, các cá nhân, đơn vị liên quan tạm dừng đưa hàng hóa lưu tại các cửa khẩu, đồng thời có phương án hỗ trợ tiêu thụ nội địa, chế biến sau thu hoạch.
Tính đến sáng 8/1, tổng lượng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 1.921 xe, trong đó có 919 xe chở hoa quả. "Với năng lực thông quan hiện nay từ 80 - 100 xe/ngày, dự kiến từ nay đến khi nghỉ Tết số lượng xe đang tồn tại Cửa khẩu Chi Ma sẽ được giải quyết", lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn khẳng định.
Nỗ lực để xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển, đường sắt
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, dự kiến vào ngày 12/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức cuộc làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp chủ lục để xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển. Hiện nhiều doanh nghiệp tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang đã đồng ý xuất khẩu qua đường biển.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, hoàn toàn có thể xuất khẩu qua đường sắt, đường biển sang Trung Quốc, riêng đường sắt, có thể chuyên chở 80 container hàng hóa mỗi ngày vào thị trường này, tuy nhiên phải là xuất chính ngạch, có hồ sơ đầy đủ.
Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, việc chuyển đổi từ đường bộ sang đường thủy, đường sắt hay không phụ thuộc vào tiêu chuẩn, nguồn gốc truy xuất, thủ tục giấy tờ. Hàng xuất đường tiểu ngạch chỉ cần mở tờ khai và có giấy phép biên mậu, trong khi hàng chính ngạch cần nhiều tiêu chuẩn, thủ tục, giấy tờ nên ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí. Ông Trung khẳng định, nếu doanh nghiệp xuất hàng có thể đáp ứng thủ tục, muốn chuyển từ đường bộ sang đường biển, Tổng công ty Hàng hải và các doanh nghiệp logistics sẵn sàng điều chuyển tàu đi chuyến quốc tế đưa về Quảng Ninh, Hải Phòng để chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp vận tải biển cũng sẵn sàng giảm giá vận chuyển, logistics, hỗ trợ bao gói, container...
Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng xe tồn đọng
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu phía Bắc. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, Chính phủ đã có chỉ đạo từ sớm về vấn đề tiêu thụ nông sản, nhất là việc xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới. Từ tháng 9/2021, Chính phủ đã có văn bản giao các bộ, ngành, từ đó các bộ, ngành tiếp tục cụ thể hóa, hướng dẫn cho các địa phương, các sở để triển khai.
Tháng 12/2021, trước tình trạng ùn tắc hàng hóa kéo dài tại các cửa khẩu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Trong vòng 10 ngày, Chính phủ tổ chức 2 cuộc họp khẩn với các bộ, ngành, địa phương; có nhiều văn bản chỉ đạo; đồng thời các bộ, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc rất tích cực và đã đạt kết quả bước đầu. Các cơ quan hữu quan của hai nước đã làm việc chặt chẽ, mở thêm một số cửa khẩu, tăng thời gian thông quan hàng hóa. Các địa phương biên giới đã chủ động thông tin về tình hình ùn tắc để khuyến cáo hạn chế đưa thêm hàng hóa lên cửa khẩu.
"Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã cố gắng, kết quả tuy chưa được như mong muốn là hạn chế hoàn toàn việc ùn tắc nhưng cũng khá tích cực", Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, số lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu còn lớn. Đặc biệt, hiện vẫn còn tình trạng xe ở các địa phương kéo về các cửa khẩu biên giới. Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng nêu rõ, cần tập trung cao để hỗ trợ cho nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các cơ chế, cách thức điều hành để không còn tồn đọng xe, hạn chế tối đa thiệt hại cho nông dân, cho doanh nghiệp.
Trong những ngày tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Tài chính, ngành Hải quan, lãnh đạo các địa phương biên giới tiếp tục có các cuộc làm việc với các cơ quan chức năng, các địa phương của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thông quan hàng hóa đang ùn tắc tại cửa khẩu, tăng thời gian thông quan, tăng số lượng cửa khẩu hoạt động. Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể, tăng cường cho các địa phương về phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm cả trang thiết bị và nhân lực.
Các địa phương biên giới nắm chắc tình hình để điều phối xe, tránh tình trạng xe hàng dồn ứ về cửa khẩu biên giới. Các địa phương có quyền thông báo, có quyền điều phối theo chỉ đạo của Chính phủ.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục làm việc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để đẩy mạnh chế biến nông sản. Bộ Công Thương tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ trong nước, đặc biệt là qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống. Các bộ, ngành, trong đó có ngành đường sắt, hàng hải nghiên cứu, có các giải pháp phục vụ việc đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch.
Về các giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể từ khâu quy hoạch, kế hoạch sản xuất, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics; xác định rõ các thị trường tiêu thụ, để bảo đảm hàng hóa nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.
Nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của bạn để đẩy nhanh tốc độ thông quan, đồng thời hạn chế đưa xe hàng về cửa khẩu biên giới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng xe tồn đọng tại các cửa khẩu.
Đoàn xe chở LPG vẫn ùn tắc nghiêm trọng trước cửa ngõ vào Cần Thơ Từ ngày 23/8 đến nay, 20 chiếc xe bồn chở các loại khí hóa lỏng (LPG) đã bị chặn lại trước cửa ngõ vào Cần Thơ, gây ùn tắc nghiêm trọng nhưng chính quyền thành phố vẫn chưa có cách thức giải quyết. Hàng chục xe tải, xe container vẫn nằm chờ được vào TP. Cần Thơ giao nhận hàng trong ngày 26/8/2021...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Bavi Resort: 'Điểm hẹn' lý tưởng
Du lịch
Mới
Hình ảnh kinh hoàng trên bãi biển Indonesia
Lạ vui
2 phút trước
Ca sĩ Hà Nhi bật khóc trên sóng VTV vì ân hận và day dứt với bố
Tv show
7 phút trước
Mỹ nhân đang viral khắp Trung Quốc vì U60 mà cứ như mới 20 tuổi
Hậu trường phim
11 phút trước
Chào hè với phong cách thời trang chuẩn xu hướng
Thời trang
11 phút trước
Bài tập tiếng Việt vỏn vẹn 4 từ khiến hàng ngàn người thổn thức
Netizen
12 phút trước
Louis Phạm ngầm xác nhận chia tay bạn trai Việt kiều: "Tình yêu không quan trọng bằng công việc, mọi thứ của mình bây giờ"
Sao thể thao
18 phút trước
Người dân cần chủ động phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng
Pháp luật
1 giờ trước
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
1 giờ trước
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
1 giờ trước