Xây dựng chính quyền hiệu quả để phục vụ người dân tốt hơn
Chiều 8-1, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã chủ trì buổi họp mặt báo chí đầu năm 2019. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, cùng lãnh đạo một số sở ngành.
Lãnh đạo Thành ủy TPHCM gặp gỡ báo chí đầu năm 2019 Ảnh: VIỆT DŨNG
Nhìn thẳng hạn chế để khắc phục
Trả lời câu hỏi về kết quả hoạt động năm qua, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, năm 2018 là năm cả hệ thống chính trị TP cùng người dân vào cuộc trong mọi sự việc, giúp TPHCM hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, giữ vững vị trí đầu tàu cả nước trên nhiều mặt. Năm 2018, TP cũng vượt khó khi đối diện với nhiều vấn đề nóng như khiếu nại của bà con Thủ Thiêm, hay nhiều cán bộ bị kỷ luật… Đối với các khó khăn này, cấp ủy, chính quyền đã suy nghĩ tìm giải pháp giải quyết với sự đoàn kết, sáng tạo và nỗ lực khắc phục các hạn chế, yếu kém. “Tất cả các khó khăn nêu trên, nếu không cùng bàn bạc, đoàn kết thống nhất thì không thể giải quyết nổi”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Trả lời về những “sóng gió” trong năm qua khi nhiều cán bộ bị xử lý, thậm chí bị xử lý hình sự, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ, vấn đề này không chỉ người dân, cán bộ, đảng viên mà Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy cũng buồn. Bởi việc phải kỷ luật cán bộ, dù cán bộ nghỉ hưu hay đương chức cũng đều làm tổn thương đến uy tín của Đảng bộ TP. Mặc dù việc xử lý này thể hiện sự nghiêm minh nhưng cũng gây ra nhiều tổn thất. Do đó, Thành ủy xác định phải nhìn thẳng vào hạn chế, để mỗi một người, một cấp rút kinh nghiệm, không để tiếp tục xảy ra. Đồng thời cũng phải nhận thức lại, rằng trường hợp vi phạm pháp luật, gây hậu quả thì cũng sẽ bị phát hiện và xử lý.
“Công thức nguy cơ vi phạm rất rõ”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nhận xét và nhấn mạnh điều quan trọng trước tiên là không được làm trái pháp luật. Cùng đó là phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Đối với các vấn đề phức tạp thì trước khi quyết định, người đứng đầu phải trao đổi với tập thể để hạn chế sai phạm có thể xảy ra. Cán bộ, đảng viên cũng phải có sự nhạy cảm chính trị và đã là cán bộ cấp cao thì quyết định của mình sẽ ảnh hưởng đến nhiều người dân, nên phải thận trọng trong các quyết định.
Chia sẻ về giải pháp ngăn ngừa sai phạm, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng kết quả thực hiện Quy định 1374-QĐ/TU, đã khắc phục tình trạng chậm phát hiện các sai phạm. Qua 1 năm áp dụng quy định này, Thành ủy và cấp ủy các cấp tiếp nhận 1.455 thông tin phản ánh và xử lý 93 công chức và 59 đảng viên. Kết quả này cho thấy, lần đầu tiên TP xử lý cán bộ, đảng viên không qua việc “tự phát hiện” mà do người dân phát hiện. “Qua các vụ việc trên, TP cũng rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác cán bộ. Cụ thể, TP sẽ rà soát quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và tổ chức lấy ý kiến cán bộ cùng cơ quan, của người dân khi quy hoạch, đề bạt cán bộ”.
Phát huy nguồn lực của thành phố
Chia sẻ sau gần 2 năm giữ cương vị Bí thư Thành ủy TPHCM, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân bộc bạch, sau 11 năm quay trở về TP đồng chí vẫn nhận thấy rõ truyền thống năng động, sáng tạo và cách mạng của TP. Trước những khó khăn, TP không “bó tay” mà tư duy, tìm ra lối đi và dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, thậm chí dám hy sinh. Đây là truyền thống vô cùng quý giá. TP cũng tích lũy nguồn tài nguyên con người với hơn 1 triệu lao động có trình độ cao đẳng, đại học; về năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ; về quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi. TP cũng có tích lũy lớn về kinh tế với trên dưới 300.000 doanh nghiệp (đã góp phần cho TP đóng góp 54% GDP cả nước)… “Những nguồn lực này vẫn còn nguyên giá trị”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phân tích nhưng bày tỏ chưa hài lòng vì những thế mạnh này hiện chưa phát huy hết. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tìm giải pháp phát huy các thế mạnh nêu trên, đặc biệt là phát huy tính năng động, sáng tạo của 4,5 triệu lao động thành phố.
Lý giải về lý do chọn năm 2019 là “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, phải xây dựng chính quyền hiệu quả để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Kết quả về sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp phải được đo lường bằng con số cụ thể tại từng xã – phường, quận – huyện hay sở – ngành.
Cùng chia sẻ về chủ đề của năm 2019, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, bày tỏ, cải cách hành chính là 1 trong 7 chương trình đột phá của TP nhưng thời gian qua kết quả chưa đạt như mong muốn. Do đó, năm 2019, TP sẽ tập trung 10 giải pháp đồng bộ cải cách hành chính, như phát động thi đua cải cách hành chính, nhân rộng các mô hình hiệu quả; thực hiện hiệu quả đề án ủy quyền, giảm bớt thủ tục cho doanh nghiệp, người dân; xây dựng chính quyền điện tử…
Cùng đó, TP sẽ kiểm tra thường xuyên, đột xuất tối thiểu 30% sở – ngành, quận – huyện về quy định trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính. TP cũng đã giao các sở – ngành, địa phương rà soát, bổ sung quy chế, quy định cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm, kỷ luật và thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức làm việc theo hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm tải mệnh lệnh hành chính. Trong xử lý công việc thì không được né tránh, đùn đẩy gây chậm trễ trong giải quyết hồ sơ của người dân và doanh nghiệp; đồng thời không để công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm ảnh hưởng đến thái độ và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ. “Người đứng đầu các cơ quan, địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để cán bộ, công chức vi phạm nghiêm trọng”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Tại buổi gặp mặt, phóng viên đặt câu hỏi về việc kiện toàn nhân sự Thường trực Thành ủy khi sẽ có một Phó Bí thư Thành ủy nghỉ hưu và một Phó Bí thư khác có sự thay đổi công tác. Trước câu hỏi này, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thông tin, trong vòng 1 tháng sẽ có người thay thế các vị trí đó.
Nhân dịp bước qua năm 2019, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cũng gửi lời chúc đồng bào, chính quyền TP phấn đấu có một năm đoàn kết, sáng tạo hơn, kỷ cương hơn, tiến bộ hơn và hạnh phúc hơn.
KIỀU PHONG
Theo SGGP
Chủ tịch TPHCM nói về việc xử lý Phó Ban đường sắt tự ý đi nước ngoài
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định việc ông Hoàng Như Cương, Phó Trưởng Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM (MAUR) đi nước ngoài khi chưa được UBND TPHCM cho phép là sai và sẽ phải bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Video đang HOT
Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM đang ở đâu?
Hết phép, Phó ban Quản lý Đường sắt đô thị vẫn bặt vô âm tín
Chiều 8/1, bên lề buổi họp mặt báo chí đầu năm 2019 do Thành ủy TPHCM tổ chức, trao đổi riêng với Tiền Phong, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định việc cán bộ công chức đi nước ngoài không xin phép như trường hợp ông Hoàng Như Cương là sai. Tuy nhiên, xử lý kỷ luật mức độ như thế nào sắp tới UBND TPHCM sẽ xem xét hoàn cảnh cụ thể.
"Qua báo cáo, tôi được biết ông Cương đi nước ngoài là để giải quyết việc khẩn cấp của gia đình sau khi nhận được tin nhắn cầu cứu của con gái. Con gái của anh Cương đang gặp chuyện gì đó. Sắp tới, UBND TPHCM sẽ xem xét và xử lý thấu tình, đạt lý", ông Phong cho hay.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong trả lời báo chí chiều 8/1
Ông Hoàng Như Cương là bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban MAUR. Theo quy định chung, chức vụ Phó trưởng ban MAUR tương đương phó giám đốc sở. Người nắm giữ chức vụ này thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM quản lý về mặt Đảng, UBND TPHCM quản lý về mặt chính quyền.
Ông Cương có thâm niên khoảng 10 năm công tác trên cương vị này và được xác định đã đi nước ngoài việc riêng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép từ giữa tháng 12/2018 đến nay chưa về.
Trước khi đi nước ngoài, ông Cương đã nhiều lần nộp đơn xin nghỉ việc và lá đơn cuối cùng là xin nghỉ việc đơn phương. Hiện nay, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM và cơ quan liên quan vẫn đang trong quá trình chỉ đạo, xử lý trường hợp ông Hoàng Như Cương "đi nước ngoài không phép".
Theo Sở Nội vụ, về quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018.
Theo đó, công chức, viên chức đi nước ngoài, cán bộ lãnh đạo hàng giám đốc, phó giám đốc sở, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan ngang Sở do UBND TPHCM quản lý theo thẩm quyền, nếu muốn đi nước ngoài (kể cả việc công và việc riêng), phải làm hồ sơ trình Chủ tịch UBND TPHCM xem xét, quyết định.
Trước khi Chủ tịch UBND TPHCM ký quyết định, hồ sơ được Văn phòng UBND TPHCM, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Công an TPHCM... phối hợp rà soát, thẩm định. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, được sự cho phép của cấp có thẩm quyền thì cán bộ lãnh đạo mới được đi nước ngoài.
Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM Hoàng Như Cương bỏ đi nước ngoài sau khi nộp đơn xin đơn phương thôi việc lần thứ ba
Riêng Công an TP.HCM có trách nhiệm thẩm tra, xác minh và có ý kiến về mặt an ninh đối với các trường hợp đi nước ngoài về việc riêng và các trường hợp khác theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan; trực tiếp trao đổi với các cơ quan liên quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức và báo cáo UBND TPHCM trước khi đi nước ngoài đối với nhân sự có vấn đề về chính trị, có dấu hiệu vi phạm pháp luật...
Quyết định số 12/2018 của UBND TP.HCM yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài phải chấp hành nghiêm quy định; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời xem xét trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan.
Theo lãnh đạo Sở Nội Vụ TPHCM, đối với trường hợp ông Hoàng Như Cương, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả phát sinh từ vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra và Ban Thường vụ Thành ủy sẽ có hình thức xử lý về mặt Đảng.
Về mặt chính quyền, ông Cương sẽ bị cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý là UBND TP.HCM xử lý với thức tương ứng theo các mức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (có thể vẫn còn là công chức) hoặc buộc thôi việc (không còn là công chức).
Trường hợp ông Cương trở về, theo quy trình, sẽ buộc phải kiểm điểm, giải trình trước khi cơ quan thẩm quyền quyết định hình thức xử lý.
Trường hợp ông Hoàng Như Cương không trở về, nếu có liên quan đến trách nhiệm hình sự, nếu đang trú tại những quốc gia mà Việt Nam có quan hệ hợp tác về tư pháp thì người vi phạm có thể bị dẫn độ về nước để xử lý trách nhiệm.
HUY THỊNH
Theo TPO
2019 sẽ là năm đột phá, tăng tốc trong việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU Chiều 8/1, Thành uỷ Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nghị quyết số 09-NQ/TU năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn, Trưởng ban...