Xây dựng chiến lược tổng thể ứng phó Covid-19
Bộ Y tế tiếp thu ý kiến, sớm hoàn thiện dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 trong tình hình mới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu.
Tại cuộc họp chiều 25/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế trình Chính phủ dự thảo nêu trên đồng bộ với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Theo Bộ Y tế, các giải pháp trong Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 (chiến lược) nhằm đạt bốn mục tiêu lớn: Giảm tỷ lệ người mắc Covid-19; tăng tỷ lệ bao phủ vaccine; giảm tỷ lệ tử vong; phục hồi phát triển kinh tế gắn với kiểm soát dịch bệnh. Chiến lược dự kiến thực hiện trong 2 năm, sau đó điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn.
Nhiều đại biểu góp ý chiến lược phải nêu được mục tiêu hàng đầu là bảo vệ sức khỏe người dân; thích ứng an toàn, linh hoạt; đưa đời sống sinh hoạt dần trở lại trạng thái bình thường mới. Phương châm là “thống nhất Trung ương, linh hoạt địa phương”. Việt Nam phấn đấu kiểm soát đại dịch sớm nhất, tranh thủ cơ hội, lợi thế để thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với các bộ ngành xây dựng dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19, chiều 25/10. Ảnh: Đình Nam
Video đang HOT
Chiến lược cũng cần nhấn mạnh tinh thần khoa học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ. Toàn bộ hệ thống y tế được tăng cường để sẵn sàng ứng phó với các biến chủng virus mới, cũng như đại dịch truyền nhiễm trong tương lai.
Đại biểu đề xuất tiêu chí đánh giá mức độ an toàn để trở lại trạng thái bình thường mới cần bổ sung mức độ đồng thuận xã hội với chính sách đưa ra. Việt Nam cần chủ động nguồn vaccine, sinh phẩm, thuốc điều trị; việc giãn cách sẽ được thực hiện theo hướng hạn chế di chuyển, sinh hoạt của người dân.
Cùng ngày, Bộ Y tế gửi công điện đến các địa phương, đề nghị xây dựng kế hoạch lập cơ sở điều trị người mắc Covid-19, trong đó đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại sơ sở khám chữa bệnh bao gồm cả y tế tư nhân. Việc này nhằm sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch bệnh ở cấp độ 4. Các bệnh viện phải vừa điều trị bệnh nhân Covid-19, vừa điều trị bệnh khác.
Quy định về thích ứng an toàn Covid-19 do Chính phủ ban hành ngày 11/10, phân loại bốn cấp độ nguy cơ gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp – bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các tiêu chí để đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh là số ca nhiễm mới/100.000 dân/tuần; tỷ lệ tiêm vaccine; năng lực thu dung, điều trị. Đến ngày 21/10, Bộ Y tế công bố đánh giá cấp độ dịch bệnh của 63 tỉnh, thành, trong đó 26 tỉnh xanh, 37 tỉnh vàng, không có tỉnh cam và đỏ.
TP Hồ Chí Minh sẽ mở cửa ngành du lịch theo lộ trình như thế nào?
TP Hồ Chí Minh chính thức mở cửa ngành du lịch theo nguyên tắc "An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó và mở cửa thì phải an toàn" và tập trung tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu điểm đến TP Hồ Chí Minh với 5 giá trị cốt lõi: cởi mở - trẻ trung - sống động - hứng khởi - hướng về tương lai.
TP Hồ Chí Minh mở các tour tri ân lực lượng tuyến đầu chống dịch để từng bước khôi phục thị trường du lịch sau nhiều tháng "ngủ đông".
UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phục hồi hoạt động ngành du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn COVID-19 đến năm 2022. Theo đó, lộ trình khôi phục hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 3 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, ngành du lịch sẽ điều chỉnh quy mô, phạm vi của các loại hình hoạt động phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh theo nguyên tắc "an toàn đến đâu mở cửa đến đó và mở cửa thì phải an toàn"; đồng thời tập trung 5 giá trị cốt lõi: cởi mở - trẻ trung - sống động - hứng khởi - hướng về tương lai.
Theo đó, giai đoạn 1 từ nay đến ngày 31/10, TP Hồ Chí Minh sẽ mở hoạt động du lịch nội vùng theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương (chỉ mở trên địa bàn "vùng xanh"). Theo đó, các hoạt động du lịch được triển khai là dịch vụ lữ hành; dịch vụ lưu trú; hoạt động tại các điểm tham quan. Người đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh có thể đi du lịch theo phương thức khách đoàn hoặc tự tổ chức chuyến đi đến các điểm tham quan trên địa bàn quận, huyện đã kiểm soát được dịch bệnh.
Đối với các dịch vụ lưu trú là các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch ở những "vùng xanh" cũng được đón khách với công suất phục vụ tối đa 50% (ngoài các cơ sở lưu trú phục vụ khách cách ly y tế và lực lượng tuyến đầu chống dịch đang hoạt động). Các điểm tham quan thuộc địa bàn "vùng xanh" được hoạt động với công suất phục vụ tối đa 50%. Tất cả những loạt hình du lịch hoạt động trở lại đều phải bảo đảm điều kiện theo Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong lĩnh vực du lịch do TP Hồ Chí Minh ban hành.
Đối với doanh nghiệp du lịch được khuyến khích xây dựng sản phẩm mới theo hướng tour khép kín, tập trung các sản phẩm là chương trình về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khoẻ, tham quan ngoài trời, trải nghiệm những nét đặc sắc về văn hoá, ẩm thực, lối sống con người TP Hồ Chí Minh. Các điểm đến trong chương trình du lịch phải thuộc địa bàn "vùng xanh" theo công bố của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Hồ Chí Minh.
Trong gian đoạn này, TP Hồ Chí Minh sẽ chú trọng phát triển các sản phẩm du dịch như Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, Bến Đình, khu nông nghiệp công nghệ cao, công viên Rin Rin Park, vườn lan Huyền Thoại, làng trái cây Trung An, khu du lịch Vàm Sát, Chiến khu rừng Sác, Bảo tàng 3D, phố chuyên doanh Hải Thượng Lãn Ông...
Phân khúc khách hướng đến là lực lượng bác sĩ tham gia phòng, chống dịch; khách du lịch là người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh được tổ chức tham quan theo đoàn, đi và về trong ngày; phóng viên một số cơ quan báo chí, truyền thông, người nổi tiếng và những người viết nhật ký du lịch (travel blogger).
TP Hồ Chí Minh có kế hoạch liên kết du lịch với các tỉnh, thành để nối lại các đường tour trong giai đoạn mới.
Giai đoạn 2 từ ngày 1/11 đến ngày 31/12, mở hoạt động du lịch nội vùng TP Hồ Chí Minh và liên tỉnh theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương nhưng vẫn chủ yếu trên địa bàn "vùng xanh".
Giai đoạn này, TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển thêm các dịch vụ lưu trú và tham quan theo hình thức kết hợp (combo), tham quan TP Hồ Chí Minh bằng xe bus 2 tầng Hop on - Hop off; đồng thời tiếp tục hoàn thiện, nâng chất các điểm đến theo lộ trình kiểm soát dịch bệnh và phát triển các sản phẩm theo hình thức khép kín gắn với các điểm tham quan có không gian rộng và mở như Thảo Cầm Viên, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Bảo tàng Áo dài, Công viên Văn hóa lịch Suối Tiên...; phát triển thêm sản phẩm du lịch phục vụ như khách du lịch trong nước có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện theo Bộ tiêu chí du lịch; khách quốc tế đến Phú Quốc và các địa phương theo chương trình thí điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chuyên gia nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam theo các chương trình công vụ đáp ứng các tiêu chi theo quy định.
Trong giai đoạn 3 từ đầu năm 2022, TP Hồ Chí Minh sẽ mở hoạt động du lịch nội vùng, liên tỉnh và quốc tế theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương và các quốc gia. Ở giai đoạn này, ngành du lịch sẽ khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn dịch COVID-19.
Thêm quận Tân Bình, TPHCM đã có 9 địa bàn kiểm soát được dịch Covid-19 Với tỷ lệ dương tính SARS-CoV-2 được kéo giảm sau 3 đợt, tỷ lệ vùng đỏ ở mức thấp, quận Tân Bình đã đạt tất cả tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 theo quyết định của Bộ Y tế. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Tân Bình vừa báo cáo với UBND TPHCM về kết quả xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2...