Xây dựng chiến lược phát triển mắc ca bền vững tại Việt Nam
Chủ trì hội nghị “Kết quả phát triển cây mắc ca tại Việt Nam thời gian qua; định hướng và giải pháp phát triển cây mắc ca trong thời gian tới”, diễn ra tại TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) hồi cuối tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển cây mắc ca bền vững tại Việt Nam…
Mắc ca là cây lâm nghiệp, đồng thời là cây đa mục đích, có tiềm năng sinh trưởng tốt. Cây mắc ca vừa có thể trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là ở các vùng biên giới, vùng sâu góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào, vừa có thể trồng tập trung trong các vườn rừng, vườn nhà hoặc trồng xen canh trong nương rẫy với các cây ăn quả, cây công nghiệp khác.
Đây là loại cây trồng được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao, có thể phát triển tập trung quy mô hàng hóa.
Tiềm năng lớn…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Q.H
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung phát triển tại 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Đối với các địa phương khác, cần xem xét cho thí điểm trước khi phát triển đại trà. Việc phát triển cây mắc ca phải gắn liền với quy hoạch, phải làm tốt công tác nghiên cứu vùng trồng.
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến nay cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca với diện tích trên 16,5 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, chiếm đến 93,2% diện tích đã trồng mắc ca của cả nước. Trong đó, khu vực Tây Bắc trồng được 6.670ha, khu vực Tây Nguyên trồng được 8.770ha.
Video đang HOT
Nhiều mô hình trồng mắc ca bằng nguồn giống tốt đã bước đầu có kết quả tốt. Năm 2020, các tỉnh dự kiến thu hoạch gần 6,6 nghìn tấn hạt tươi, tương đương gần 5 nghìn tấn hạt khô. Sau khi trừ chi phí thường niên, mắc ca cho thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/ha/năm đối với diện tích mắc ca trên 6 tuổi.
Bộ trưởng Bộ NNPTNNT Nguyễn Xuân Cường cũng đánh giá, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển cây mắc ca, cụ thể Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng loại cây này.
Dự báo, thời gian tới cả sản lượng cung và cầu trên thế giới đều tăng nhanh, đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu mắc ca và tham gia vào thị trường mắc ca thế giới. Đặc biệt, việc phát triển cây mắc ca sẽ góp phần để Việt Nam thực hiện cả 3 mục tiêu về kinh tế, môi trường và an sinh.
Là một trong những địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất cả nước, hiện tỉnh Đăk Lăk có khoảng 1.300ha mắc ca, trong đó trồng xen khoảng 1.100ha, trồng thuần khoảng 200ha.
Ông Bùi Văn Cường – Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk cho biết: “Đăk Lăk là tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển cây mắc ca, có khả năng hình thành các vùng trồng mắc ca tập trung tương đối lớn. Theo kết quả khảo sát, đối với cây trồng từ năm thứ 11 trở đi, năng suất bình quân đối với trồng xen (mật độ 185 cây/ha) đạt trên 5 tấn/ha, trồng thuần (mật độ 287 cây/ha) cho năng suất trên 8 tấn/ha.
Những năm gần đây, diện tích trồng mắc ca cũng tăng nhanh tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng. Qua thực tế sản xuất, ông Phạm S – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá việc trồng xen mắc ca trong các vườn cây công nghiệp như chè, cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tạo ra nguồn thu nhập ổn định trên một đơn vị diện tích.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm mắc ca. Ảnh: Q.H
Ông Huỳnh Ngọc Huy cũng đề xuất trong thời gian tới nên tiếp tục mở rộng vùng trồng và phát triển mắc ca, định hướng đến năm 2025 đạt 50.000ha và đến năm 2030 đạt khoảng 100.000ha.
Đại diện Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Huy – Tổng Thư ký Hiệp hội cho biết các sản phẩm từ mắc ca của Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.
Khẳng định cây mắc ca là cây giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao, biên giới, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ông Huỳnh Ngọc Huy cũng đề xuất trong thời gian tới nên tiếp tục mở rộng vùng trồng và phát triển mắc ca, định hướng đến năm 2025 đạt 50.000ha và đến năm 2030 đạt khoảng 100.000ha. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống để có bộ giống phù hợp với vùng trồng, mặt khác tăng cường kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn và chất lượng giống.
Giao các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cây mắc ca phải là cây “đi sau về trước”. Mặc dù mới du nhập vào Việt Nam song đến nay cây mắc ca đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, trở thành cây xoá đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường cũng như có ý nghĩa trong quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên, đến nay, cây mắc ca vẫn chưa được phát triển xứng tầm với tiềm năng của nó. Từ những kết quả trên thực tế, trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung phát triển tại 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Đối với các địa phương khác, cần xem xét cho thí điểm trước khi phát triển đại trà. Việc phát triển cây mắc ca phải gắn liền với quy hoạch, phải làm tốt công tác nghiên cứu vùng trồng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chuỗi sản xuất mắc ca sao cho kiểm soát được các khâu từ giống đến trồng cây, chế biến. Một trong những việc làm quan trọng là tăng giá trị sản phẩm bằng cách chế biến sâu. Có thể thành lập các HTX phát triển cây mắc ca.
Với phương châm “không để người dân đơn thương độc mã”, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ vốn, tín dụng để phát triển cây mắc ca. Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ NNPTNT, các địa phương và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Bộ NNPTNT chủ trì để ban hành nghị định về phát triển mắc ca làm cơ sở để triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển loại cây trồng tiềm năng này.
Đây là lý do tỉnh An Giang thả trên 100.000 con cá giống đặc sản xuống sông Vàm Nao
Số lượng cá được thả xuống sông Vàm Nao để tái tạo nguồn lợi thủy sản đợt này là 18.730kg và 100.550 con cá giống đặc sản các loại, bao gồm cá bông lau, cá hô, mè hôi, vồ đém, chạch lấu, lăng nha, nang hai...
Sáng 31/10, tại xã Tân Trung, huyện Phú Tân (An Giang), Sở NNPTNT tỉnh An Giang phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), UBND huyện Phú Tân, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh và Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh tổ chức lễ phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản khu vực sông Vàm Nao, huyện Phú Tân.
Theo đó, đã vận động 146 tổ chức và 323 cá nhân với tổng kinh phí là hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, Tổng cục Thủy sản hỗ trợ 16.000 con cá hô và bông lau; số lượng cá được thả tái tạo nguồn lợi đợt này là 18.730kg và 100.550 con cá giống đặc sản các loại, bao gồm cá bông lau, cá hô, mè hôi, vồ đém, chạch lấu, lăng nha, nang hai...
Các đại biểu tham gia thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: CTV.
Việc thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản; đồng thời tăng cường tuyên truyền để hạn chế các hoạt động tiêu cực của con người tới thiên nhiên, làm biến đổi môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là việc khai thác thủy sản bằng xung điện, lưới mắt nhỏ... làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
Qua đó góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững.
Được biết, từ năm 2012 - 2019, tỉnh đã thả 118,6 tấn cá giống các loại, gồm: Cá Hô, cá Ét, cá mè hôi, cá cóc, cá chép, cá basa, cá vồ đém, cá chạch lấu, cá chày, cá bông lau; cá điêu hồng, cá tra... Với số tiền quy đổi tương tương 5,8 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn ngân sách là 811 triệu đồng, nguồn vận động từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ là gần 5 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu không để phát triển "nóng" diện tích mắc ca Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến nay cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca với diện tích trên 16.500ha. Trong đó, 9 tỉnh nằm trong quy hoạch ở 2 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên trồng trên 15.400ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch. Chỉ đạo tại hội nghị kết...