Xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH
Thực hiện Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm, đây là 1 trong 6 CSDL quốc gia quan trọng, được Chính phủ ưu tiên triển khai.
BHXH Việt Nam được giao là đơn vị chủ quản của CSDL quốc gia về bảo hiểm.
Sử dụng ứng dụng VssID cho khám chữa bệnh. Ảnh: TTXVN
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm, BHXH Việt Nam đã và đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật, tập trung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, danh mục dữ liệu mở để sẵn sàng kết nối, chia sẻ theo chỉ đạo của Chính phủ.
Video đang HOT
Hiện, ngành BHXH Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện kho CSDL của hơn 98 triệu người dân, tương ứng với gần 28 triệu hộ gia đình trên toàn quốc; kết nối liên thông với gần 13.000 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB); có khoảng trên 620 nghìn tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trên toàn quốc;… đây là tiền đề quan trọng cho công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên môi trường số. Đặc biệt, BHXH Việt Nam luôn đi đầu trong việc tham gia, kết nối, chia sẻ CSDL giữa các Bộ, ngành. Ngay khi CSDL quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành, khai thác, BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên được Bộ Công an triển khai kết nối, chia sẻ, đồng bộ thông tin công dân. Tính đến hết tháng 9/2022, hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực gần 52 triệu thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ trên 61 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng đang tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành để “làm giàu” thêm CSDL Quốc gia về bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp như: Kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu khai sinh, khai tử, hưởng chế độ tử tuất, mai táng phí với Bộ Tư pháp (thực hiện liên thông đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại 63 tỉnh, thành phố); chia sẻ dữ liệu thẻ BHYT cho các cơ sở KCB để phục vụ KCB BHYT, bàn giao toàn bộ CSDL hộ gia đình tham gia BHYT cho Bộ Y tế để xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử; bổ sung, điều chỉnh, chuẩn hóa dữ liệu trao đổi, chia sẻ với Tổng cục Thuế; duy trì việc kết nối, cung cấp số liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kết nối, chia sẻ dữ liệu và xác thực thông tin để hoàn thiện dữ liệu về học sinh, sinh viên với Bộ Giáo dục và Đào tạo; chia sẻ, khai thác nhóm thông tin về BHXH, BHTN với Bộ Lao động – Thương binh, Xã hội…
Đáng chú ý, liên quan đến kết nối, chia sẻ, đồng bộ thông tin phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ các thông tin từ CSDL hộ gia đình tham gia BHYT phục vụ đối chiếu, đồng bộ với dữ liệu tiêm chủng cho Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông). Đồng thời, phối hợp, cung cấp các thông tin từ CSDL quốc gia về bảo hiểm cho UBND các tỉnh, thành phố để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Với nguồn CSDL bảo hiểm dồi dào và nền tảng CNTT phủ rộng, việc kết nối liên thông, chia sẽ dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam với các bộ, ngành đã góp phần rất hiệu quả trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, vì quyền và lợi ích của người dân, đơn vị và doanh nghiệp.
Xử lý nghiêm trường hợp san đồi, lấp hồ để phân lô, bán nền
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối để phân lô, bán nền.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị thực hiện ngay những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tích cực chỉ đạo, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối... để phân lô, bán nền ; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật.
Về xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số tiến tới chính phủ số.
Ngoài ra, các địa phương bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và vận hành hệ thống thông tin đất đai; trước mắt ưu tiên bố trí cho các hoạt động quản lý, xây dựng, nâng cấp, duy trì, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu các địa phương rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính được ban hành tại địa phương không hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Đáng chú ý, các địa phương cần quan tâm đến công tác đăng ký đất đai, nhất là công tác đăng ký đất đai đối với người sử dụng đất chưa đăng ký đất đai và đối với đất được giao để quản lý; làm rõ trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với cán bộ, người có trách nhiệm đối với các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết.
VssID giúp người lao động quản lý thông tin, bảo vệ quyền lợi Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số giúp người lao động chủ động nắm bắt thông tin, theo dõi quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Sự ra đời của ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số (ứng dụng VssID) trên thiết bị di động là một bước đột phá mạnh mẽ trong công tác chuyển...