Xây dựng cao tốc Vân Phong – Nha Trang
Dự án Cao tốc Vân Phong – Nha Trang được xác định sẽ triển khai xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2025. Đây là dự án quan trọng kết nối 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
Tổng mức đầu tư dự kiến gần 12.800 tỷ đồng
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 7 ( Bộ Giao thông vận tải), dự án Cao tốc Bắc – Nam đoạn Vân Phong – Nha Trang có điểm đầu tại Km285 (nút giao phía nam hầm Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh), điểm cuối tại Km368 (vị trí giao với Quốc lộ 27C, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh), kết nối với dự án Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đang được triển khai. Dự án có tổng chiều dài dự kiến khoảng 83km, quy mô thiết kế 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m; giai đoạn phân kỳ đầu sẽ làm với quy mô 4 làn xe nhưng bề rộng nền đường là 17m, trong đó 4 – 5km sẽ bố trí đoạn dừng xe khẩn cấp, khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc; đường ô tô cao tốc thiết kế vận tốc 80 – 120km/giờ. Tổng mức đầu tư dự án gần 12.800 tỷ đồng, nguồn vốn Nhà nước và vốn do nhà đầu tư huy động.
Cao tốc Vân Phong – Nha Trang sẽ kết nối với đường dẫn vào hầm Cổ Mã.
Video đang HOT
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 7 cho biết, việc đầu tư xây dựng cao tốc Vân Phong – Nha Trang có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng nhu cầu vận tải và hoàn chỉnh tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông, có năng lực lớn, an toàn tốc độ cao. Đồng thời, dự án có vị trí quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, đặc biệt là 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Không chỉ vậy, dự án còn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng.
Mới đây, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án 7 để thỏa thuận về hướng tuyến của dự án này. Theo đó, UBND tỉnh khẳng định, hướng tuyến mà chủ đầu tư đề xuất phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 326 năm 2016, Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 140 năm 2010. UBND tỉnh đồng ý điểm đầu và điểm cuối dự án như đề xuất. Tuyến đường đi vào khu vực có địa hình thuận lợi bằng phẳng, trong đó giao cắt với nhiều tuyến tỉnh lộ của tỉnh như: Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 5, Tỉnh lộ 7, Tỉnh lộ Xuân Sơn, Tỉnh lộ 8 và Quốc lộ 27C.
Đề nghị cập nhật quy hoạch của địa phương
Để bảo đảm hướng tuyến hoàn thiện, UBND tỉnh đề nghị Ban Quản lý dự án 7 và đơn vị tư vấn rà soát, cập nhật lại tuyến đường hiện trạng và trong quy hoạch của địa phương, các vị trí giao cắt với sông, suối, kênh, công trình thủy lợi để có giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại những vị trí này. Đồng thời, đơn vị tư vấn cần cập nhật đường tỉnh từ Diên Đồng (từ cầu Diên Đồng, huyện Diên Khánh) đi Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) dài hơn 40,2km đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2008 vào bản đồ hướng tuyến.
UBND tỉnh cũng đề nghị Ban Quản lý dự án 7 làm việc với Bộ Quốc phòng và các cơ quan chuyên môn liên quan để thống nhất phần diện tích đất liên quan đến quốc phòng qua địa bàn tỉnh để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện hướng tuyến trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cập nhật dự án vào quy hoạch tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, thời kỳ 2021 – 2030 theo quy định.
Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong kiến nghị Ban Quản lý dự án 7 xem xét hướng tuyến cao tốc Vân Phong – Nha Trang theo định hướng phát triển giao thông của Quy hoạch chung Khu Kinh tế Vân Phong đã được duyệt. Trong đó, lưu ý đến hướng tuyến có điều chỉnh cục bộ tại một số vị trí chồng lấn lên các dự án đầu tư đã triển khai tại Khu vực phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (100ha) thuộc xã Vạn Khánh và Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh). Ban cũng đề nghị để tạo điều kiện phát triển kinh tế liên vùng nam Phú Yên – bắc Khánh Hòa, trong đó có tận dụng và phát huy sân bay Đông Tác, chủ đầu tư xem xét bổ sung thêm đoạn cao tốc Vân Phong – nam Phú Yên trong giai đoạn 2021 – 2025.
Ông Nguyễn Văn Dần – Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, dự án Cao tốc Vân Phong – Nha Trang đang ở bước nghiên cứu tiền khả thi. Trong quá trình triển khai, cập nhật các quy hoạch, hướng tuyến dự án này sẽ còn những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là các nút giao liên thông và trực thông với các tuyến đường địa phương để bảo đảm an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong khu vực dự án đi qua.
Nắng nóng diện rộng trên cả nước, cảnh báo chỉ số tia UV nguy hại đến sức khỏe
Dự báo, trong ngày 15/5 và ngày 16/5, Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nền nhiệt độ cao nhất từ 33 - 36 độ C; Trung Bộ có nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Dự báo thời tiết nắng nóng sẽ tiếp tục duy trì trong vài ngày tới. Ảnh: TTXVN.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trưa 14/5, nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng ở Tây Nguyên và Nam Bộ với nền nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35 - 36 độ C; nắng nóng đã xảy ra ở một số nơi thuộc phía Tây Bắc Bộ và vùng núi Trung Trung Bộ.
Dự báo, trong ngày 15/5 và ngày 16/5, do ảnh hưởng rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông nên ở Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nền nhiệt độ cao nhất từ 33 - 36 độ C; khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 45 - 60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 11 - 16 giờ.
Cảnh báo, nắng nóng ở các tỉnh Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 20 - 21/5.
Trong ngày 15/5, ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C; thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 11 - 16 giờ. Từ ngày 16/5, nắng nóng diện rộng kết thúc ở các khu vực này.
Khu vực Hà Nội: Ngày 15/5 và ngày 16/5 có nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Ngày 17/5 nắng nóng suy giảm ở Hà Nội.
Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt trong những ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió tây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ, vùng núi Bắc Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Ngày 15/5, chỉ số tia UV ở Hà Nội, Đà Nẵng có giá trị từ 6 - 8, TP Hồ Chí Minh có giá trị từ 7 - 9 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
Người nhập cảnh vào Việt Nam phải tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm Covid-19 Tất cả người nhập cảnh tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm; phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI)... Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 326/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 sáng ngày 11/9. Ảnh...