Xây dựng bệnh viện theo hướng xanh – sạch – đẹp
Theo tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, người bệnh được sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện là một trong những yêu cầu để chấm điểm bệnh viện. Cơ sở y tế đạt điểm tối đa là những nơi có nhà vệ sinh có giấy vệ sinh, bồn rửa tay, nước rửa tay, xà-phòng, dung dịch sát khuẩn, gương, bảo đảm sạch sẽ, ít nhất một nhà vệ sinh cho 7 đến 11 giường bệnh, ghi nhật ký các giờ làm vệ sinh… Nhưng với hàng loạt các tiêu chí đó, không nhiều bệnh viện ở Việt Nam đạt được điểm tối đa. Trong khi thực tế việc sử dụng các nhà vệ sinh là nhu cầu sinh hoạt cá nhân tối thiểu và các phương tiện vệ sinh không bảo đảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khảo sát thực tế ở rất nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội, việc vào nhà vệ sinh luôn là nỗi khiếp sợ của không ít người. Trừ những tòa nhà mới được xây dựng, khu vực vệ sinh ở những bệnh viện cũ thường có diện tích hẹp, thiết bị xuống cấp, hư hỏng nhưng ít được sửa chữa, trong khi đó số lượng người sử dụng nhiều. Đáng chú ý, một phần không nhỏ người bệnh, người nhà người bệnh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường không tốt, cho nên dù được quét dọn thường xuyên dẫn đến nhà vệ sinh vẫn bẩn. Thống kê của một số bệnh viện, số lượng người bệnh gấp hàng chục lần khả năng đáp ứng của bệnh viện… Điều này phần nào lý giải vì sao đến nay cả nước mới có hai bệnh viện tư nhân đạt chứng chỉ quốc tế về chất lượng.
Trong cuộc khảo sát về cấp nước và vệ sinh trong các cơ sở y tế năm 2015 do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) tiến hành trên các bệnh viện các tuyến theo vùng sinh thái đã phát hiện nhiều vấn đề bất cập và hạn chế. Nhà vệ sinh các bệnh viện nhất là khu vực dành cho người bệnh và các khu vệ sinh chung còn bẩn, thiếu nước, thiếu xà-phòng rửa tay, dây đọng nước, bệ xí bị vỡ, hư hỏng không được sửa chữa và nhất là mùi hôi nặng nề do lượng người dùng nhiều, không được xử lý kịp thời. Một số bệnh viện, các nhà vệ sinh bị khóa cửa do không có người lau dọn. Nguyên nhân có thể do vấn đề này chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức, thiếu sự tổ chức và quản lý hợp lý, thiếu kỹ năng và ý thức trong bảo quản và sử dụng của cả nhân viên y tế và người bệnh, người dân. Việc thiếu nguồn lực bao gồm nhân lực và kinh phí cũng là một rào cản trong thực hiện tốt công tác vệ sinh bệnh viện.
Môi trường bệnh viện xanh – sạch – đẹp vốn là những phần không thể thiếu trong tiêu chí quản lý chất lượng, trong đó có thể kể đến những điều bắt buộc phải có như nhà vệ sinh sạch, hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế. Khi các yếu tố chất lượng khám, chữa bệnh; tinh thần thái độ phục vụ ngày càng được nâng cao thì các bệnh viện phải quan tâm giải quyết đến vấn đề vệ sinh bệnh viện. Tại Hội nghị câu lạc bộ giám đốc bệnh viện mới đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các bệnh viện phải đổi mới toàn diện theo hướng xanh – sạch – đẹp, bắt đầu từ việc làm sạch nhà vệ sinh. Người đứng đầu ngành y tế đã chỉ rõ: Một trong những nguyên nhân khiến người bệnh ra nước ngoài điều trị là vì nơi đó xanh – sạch – đẹp từ ga trải giường, chỗ ăn uống, nhất là nhà vệ sinh. Trên cơ sở đó, tới đây ngành y tế sẽ xây dựng và triển khai đề án bệnh viện xanh – sạch – đẹp. Ở đó, bệnh viện phải là nơi sạch nhất, không thể để nhà vệ sinh bẩn được, chỗ rửa tay phải có xà-phòng, khuôn viên phải có cây xanh, phòng bệnh không thể trải ga cũ, nhàu nhĩ được.
Để thay đổi bộ mặt bệnh viện công, ngoài việc yêu cầu đổi mới mô hình quản lý, các cơ sở tập trung nâng cao chất lượng bệnh viện. Một bệnh viện sạch không chỉ là ở nhà vệ sinh, sân vườn… mà còn cả trong những vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn, nhất là khâu xử lý nước thải, rác thải y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới theo mô hình xanh – sạch – đẹp, lãnh đạo nhiều bệnh viện cho rằng sẽ làm được nhưng cần thời gian. Với các khu nhà mới hoặc bệnh viện cơ sở hai được đầu tư mới thì xây công viên, bãi cỏ, vườn hoa… trong khuôn viên là “chuyện nhỏ”. Còn đối với những bệnh viện cũ, nhất là những cơ sở nội đô, nằm ở những khu vực “tấc đất tấc vàng” thì đó là chuyện rất khó khăn. Tại đây, giường cho người bệnh còn đang thiếu, phòng làm việc cho hàng chục nhân viên cũng chỉ 20, 30 m2, cả trăm con người chung nhau một nhà vệ sinh thì lấy đâu ra chỗ trồng cây xanh, làm vườn hoa? Hai khó khăn chính mà các bệnh viện đang “vướng” là người bệnh quá đông và nhiều khu nhà trong bệnh viện đã cũ, trong khi việc cải tạo, xây dựng thêm còn phụ thuộc vào vấn đề kinh phí. Tuy nhiên, nhà có thể cũ nhưng chắc chắn là phải giữ sạch sẽ vì điều này còn liên quan đến công tác chuyên môn.
Đã đến lúc chính các nhà quản lý bệnh viện cần nhận thức rõ rằng vệ sinh và nhà vệ sinh bệnh viện là một trong những khía cạnh quan trọng, cần được ưu tiên trong nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại cơ sở mình. Từ đó có các quy định, hướng dẫn cụ thể về thực hiện vệ sinh trong cơ sở y tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra các bệnh viện nhằm bảo đảm tốt việc thực thi các quy định, hướng dẫn; đẩy mạnh việc truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của các nhà quản lý bệnh viện, nhân viên y tế và chính những người bệnh, người dân về quản lý, sử dụng, bảo quản, duy trì vệ sinh bệnh viện.
Minh Hoàng
Theo_Báo Nhân Dân
Kiếm tiền từ trồng rau trên đất chờ xây dựng
Người dân và sinh viên đã quá quen thuộc với những luống rau xanh tươi bên cạnh ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP HCM.
Theo quy hoạch chung Đại học Quốc gia TP HCM, khu đất có diện tích 643,7 ha để phục vụ cho việc xây dựng các công trình đào tạo sinh viên. Nhưng trong khi chờ xây dựng, nhiều người dân xung quanh đã tận dụng để trồng rau kiếm thêm thu nhập.
Làng rau này có khoảng 10 hộ, hầu hết là người dân Nam Định vào TP HCM mưu sinh. Theo những nông dân này, họ biết khu đất mình đang trồng rau thuộc đất quy hoạch của Đại học Quốc gia TP HCM, nhưng do chưa sử dụng nên Ban quản lý dự án cho phép đến trồng rau, khi nào cần lấy lại đất sẽ thông báo.
Người dân tận dụng đất quy hoạch để trồng rau xung quanh KTX khu B Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Ngọc Thắng.
Anh Nghiệp năm nay gần 40 tuổi, đã sinh sống và trồng rau tại đây được 2 năm. Trước kia anh làm công nhân, nhưng qua giới thiệu của người quen, anh tìm đến đây để "mượn" đất trồng rau.
"Bắt đầu 2-3h sáng tôi sẽ dậy cắt rau bán cho mối, sau 8h thì làm tiếp phần việc tưới, chăm bón rau như một nông dân thực thụ. Theo anh Nghiệp, mỗi hộ trồng trung bình 3.000 -4.000 m2, với đủ các loại rau xanh ăn lá. Rau được bán sỉ cho các đầu mối phân phối tại chợ nhỏ xung quanh khu vực Thủ Đức. Người dân xung quanh và sinh viên cũng thường xuyên đến đây mua rau. Giá bán rau ở đây cũng cực rẻ, như cải xanh chỉ khoảng 5.000 đồng/kg, các loại rau khác khoảng 6.000-8.000 đồng/kg.
Theo chia sẻ của nông dân làng rau này, 6 tháng mùa khô là thời điểm làm ăn "khấm khá", mỗi gia đình có thu nhập hơn 10 triệu một tháng từ bán rau. Mùa mưa thì thu nhập chỉ còn một nửa, vì đất bị ngập úng.
Những vườn rau xung quanh khu đô thị ĐHQG TP HCM. Ảnh: Ngọc Thắng
"Công việc bấp bênh nên thu nhập từ trồng rau ở đây tuy tạm bợ nhưng lại là nguồn ổn định của gia đình", anh Nghiệp nói.
Cách làng rau ký túc xá Đại học Quốc gia không xa, ở phía sau Đại học Kinh tế Luật TP HCM, một làng rau tự phát khác cũng hình thành cách đây 3, 4 năm, từ đất chờ xây dựng. 17 hộ dân ở đây dựng nhà ở tạm bằng tôn, vừa đủ che nắng che mưa để trồng rau.
Anh Chiến 36 tuổi, quê ở Nam Đinh, cho biết anh trồng rau tại đây đã 5 năm. Mỗi ngày vợ chồng anh bán ra thị trường 100-200 kg rau đủ các loại. "Các hộ trồng rau ở đây thường thuê thêm sinh viên nhổ cỏ, cắt rau. Mỗi giờ các em được trả 15.000-20.000 đồng", anh Chiến cho biết.
Tuy việc trồng rau ở đây chỉ tạm thời nhưng định kỳ hàng tháng thanh tra môi trường của phường, quận vẫn xuống kiểm tra chất lượng, hướng dẫn bà con cách chăm bón theo quy trình. Nơi đây cũng là địa chỉ quen thuộc mà Đại học Nông Lâm thường đưa bạn sinh viên đến thăm quan, tìm hiểu quy trình sản xuất thực tế.
Theo_Zing News
Báo Nông Thôn Ngày Nay mang đến nhiều niềm vui Tôi là một cán bộ Hội ND thường xuyên tham gia viết tin, bài cho báo Nông Thôn Ngày Nay. Thông qua việc cộng tác với tờ báo "Sát cánh cùng nông dân Việt" đã mang đến cho tôi nhiều niềm vui. Quê tôi là địa phương miền trung du, nơi khởi phát phong trào ND Tây Sơn hồi thế kỷ XVIII. Ở...