Xây dựng “bản đồ chung sống an toàn với Covid-19″ tại các nhà máy, cơ sở sản xuất
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chiều 12/5, Bộ Công Thương đã ban hành chỉ thị yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá…
Chiều 12/5, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT/BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Nội dung chỉ thị nêu rõ: Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Kế hoạch đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Cục Công nghiệp đôn đốc Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư triển khai việc xây dựng “Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19″ tại các nhà máy, cơ sở sản xuất tại địa phương.
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, TP phải có phương án đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu
Đối với Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng để chủ động có phương án; đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, DN. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu; tính toán, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức giá tăng giá đột biến trong nước.
Đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, DN triển khai việc dự trữ hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch bệnh Covid-19; tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thông suốt, hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch (nếu có) tại các địa phương có dịch bệnh bùng phát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Để bình ổn thị trường, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính..
Chỉ thị cũng yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu; Hỗ trợ và đôn đốc các Hiệp hội, ngành hàng, các DN nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, phục hồi kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19.
Giao Cục Điều tiết Điện lực xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các DN triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu.
Các sở phải có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và cho các khu vực phải thực hiện cách ly, có phương án về phối hợp hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị các Sở đôn đốc DN triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ DN phục hồi sau dịch bệnh; có cơ chế ưu tiên và tạo điều kiện cho các DN tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, biển đảo…
Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn. Nơi nào để xảy ra các hành vi vi phạm trên thì Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường ở địa phương đó chịu trách nhiệm.
Lực lượng quản lý thị trường: Xác định vai trò, sứ mệnh trong kỷ nguyên số
Nhấn mạnh tầm quan trọng trong công tác của năm 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho rằng, trong năm 2021, toàn lực lượng phải thực hiện và triển khai các hoạt động mang tính chuyên môn nền tảng, đặc biệt là các nhiệm vụ mang tính chiến lược cho cả lực lượng.
Lực lượng QLTT triển khai công tác đầu năm qua online.
Ngay trong những ngày làm việc đầu năm của năm Tân Sửu, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của năm 2021 khi khẳng định đây là năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Đặc biệt, cũng là năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chính phủ mới, vì vậy lực lượng QLTT phải vạch ra nền móng đầu tiên cho chặng đường phát triển mới.
Chính vì vậy, trong năm 2021, toàn lực lượng QLTT phải thực hiện và triển khai các hoạt động mang tính chuyên môn nền tảng, đặc biệt là các nhiệm vụ mang tính chiến lược cho cả lực lượng, như tổng kết 5 năm thực hiện triển khai Pháp lệnh QLTT từ đó xác định vai trò, sứ mệnh của lực lượng, suy nghĩ một cách sâu sắc nhất nhiệm vụ của lực lượng QLTT trong kỷ nguyên kinh tế số.
Đây là chủ đề cũng đã được ông Linh đề cập đến nhiều trong năm 2020, đặc biệt qua công tác chuyên môn, các vụ việc kiểm tra, kiểm soát trong năm 2020 cũng đã nhận thức rất tầm quan trọng của nhiệm vụ này. "Phải tận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, internet để phát triển lực lượng mạnh mẽ, đấu tranh với gian lận thương mại trên môi trường kinh tế số. Việc tận dụng này sẽ làm thay đổi sứ mệnh của lực lượng QLTT trong 5 năm tới" - ông Linh nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Linh cũng bày tỏ mong muốn công chức trong lực lượng QLTT có được sự sáng suốt, minh mẫn, tư duy tầm nhìn mang tính thời cuộc để tận dụng được cơ hội đưa lực lượng QLTT lớn mạnh hơn nữa, để xứng đáng với vai trò, sứ mệnh mà Bộ Công Thương cũng như Chính phủ kỳ vọng và giao phó. Đây là trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của từng cá nhân một. Bởi theo Tổng cục trưởng, nhân lực và yếu tố con người sẽ mang tính quyết định đối với sự thành công của bất cứ tổ chức nào dù là nhỏ nhất.
Trong những năm qua, lực lượng QLTT đã tiến hành cải tổ bộ máy, nâng cao năng lực, tất cả hoạt động đó để xây dựng năng lực nội tại đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Ông Linh cho rằng, nếu chỉ nghĩ rằng Tổng cục là 63 Cục với 376 Đội rời rạc thì không thể nào xây dựng được một lực lượng gắn kết thành một khối". Chính vì vậy, ông Linh mong muốn, trong năm 2021, toàn lực lượng sẽ đoàn kết, nhất trí cao độ bởi đoàn kết sẽ giúp vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế, hình ảnh của toàn thể lực lượng QLTT.
Tại các Cục QLTT địa phương, những ngày công tác đầu năm cũng là dịp để các công chức báo cáo cụ thể về tình hình trực Tết. Theo đó, Cục QLTT Hải Phòng tiến hành trực tăng cường dịp Tết đầy đủ, đặc biệt tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường đến hết 24 giờ đêm Giao thừa, nhằm phát hiện và xử lý nghiêm hoạt động vận chuyển, buôn bán các mặt hàng cấm như pháo, "đèn trời".
Trước đó, lãnh đạo Cục QLTT Hải Phòng đã yêu cầu các Đội QLTT khẩn trương tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, các địa bàn trọng điểm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, thuốc pháo. Đặc biệt lưu ý các hoạt động nhập pháo lậu từ nước ngoài, địa phương khác vào địa bàn thành phố, bảo vệ tuyệt đối an toàn Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Ngoài ra, hầu hết các Cục đều lưu ý, ngay sau Tết lực lượng QLTT cần vào việc ngay lập tức để đảm bảo công tác bình ổn thị trường sau Tết và lấy đà thực hiện các nhiệm vụ đã được giao trong năm 2021. Cũng trong ngày công tác đầu năm, một số Cục QLTT như Đắk Lắk, Hải Phòng đã trao quyết định bổ nhiệm một số trưởng, phó các phòng chuyên môn và các đội trưởng, quyền đội trưởng đội QLTT.
Lãnh đạo tỉnh thăm một số đơn vị làm việc xuyên Tết Sáng 4.2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đã đến thăm, tặng quà cho một số đơn vị làm việc trong Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Đoàn do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên, tặng quà tết tại Đồn Biên phòng Dung Quất, Đồn Công an Dung Quất, Công ty...