Xây dựng 2 cơ sở giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ
Theo đó, một trung tâm của Bộ Công an, một trung tâm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Theo đề nghị của các Bộ, ngành liên quan, ngày 25/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý đầu tư xây dựng các cơ sở giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin.
Theo đó sẽ đầu tư hoàn chỉnh 2 trung tâm giám định ADN, gồm một trung tâm của Bộ Công an có dự kiến tổng mức đầu tư là 285 tỷ đồng và một trung tâm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dự kiến tổng mức đầu tư là 229 tỷ đồng.
Tỉnh Nghệ An an táng hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện (Ảnh: Hoàng Thái)
Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo việc lập và phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin trong 2 năm 2014 – 2015 theo quy định, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo Đề án cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin (Đề án 150) ban hành theo Quyết định số 150 ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề án 150 yêu cầu đầu tư nâng cấp 3 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bảo đảm thực hiện đạt 4.000 mẫu/cơ sở/năm nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có 80.000 hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin được xác định bằng phương pháp giám định gen.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiệm vụ này gặp nhiều khó khăn phát sinh về chất lượng ADN mẫu, khối lượng dữ liệu ADN cũng như về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực nên tiến độ giám định rất chậm.
Cả năm 2013, cả 3 cơ sở mới giám định có kết quả 285/292 mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sỹ. Do vậy, nếu không đầu tư cho các cơ sở giám định sẽ không hoàn thành việc xác định 10.000 hài cốt liệt sỹ vào năm 2015 và 70.000 hài cốt liệt sỹ vào năm 2020 như mục tiêu Đề án 150 đã đề ra./.
Văn Hiếu
Theo_VOV
Sét đánh 7 người thương vong: Điện thoại di động "vô can"
"Người dân đi làm đồng bị sét đánh chết không hề liên quan đến sóng điện thoại di động. Bởi vì sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động rất yếu, không đủ để trở thành cột hút sét giống như một số người nghĩ", Tiến sĩ Anh chia sẻ.
Ngày 25/5, 7 nông dân đang gặt lúa tại cánh đồng xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên bất ngờ trời đổ mưa to kèm sấm sét. tuy vậy, những người này vẫn cố ở lại gặt tiếp. Đang đứng giữa đồng, anh Lò Văn Chung (31 tuổi) nhận được một cú điện thoại di động và mở máy ra nghe. Ngay sau đó, anh Chung bị sét đánh trúng dẫn đến tử vong. 6 người gần đó cũng bị thương do sét đánh.
Trước ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên là do sử dụng di động trong lúc mưa giông, sấm sét, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Tiến sĩ Anh cho biết, người dân đi làm ngoài đồng gặp phải cơn giông và bị sét đánh dẫn đến chết người không hề liên quan đến sóng điện thoại di động. Bởi vì sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động rất yếu, không đủ để trở thành cột hút sét giống như một số người nghĩ. Vụ việc vừa xảy ra ở Điện Biên chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đối với điện thoại bàn có dây nối thì lại khác. Sét có thể thâm nhập vào đường điện, cáp điện thoại và lan truyền khoảng cách xa. Vì vậy khi xảy ra giông sét, không nên dùng điện thoại bàn. Còn sóng ở điện thoại di động không có khả năng hút sét về mà đó
Trong cơn giông thường kèm theo sấm sét (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Anh cho hay, theo thống kê, sét đánh thẳng là nguy hiểm nhất, cứ 10 người bị sét đánh thẳng thì 8 người chết. Sét đánh tiếp xúc hay tạt ngang cũng rất nguy hiểm. Khi sét đánh xuống cây, một tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh. Độ nguy hiểm phụ thuộc vào bản chất của vật bị sét đánh và vị trí tương đối với nạn nhân. Trong một số trường hợp, năng lượng tia sét không tiêu tán ngay tại chỗ mà truyền theo mặt đất và khi nạn nhân đứng trên đường truyền đó có thể bị liệt... Trong thực tế, sét lan truyền xuất hiện khi nạn nhân nói chuyện điện thoại bàn (có dây dẫn), cầm vào các dây cáp, dây ăng- ten dẫn từ ngoài vào.
Sét có thể gây thương tích cho con người bằng nhiều cách như đánh thẳng vào vị trí nạn nhân từ trên đám mây xuống; khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét đánh... Khi bị sét đánh, người thường bị cháy, bỏng, tổn hại hệ thần kinh, gãy xương, mất thính giác, thị giác, hay trí nhớ.
Thông thường sét đánh vào những vật cao nhất so với xung quanh. Khi người dân đi làm đồng, gần như người dân là vật cao nhất, do vậy dễ bị sét đánh. Nếu người dân lại chọn tránh sét ở dưới gốc cây cũng rất nguy hiểm, bởi sét dễ đánh vào cây (vật cao nhất) và tạt ngang hay lan truyền sang người ở gần.
Tiến sĩ Anh giải thích thêm, giông là hiện tượng thời tiết kèm theo sấm, chớp xảy ra. Cơn giông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thẳng. Cơn giông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km.
Trong giai đoạn đầu phát triển của cơn giông, khối không khí nóng ẩm chuyển động lên trên. Sự phân chia điện tích trong mây giông gây bởi chuyển động thẳng đứng trong đám mây. Sự phân bố điện tích trong đám mây khá phức tạp. Khảo sát thực nghiệm cho thấy, thông thường mây dông có kết cấu như sau: vùng điện tích âm chính nằm ở khu vực độ cao 6 km, vùng điện tích dương ở phần trên đám mây ở độ cao 8-12km và một khối điện tích dương nhỏ phía dưới chân mây.
Khi các vùng điện tích đủ mạnh sẽ xảy ra phóng điện sét. Phóng điện có thể xảy ra trong một đám mây giữa các vùng điện tích trái dấu, xảy ra giữa các đám mây với nhau hoặc giữa mây với đất.
Tiến sỹ Xuân Anh khuyến cáo, khi người dân thấy hiện tượng mây giông thì nên về nhanh tránh sét ở các công trình an toàn, nơi đã lắp đặt hệ thống chống sét. Nếu không thể về kịp các vị trí an toàn, tuyệt đối không trú dưới tán cây, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt... Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.
Đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.
Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau, nếu như người dân cảm thấy tóc bị dựng lên như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào.
Khi ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có mưa giông.
Ngày 8/4/2014, trong lúc đi làm nương tại khu vực Pa Nén, bản Lạn B, tỉnh Điện Biên, do gặp cơn mưa giông nên 9 người dân đã rủ nhau vào trú mưa tại một hốc đá. Lúc đó, chị Lò Thị Thanh (SN1980) đã lấy điện thoại di động ra sử dụng. Khi chị Thanh đang nghe điện thoại thì bất ngờ một chia chớp lóe xuống, chiếc điện thoại bị sét đánh vỡ tung trên tay nạn nhân. Cả 9 người xung quanh đang trú mưa bị bỏng nặng do ảnh hưởng từ sét đánh. Kế đến, chiều 8/5, 18 đoàn viên thanh niên chi đoàn làng Kon Măng Tu, xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kom Tum đang trồng mì cho một hộ dân trong làng để gây quỹ thì trời nổi giông gió kèm sấm sét. 18 người khi chạy vào chòi rẫy để trú thì bất ngờ bị sét đánh trúng. Hậu quả khiến anh A Đang, 32 tuổi tử vong tại chỗ, 12 người khác bị thương.
Theo Khampha
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại Ngày 5/5, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Chiến thắng Điện Biên Phủ: sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại. Hội thảo Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại - ảnh: Xuân Hưng Hội thảo diễn ra dưới sự...