Xây đảo không giúp Trung Quốc đòi yêu sách ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Việc Trung Quốc đang biến các đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo không giúp Bắc Kinh biến các yêu sách của mình thành hiện thực, theo phân tích của một số chuyên gia pháp lý.

Xây đảo không giúp Trung Quốc đòi yêu sách ở Biển Đông - Hình 1

Trung Quốc đang tiến hành xây dựng tại nhiều đá ở Trường Sa, trong ảnh là tiến độ cải tạo ở đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: CSIS

“Các đảo nhân tạo không có vị thế như các đảo tự nhiên, tức là không có vùng biển thuộc chủ quyền của một nước và sự hiện diện của nó không ảnh hưởng tới việc phân định vùng biển thuộc chủ quyền, chúng chỉ có giá trị như các vật thể khác như giàn khoan dầu quy mô lớn, theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc UNCLOS. Nếu Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở các khu vực tranh chấp, họ không tạo nên được giá trị pháp lý mới”, Tiến sĩ Wim Muller, nghiên cứu sinh tại Viện hoàng gia về Các vấn đề quốc tế Chatham House, Anh, nói với VnExpress.

Bắc Kinh gần đây công khai thừa nhận việc đang đẩy nhanh việc bồi đắp và xây dựng các cơ sở hạ tầng tại một số đá thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Các hình ảnh vệ tinh do Philippines và các tổ chức nghiên cứu quốc phòng quốc tế công bố cho thấy Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá và có thể xây đường băng ở đá Chữ Thập, Gạc Ma, Subi. Phat ngôn viên Bô Ngoai giao Trung Quôc Hông Lôi hồi giữa tháng trước cho răng moi hoat đông cai tao cua Trung Quôc ơ Biên Đông nhăm “cai thiên điêu kiên lam viêc va sinh hoat” cua binh lính đôn tru trên đo, va hoạt động được tiên hanh trong “pham vi chu quyên” cua Trung Quôc.

Tiến sĩ Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ khi trao đổi với VnExpress giữa năm ngoái từng cảnh báo Trung Quốc cải tạo các đá ở Biển Đông để biến thành các đảo có thể duy trì đời sống của con người. Nhờ đó Bắc Kinh mưu toan tìm cách biến các yêu sách nằm trong vùng đặc quyền kinh tế phạm vi 200 hải lý bao quanh các đảo nhân tạo này.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, Giáo sư Richard Heydarian, Đại học De La Salle Manila, Philippines, cũng đồng tình với ông Muller, cho rằng việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp các đá ở Trường Sa thành các đảo, nhằm biến đường 9 đoạn ở Biển Đông thành đường ranh giới có cơ sở pháp lý “là điều không thể”.

“Tôi cho rằng việc bồi đắp của Trung Quốc là nhắm tới tạo áp lực chính trị với các nước liên quan. Tôi rất lo ngại về việc này”, Giáo sư Alexander Proelss, Khoa Luật, Đại học Trier, Đức, bày tỏ.

Theo ông Muller, bản chất của các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở Trường Sa là mang tính chiến lược, theo cách thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực theo cách Bắc Kinh mong muốn.

Hai kịch bản cho vụ kiện của Philippines

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiếp tục quấy rối Philippines, điều đã xảy ra hồi 2014 khi Philippines xúc tiến tài liệu cho vụ kiện. Bắc Kinh cũng sẽ tăng cường áp lực chính trị với Manila khi tòa tuyên bố có quyền phán quyết với vụ án”, Heydarian dự báo phản ứng của Bắc Kinh trước khi Tòa trọng tài thường trực đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.

Tháng 1/2013, Philippines đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Tháng 3/2014, Manila trình tập hồ sơ pháp lý dày 4.000 trang để củng cố thêm cho vụ kiện.

Video đang HOT

Tuy không chắc chắn về phán quyết cuối cùng Tòa trọng tài thường trực đưa ra với vụ kiện mà Philippines khởi xướng, dự kiến vào năm 2016, nhưng Giáo sư Heydarian tin tòa sẽ thực thi quyền phán quyết với vụ kiện. Trung Quốc thực tế rất thất vọng khi vụ kiện diễn tiến đến lúc này. Nếu tòa tuyên bố họ có quyền phán quyết thì Trung Quốc, nước bị kiện, sẽ trở nên yếu thế so với các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông.

Chuyên gia Philippines bày tỏ hy vọng tòa Trọng tài Thường trực có thể yêu cầu Trung Quốc làm rõ ít nhất là quyền lịch sử của mình với “đường 9 đoạn” ở Biển Đông, có thể coi là căn cứ để xem xét cơ sở pháp lý của ranh giới. Mặc dù việc này không khiến Trung Quốc ngừng việc cải tạo, bồi đắp các đá ở Trường Sa hiện nay, nhưng đó là “bước đầu tiên tốt đẹp” khiến “đường 9 đoạn” của Trung Quốc bị vướng vào tình thế phải làm rõ về mặt pháp lý.

Thận trọng hơn, Giáo sư Alexander Proelss cho rằng nếu kịch bản xấu xảy ra, tức là tòa Trọng tài Thường trực cho biết họ không có quyền phán quyết với vụ kiện, thì Trung Quốc sẽ có được ưu thế về mặt chính trị và tăng cường đòi hỏi các nước liên quan đến tranh chấp chấp thuận đàm phán song phương.

“Nếu tòa nói họ không có quyền phán quyết, các nước cùng có tranh chấp hãy xem xét tòa không có quyền phán quyết ở những điểm nào, sau đó tập trung vào các điểm khác và tiếp tục kiện Trung Quốc ở các khía cạnh đó”, Proelss nêu gợi ý.

Mặc dù nhìn nhận các nước thành viên ASEAN phải đối diện với một Trung Quốc có chiến lược và ưu thế là nước lớn, nhưng ông Proelss khẳng định “Trung Quốc không có quyền sở hữu với tất cả các thực thể mà họ nêu yêu sách”.

Giáo sư cũng cho rằng Trung Quốc khó mà bác bỏ hoàn toàn hoặc ngó lơ quyền phán quyết của tòa án, bởi việc không tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của chính Trung Quốc, ảnh hưởng tới trật tự thế giới.

ASEAN cần thay đổi chiến lược

Bày tỏ sự “sốt ruột” với tiến độ của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận, Giáo sư Heydarian nêu đề xuất Hiệp hội nên thiết lập cơ chế “tiểu đa phương” (minilateral) trong ASEAN. Cơ chế này không đòi hỏi tất cả các nước thành viên tham gia vào nỗ lực thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc, mà chỉ bao gồm các nước có liên quan đến tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Malaysia cùng hai nước có vai trò lớn trong ASEAN là Indonesia và Singapore.

“ASEAN còn nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, kết nối, do đó chúng ta nên có một Nhóm làm việc liên quan mật thiết đến vấn đề để thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó chứng tỏ ASEAN có thể tự mình giải quyết vấn đề mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài”, Heydarian nói.

Giáo sư Philippines dẫn chứng sức mạnh của ASEAN khi hiệp hội ra tuyên bố quan ngại về hành động đơn phương đặt giàn khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam tháng 5 năm ngoái, đồng thời điều tàu và máy bay đến hăm dọa Việt Nam. “Trung Quốc thực sự hoảng hốt và tức giận”.

Đồng tình với việc cần tăng cường hơn vai trò của ASEAN, Giáo sư Proelss gợi ý nếu hiệp hội càng có nhiều thỏa thuận nội khối, chứng tỏ sự nhất trí về biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ phải thay đổi chiến lược và nói “Được rồi, chúng tôi sẽ có một số thỏa hiệp”.

Việc ASEAN thể hiện quan điểm của mình rõ ràng cũng có tác dụng giúp các nước bên ngoài bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã lên tiếng, Đức và các nước châu Âu khác cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN.

“Tôi không tin Trung Quốc cuối cùng có thể thực hiện được tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông nếu vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nội khối ASEAN”, Proelss nói.

Việt Anh

Theo VNE

Trung Quốc thèm muốn Su-35 của Nga để tăng sức mạnh ở biển Đông

Mặc dù vừa có mẫu tiêm kích mới J-11D, Trung Quốc vẫn đang rất muốn mua được chiến đấu cơ đa năng SukhoiSu-35 của Nga để tăng khả năng khống chế biển Đông, truyền thông Mỹ bình luận.

Trung Quốc thèm muốn Su-35 của Nga để tăng sức mạnh ở biển Đông - Hình 1

Chiến đấu cơ Su-35 của Nga - Ảnh: Reuters

Vào cuối tháng 4.2015, quân đội Trung Quốc đã cho bay thử tiêm kích J-11D, chuyên san National Interest (Mỹ) đưa tin hồi tuần trước. Đây là phiên bản cải tiến của mẫu chiến đấu cơ J-11B, được cho là bản copy của loại tiêm kích Sukhoi Su-27 do Nga sản xuất, theo National Interest.

Trong bài bình luận ngày 5.5, chuyên san này cho rằng điểm đáng chú ý nhất của mẫu máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc có lẽ là nó được trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tối tân của J-16 (được cho là "đối thủ tin đồn" của Su-35).

AESA cho phép J-16 phát hiện máy bay đối phương ở phạm vi rộng hơn những radar phiên bản trước, cũng như có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu, tạp chí khoa học công nghệ Popular Science (Mỹ) đánh giá. Ngoài ra, AESA còn có thể kết nối với các khí tài khác của Trung Quốc, chẳng hạn như các loại máy bay không người lái.

Trang tin Want China Times (Đài Loan) mới đây trích dẫn bản tin tiếng Trung từ trang tin quốc phòng Sina Military Network cho biết mặc dù một số chuyên gia đã ví J-11D với Su-35, nhưng Bắc Kinh vẫn đang tìm cách sở hữu Su-35.

Trung Quốc rất cần Su-35 vì mẫu tiêm kích này giúp Bắc Kinh có thể cầm cự với F-35 của Nhật Bản và Su-30MKI cùng T-50 của Ấn Độ trong thời gian chờ có chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, theo Sina Military Network.

"Thậm chí nếu Trung Quốc có thể tăng sản lượng J-11 lên 2 chiếc/tháng, thì số lượng chiến đấu cơ này vẫn sẽ không đủ, chưa kể hiện vẫn chưa rõ liệu J-11 có đủ sức đối đầu với các mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm khác hay không", Want China Timestrích bản tin của Sina Military Network.

Trung Quốc thèm muốn Su-35 của Nga để tăng sức mạnh ở biển Đông - Hình 2

Chiến đấu cơ J-16 - Ảnh: Tân Hoa xã

Trong khi đó, với tốc độ bay tối đa đến 2.390 km/giờ (Mach 2,25), Su-35 được đánh giá là rất linh hoạt và được trang bị hệ thống vũ khí lợi hại, giúp mẫu chiến đấu cơ này có khả năng không chiến đáng gờm, theo National Interest.

Ngoài khả năng đối phó với các loại chiến đấu cơ hiện đại khác, tầm hoạt động lớn của Su-35 sẽ giúp tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại biển Đông, tạp chí Mỹ nhận xét.

The Diplomat, chuyên san chuyên về tin tức châu Á - Thái Bình Dương, có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản), cho biết Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong việc duy trì sự hiện diện thường trực tại vùng biển này. Thông qua cái gọi là đường 9 đoạn, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển rộng gần 2,25 triệu km2, chiếm gần như 2/3 biển Đông.

Các chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc hiện chỉ có thể tuần tra trong một phạm vi hạn chế tại khu vực phía nam của biển Đông, và khả năng chứa nhiên liệu có hạn khiến thời gian tuần tra rất ngắn.

Để khắc phục điều này, nhất là trong bối cảnh căng thẳng tại biển Đông, Bắc Kinh rất cần có được tầm hoạt động và tốc độ của tiêm kích Su-35, theo The Diplomat.

Cải tiến quan trọng của Su-35 so với phiên bản Su-27 (mẫu tiêm kích mà Trung Quốc sao chép để tạo J-11B) là khả năng mang thêm bình nhiên liệu, giúp tăng thêm 20% khả năng chứa nhiên liệu của mẫu chiến đấu cơ này, The Diplomat cho hay.

Trung Quốc thèm muốn Su-35 của Nga để tăng sức mạnh ở biển Đông - Hình 3

J-11D, phiên bản cải tiến của mẫu chiến đấu cơ J-11B - Ảnh: Popular Science

Hoàng Uy

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ tăng thuế 245% lên hàng Trung Quốc: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng nổMỹ tăng thuế 245% lên hàng Trung Quốc: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng nổ
20:56:53 16/04/2025
Bắc Kinh chính thức phản ứng về việc Mỹ áp thuế 245% lên hàng hoá Trung QuốcBắc Kinh chính thức phản ứng về việc Mỹ áp thuế 245% lên hàng hoá Trung Quốc
19:58:19 16/04/2025
Ông Trump tính tặng tiền, vé máy bay cho người nhập cư tự trục xuấtÔng Trump tính tặng tiền, vé máy bay cho người nhập cư tự trục xuất
19:39:51 16/04/2025
Tổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DCTổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DC
13:18:18 16/04/2025
Nơi cá lóc là loài xâm hại, người dân được kêu gọi "thấy là giết luôn"Nơi cá lóc là loài xâm hại, người dân được kêu gọi "thấy là giết luôn"
21:32:49 16/04/2025
Bộ trưởng Mỹ cảnh báo không cho trường Harvard tuyển sinh viên quốc tếBộ trưởng Mỹ cảnh báo không cho trường Harvard tuyển sinh viên quốc tế
16:55:18 17/04/2025
Trung Quốc chuẩn bị thông xe cây cầu rút hành trình 2 tiếng xuống còn chỉ 1 phútTrung Quốc chuẩn bị thông xe cây cầu rút hành trình 2 tiếng xuống còn chỉ 1 phút
21:03:09 16/04/2025
Ông Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giớiÔng Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới
07:05:30 17/04/2025

Tin đang nóng

Lần đầu tiên Xuân Hinh diễn Bắc Bling cùng Hoà Minzy, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói 1 câu khiến dân Bắc Ninh phổng mũi tự hào!Lần đầu tiên Xuân Hinh diễn Bắc Bling cùng Hoà Minzy, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói 1 câu khiến dân Bắc Ninh phổng mũi tự hào!
15:39:00 17/04/2025
Sốc: Nam diễn viên điển trai 2K qua đời, thi thể được tìm thấy sau 4 tháng mất tíchSốc: Nam diễn viên điển trai 2K qua đời, thi thể được tìm thấy sau 4 tháng mất tích
15:15:43 17/04/2025
Quý tử Tạ Đình Phong năm nào cũng nhận quà xa xỉ nhưng không thấy mặt bố vì điều kiện thừa kế kỳ lạ?Quý tử Tạ Đình Phong năm nào cũng nhận quà xa xỉ nhưng không thấy mặt bố vì điều kiện thừa kế kỳ lạ?
15:13:10 17/04/2025
Chu Thanh Huyền xách túi Chanel, đeo đồng hồ 700 triệu, "comeback" mạnh mẽ ra dáng nữ tổng tài sau loạt lùm xùmChu Thanh Huyền xách túi Chanel, đeo đồng hồ 700 triệu, "comeback" mạnh mẽ ra dáng nữ tổng tài sau loạt lùm xùm
15:31:34 17/04/2025
Bé gái nghi mắc bệnh sởi, bị mẹ bỏ rơi kèm lời nhắn "nhờ bác sĩ tìm người nuôi"Bé gái nghi mắc bệnh sởi, bị mẹ bỏ rơi kèm lời nhắn "nhờ bác sĩ tìm người nuôi"
14:10:32 17/04/2025
Vụ đấu tố 500 bộ đồ ở Chị Đẹp: Lan Ngọc, Tóc Tiên và NSX phản ứng ra sao?Vụ đấu tố 500 bộ đồ ở Chị Đẹp: Lan Ngọc, Tóc Tiên và NSX phản ứng ra sao?
15:01:59 17/04/2025
Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòngChú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng
16:37:19 17/04/2025
Lâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tànhLâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tành
15:33:29 17/04/2025

Tin mới nhất

Rơi trực thăng tại Australia

Rơi trực thăng tại Australia

19:35:28 17/04/2025
Theo dữ liệu theo dõi chuyến bay, vụ tai nạn xảy ra ngay sau khi máy bay cất cánh. Hai người trên máy bay đã được nhân viên y tế sơ cứu tại chỗ, sau đó, một trong hai người đã được chuyển đến bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Châu Âu dõi theo trong lo ngại khi Thủ tướng Italy Meloni đến Mỹ gặp Tổng thống Trump

Châu Âu dõi theo trong lo ngại khi Thủ tướng Italy Meloni đến Mỹ gặp Tổng thống Trump

19:31:14 17/04/2025
Trước khi khởi hành đến Mỹ, Thủ tướng Italy nói: "Chúng tôi hiểu rằng tình hình hiện tại rất phức tạp. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, tôi ý thức rất rõ về những gì mình đại diện và những gì mình đang bảo vệ".
Chuyên gia lo bùng dịch Covid-19 sau lễ Songkran ở Thái Lan

Chuyên gia lo bùng dịch Covid-19 sau lễ Songkran ở Thái Lan

19:30:13 17/04/2025
Một nhà virus học uy tín của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cảnh báo nguy cơ bùng dịch Covid-19 sau lễ té nước Songkran, thúc giục các nhóm nguy cơ cao hãy duy trì cảnh giác và nhanh chóng điều trị nếu nhiễm virus.
Triều Tiên đang đóng tàu chiến lớn nhất từ trước đến nay

Triều Tiên đang đóng tàu chiến lớn nhất từ trước đến nay

19:26:56 17/04/2025
Những hình ảnh vệ tinh mới cho thấy CHDCND Triều Tiên đang chế tạo tàu chiến được cho là lớn nhất và tiên tiến nhất từ trước tới nay của nước này.
Đông Nam Á tăng cường đối phó lừa đảo qua mạng

Đông Nam Á tăng cường đối phó lừa đảo qua mạng

19:23:15 17/04/2025
Nhiều nước Đông Nam Á đang tăng cường bộ khung pháp lý cũng như phối hợp xuyên quốc gia để đối phó nạn lừa đảo qua mạng.
Trung Quốc kiểm soát đất hiếm toàn cầu, Nhật Bản 'tỉnh giấc', Mỹ chậm chân

Trung Quốc kiểm soát đất hiếm toàn cầu, Nhật Bản 'tỉnh giấc', Mỹ chậm chân

19:22:20 17/04/2025
Lệnh cấm vận này, do tranh chấp lãnh thổ, chỉ kéo dài 7 tuần. Nhưng nó đã làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các kim loại hiếm. Khi lệnh cấm vận kết thúc, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát mạnh mẽ đối với nguồn khoáng sản của ...
Bạo lực cộng đồng gia tăng tại miền Trung Nigeria, trên 100 người thiệt mạng

Bạo lực cộng đồng gia tăng tại miền Trung Nigeria, trên 100 người thiệt mạng

19:19:26 17/04/2025
Để ứng phó với tình hình, Thống đốc Mutfwang đã ban hành lệnh cấm chăn thả gia súc vào ban đêm và vận chuyển gia súc sau 19h, đồng thời kêu gọi các đội an ninh địa phương phối hợp tuần tra đêm cùng lực lượng an ninh.
Vị thế nước Đức cho an ninh châu Âu

Vị thế nước Đức cho an ninh châu Âu

19:18:55 17/04/2025
Việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine là một trong những dẫn chứng quan trọng cho thấy Đức đang nỗ lực khẳng định vị thế đối với an ninh châu Âu.
Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sở hữu công nghệ có thể 'bẻ cong thời gian và không gian'

Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sở hữu công nghệ có thể 'bẻ cong thời gian và không gian'

19:14:58 17/04/2025
Theo ông Kratsios, Mỹ có thể vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu nếu đưa ra những "lựa chọn thông minh" trong việc chi tiêu ngân sách công và gỡ bỏ các rào cản pháp lý đối với đổi mới công nghệ.
Tín hiệu tích cực về đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Tín hiệu tích cực về đàm phán ngừng bắn tại Gaza

19:09:44 17/04/2025
Truyền thông tại Trung Đông hôm qua đưa tin về những dấu hiệu cho thấy Israel và lực lượng Hamas bắt đầu có những động thái nhượng bộ nhằm hướng đến việc đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza.
Bang California kiện Tổng thống Donald Trump

Bang California kiện Tổng thống Donald Trump

18:56:41 17/04/2025
Thống đốc California, Gavin Newsom, và Tổng chưởng lý Rob Bonta đã đề nghị tòa án ra phán quyết cấm Bộ An ninh Nội địa cũng như Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ thực thi các biện pháp thuế quan.
Châu Âu tăng cường kiểm tra đội tàu chở dầu Nga giữa lo ngại về an ninh hàng hải

Châu Âu tăng cường kiểm tra đội tàu chở dầu Nga giữa lo ngại về an ninh hàng hải

18:49:52 17/04/2025
Dù vậy, việc thực thi quy định vẫn gặp nhiều trở ngại. Trên thực tế, nhiều tàu khi bị kiểm tra vẫn có thể xuất trình giấy tờ bảo hiểm, dù các quốc gia liên quan cho biết chất lượng và tính pháp lý của những tài liệu này còn nhiều nghi v...

Có thể bạn quan tâm

Một người tử vong sau vụ cháy nhà cấp 4 ở Hải Phòng

Một người tử vong sau vụ cháy nhà cấp 4 ở Hải Phòng

Tin nổi bật

19:36:30 17/04/2025
Anh D. được phát hiện nằm bất động dưới sàn nhà với nhiều vết bỏng và được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi do vết thương quá nặng.
Toà lâu đài dát vàng từ phòng khách đến vệ sinh của "đại gia đồng nát" Nghệ An: Đó là loại vàng gì?

Toà lâu đài dát vàng từ phòng khách đến vệ sinh của "đại gia đồng nát" Nghệ An: Đó là loại vàng gì?

Netizen

19:20:09 17/04/2025
Trong cơn sốt vàng , ngôi nhà này được quan tâm trở lại vì ngay cả đến nhà vệ sinh cũng được phủ 1 lớp vàng lên trên.
Sao nam Vbiz liên quan vụ quảng cáo sữa giả đăng đàn nghi bị hãm hại

Sao nam Vbiz liên quan vụ quảng cáo sữa giả đăng đàn nghi bị hãm hại

Sao việt

19:19:50 17/04/2025
Diễn viên Vbiz khẳng định không chủ ý quảng cáo sữa giả và hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc minh bạch thông tin.
Những mỹ nhân Hoa ngữ càng lớn tuổi càng đẹp: Từng bị chê nhạt nhòa, nay 40+ lại đẹp đến khó tin

Những mỹ nhân Hoa ngữ càng lớn tuổi càng đẹp: Từng bị chê nhạt nhòa, nay 40+ lại đẹp đến khó tin

Sao châu á

19:17:02 17/04/2025
Những nữ thần được thời gian ưu ái này đang sống minh chứng rõ ràng: tuổi tác không thể đánh bại vẻ đẹp đích thực, mà ngược lại, còn khiến những người phụ nữ tự tin ngày càng tỏa sáng.
Bất ngờ từ chiến tranh thương mại: Trung Quốc - EU xích lại gần nhau vì Mỹ?

Bất ngờ từ chiến tranh thương mại: Trung Quốc - EU xích lại gần nhau vì Mỹ?

18:45:39 17/04/2025
Giáo sư Qian phân tích, chính quyền Trump đã áp đặt mức thuế quan cao nhất trong hơn một thế kỷ đối với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đối với Trung Quốc, mức thuế quan khủng khiếp lên tới 245% đã được đưa ra, gây những tổn thất kinh ...
Khởi tố 2 "yêng hùng" gây rối, đua xe

Khởi tố 2 "yêng hùng" gây rối, đua xe

Pháp luật

18:36:47 17/04/2025
Theo điều tra, lúc 2h ngày 28/1, Khang và Ý cùng một số đối tượng khác tụ tập trên Quốc lộ 1 (đoạn qua Ấp 14, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình) để tổ chức đua xe trái phép.
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid

Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid

Sao thể thao

16:25:59 17/04/2025
HLV Mikel Arteta của Arsenal khen ngợi các học trò sau chiến thắng 2-1 trên sân của Real Madrid, để giúp đội nhà giành vé vào bán kết Champions League 2024/25.
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"

Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"

Sáng tạo

16:23:29 17/04/2025
Giới trẻ mình hay nghĩ mình là cao thủ mua sắm, biết chọn đồ ngon-bổ-rẻ. Nhưng ở với phụ huynh mới phải công nhận mẹ mới là trùm cuối .