Xây cầu sắt Long Biên: Hà Nội ‘vẽ’ khác Bộ Văn hóa?
Xây cầu mới cách 186m thì sẽ ít ảnh hưởng tới di sản cầu Long Biên.
Ông Trần Đình Thành – Phó trưởng Phòng quản lý di tích Cục Di sản văn hóa Bộ Văn hóa cho biết phương án bảo tồn cầu Long Biên Hà Nội đang lựa chọn khác Bộ.
Trước thông tin báo cho hay, Thành ủy Hà Nội gần như chốt phương án đề xuất vị trí xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu.
Cầu Long Biên
Nêu quan điểm của Bộ, ông Thành khẳng định Bộ chưa thống nhất phương án mà Hà Nội đưa ra. Cầu Long Biên là di tích đang trong quá trình chờ xếp hạng, nên nếu xét từ góc nhìn di sản kiến trúc, di sản đô thị bất cứ phương án nào cũng phải được sự thống nhất ý kiến của các bộ ngành, dựa trên những phân tích, nghiên cứu, luận chứng khoa học đàng hoàng.
“Đề xuất của Hà Nội là kế hoạch đã có từ trước đó, xét về mặt pháp lý HN không sai nhưng về mặt bảo tồn, phương án 75m có được coi là bảo tồn tốt nhất hay không thì phải chờ ý kiến của các đơn vị chức năng liên quan”, ông Thành nói.
Video đang HOT
Ông Thành cho biết, giữa 3 phương án Bộ GTVT lấy ý kiến, Bộ Văn hóa chọn phương án cách cầu Long Biên 186m. Quan điểm của Bộ Văn hóa phương án 186m vẫn được coi là phương án bảo tồn tốt hơn cả.
Tuy nhiên, HN lựa chọn phương án 75m vì kinh tế hơn, giảm được nhiều chi phí giải phóng mặt bằng.
Về phía Hà Nội, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội thông tin thêm “Hà Nội đang hoàn tất hồ sơ để trình Bộ xếp hạng di tích cho cầu Long Biên. Để kết luận cầu Long Biên thuộc di tích quốc gia hay cấp quốc gia đặc biệt còn phải chờ đánh giá, nghiên cứu cụ thể”, ông Động nói.
Nói về vấn đề này, Nguyên thức trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm băn khoăn chia sẻ: “Tôi chỉ có thể nói 75m thì tốt hơn 30m nhưng tôi cũng không hiểu vì sao lại không thể cách xa hơn nữa”, ông Liêm nói.
“Hà Nội nên từ bỏ ý tưởng làm cầu đường sắt để tiết kiệm tiền cho ngân sách, giảm ùn tắc cho thành phố”, Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng thẳng thắn góp ý.
KTS Nguyễn Văn Định cũng cho rằng cả ba phương án trước đó đều đã không nhận được sự ủng hộ vì mục tiêu bảo tồn cầu Long Biên. “Dựa vào luận chứng khoa học nào, cơ sở nghiên cứu văn hóa – lịch sử nào để Hà Nội đưa ra phương án đó”, ông Định cho biết.
Vì sao phải xây cầu sắt song song cầu Long Biên?
Trước đó, nêu quan điểm về 3 phương án của Bộ GTVT đưa ra về xây mới cầu Long Biên (cách 30m, 50m, 186m), KTS Hoàng Thúc Hào thẳng thắn cho rằng: “Không thể lấy bất cứ lý do nào để ngụy biện cho hành động xâm hại di sản. Cả 3 phương án của Bộ GTVT đều không thuyết phục. Giải pháp bảo tồn tốt nhất cho cầu Long Biên là bảo tồn nguyên trạng”.
KTS Hoàng Thúc Hào phân tích thêm, theo Luật di sản, việc bảo tồn di sản phải đảm bảo nguyên vẹn giá trị gốc của di sản. Với cầu Long Biên mọi giải pháp bảo tồn phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này. Cả 3 phương án mà Bộ GTVT đưa ra đều có thể vi phạm Luật di sản.
Theo_Báo Đất Việt
Hà Nội thống nhất xây cầu mới cách cầu Long Biên 75m
Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất đề xuất xây cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75 mét về phía thượng lưu. Thành phố Hà Nội cần thống nhất phương án trên với các bộ, ngành liên quan để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Đó là nội dung trong thông báo kết luận về việc chọn phương án xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng, thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội của Thành ủy Hà Nội. Thông báo nêu rõ, tuyến đường sắt đô thị số 1 nằm trong Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030.
Hà Nội thống nhất xây cầu Long Biên mới cách cầu cũ 75m (Ảnh: Hữu Nghị)
Nội dung thông báo nêu rõ cầu đường sắt vượt sông Hồng được đặt trong mối quan hệ với cây cầu Long Biên lịch sử, cũng như yêu cầu bảo tồn không gian khu phố cổ, phố cũ và có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong thời gian tới.
Do vậy, Thành ủy Hà Nội cơ bản thống nhất đề xuất vị trí xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75 mét về phía thượng lưu. Tuy nhiên, thành phố Hà Nội cần thống nhất với các bộ, ngành liên quan để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Dù đồng ý với phương án trên, Thành ủy cũng lưu ý Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội cần trình bày sâu hơn mối quan hệ giữa phương án xây cầu mới với việc bảo tồn cầu Long Biên, xem xét toàn diện các yếu tố như: yêu cầu bảo tồn khu phố cổ, phố cũ, giải pháp khắc phục hạn chế chiều cao thông thủy, bảo đảm thuận lợi giao thông thủy, an toàn đê điều, thoát lũ và sự an toàn của cầu Long Biên.
Theo Thành ủy Hà Nội, cây cầu mới phải bảo đảm thẩm mỹ, hài hòa với cầu Long Biên và cảnh quan khu vực. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, triển khai hạng mục công trình cầu mới và chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận cầu Long Biên là di tích quốc gia.
Quang Phong
Theo dantri
Bộ GTVT tán thành đề xuất xếp hạng di tích cầu Long Biên Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội với nội dung thống nhất đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật cấp quốc gia cầu Long Liên, trên tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng. Trước đó, Bộ GTVT nhận được công văn của UBND thành phố Hà Nội đề nghị bộ này nghiên cứu,...